Nhận xét về sự thay đổi giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn. Theo bạn, việc xem

Câu 8 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về sự thay đổi giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn. Theo bạn, việc xem Bình Ngô đại cáo là một "thiên cổ hùng văn" có thỏa đáng không? Vì sao?

Trả lời

- Sự thay đổi giọng điệu nghị luận qua từng đoạn:

+ Đoạn 1: giọng điệu trang trọng gợi cảm xúc tự tôn và tự hào dân tộc.

+ Đoạn 2: giọng điệu thống thiết và căm giận khi kể tội ác của giặc, cảnh khổ của dân, gọi cảm xúc đau xót và căm phẫn.

+ Đoạn 3a: giọng điệu tâm tình, thiết tha, gọi cảm xúc khâm phục và thôi thúc.

+ Đoạn 3b giọng điệu hưng phấn, hùng tráng gợi cảm xúc phấn khích, hào hứng.

+ Đoạn 4: giọng điệu hào sảng, gợi cảm xúc sảng khoái, tự hào.

Bình Ngô đại cáo là một "thiên cổ hùng văn" có thỏa đáng bởi vì:

+ Bình Ngô đại cáo là áng văn tổng kết xuất sắc công cuộc kháng chiến chống Minh mười năm kiên trì, gian khổ và đi đến thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn, cũng là của toàn dân Đại Việt.

+ Bài cáo là kết tinh của tình cảm yêu nước thường dân sâu sắc, của tư tưởng chí nhân đại nghĩa, một giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, và cũng là đỉnh cao của nghệ thuật viết văn chính luận kích thích, lay động lòng người sâu xa.

+ Bài cáo không chỉ thể hiện tâm huyết và bút lực của một người mà còn là của cả một dân tộc, cả một thời đại hào hùng.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Ôn tập trang 28

Tri thức ngữ văn trang 29

Bình ngô đại cáo

Thư lại dụ Vương Thông

Bảo kính cảnh giới

Thực hành tiếng Việt trang 44

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả