Soạn bài Bảo kính cảnh giới ngắn nhất
* Sau khi đọc
Nội dung chính văn bản Bảo kính cảnh giới: Bảo kính cảnh giới viết về ngày hè rực rỡ, rộn rã vui tươi, thông qua cảnh ngày hè đó người đọc thấy được tâm tình, mong muốn của tác giả « dân giàu đủ khắp đòi phương ».
Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi (chú ý cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, huy động các giác quan,...).
Trả lời:
- Cách quan sát miêu tả bức tranh ngày hè rất độc đáo, tinh tế mặc dù không có từ nào nhắc đến từ “hè” mà câu nào cũng toát lên màu sắc, hình ảnh, âm thanh, hương vị, trạng thái của mùa hè:
+ Hình ảnh, từ ngữ: câu 1: “ngày trường”, câu 2: “hoè lục”, câu 3: “thạch lựu”, câu 4: “hồng liên”, câu 6: “cầm ve”, câu7 và 8: khúc nhạc Nam phong gió nồm-gió mùa hè
+ Giác quan cảm nhận: rất nhiều giác quan: cảm giác, thị giác, thính giác, xúc giác.
Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chỉ ra nét đặc sắc của bài thơ qua một số yếu tố hình thức nghệ thuật như: cách gieo vần, số tiếng, cách ngắt nhịp trong các dòng thơ (chú ý dòng thơ đầu, dòng thơ cuối) và tác dụng của chúng trong việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình.
Trả lời:
Nét đặc sắc của bài thơ:
- Cách gieo vần: gieo vần ở cuối các câu thơ 1, 2, 4, 6, 8. Vần bằng “uống” với âm mở và đa số là thanh ngang (không dấu) tạo cảm giác kéo dài, mở rộng mênh mang, phù hợp với thời gian và không gian của ngày hè nơi thôn quê.
- Số tiếng: Bài thơ có câu đầu và câu cuối chỉ 6 tiếng cho thấy đây là bài thơ Đường luật được Việt hoá với thể thất ngôn xen lục ngôn.
- Cách ngắt nhịp trong các câu thơ cũng tự do, tuỳ theo cảm xúc, không theo khuôn khổ nhất định. Nếu câu mở đầu bài thơ chỉ 6 tiếng với cách ngắt nhịp là 1/5 khiến người đọc chú ý đến phong cách tự do, phóng khoáng đến cuối kết lại bằng 1 câu 6 tiếng với cách ngắt nhịp 3/3 cân đối đã cô đúc ý chủ đạo của cả bài thơ tấm lòng hướng đến dân, luôn mong muốn dân được no đủ.
→ Tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đó: Qua đó thấy được dù vui hưởng cảnh nhàn, thưởng ngoạn thiên nhiên ngày hè tươi đẹp, Nguyễn Trãi vẫn không quên nghĩ về cuộc sống của người dân mà ông tha thiết yêu thương.
Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Từ đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
Trả lời:
- Mạch cảm xúc của tác giả:
- Nhận xét: Qua mạch cảm xúc trong bài thơ, có thể thấy được tình cảm yêu mến, thân thương của nhà thơ đối với thiên nhiên, tấm lòng thiết tha, nồng hậu của nhà thơ đối với con người, cuộc sống và đặc biệt là tình yêu thương, quan tâm đến nhân dân sâu sắc. Đó là những vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bình ngô đại cáo
Thư lại dụ Vương Thông
Thực hành tiếng Việt trang 44
Dục Thúy Sơn
Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ
Câu hỏi liên quan
Nét đặc sắc của bài thơ:
- Cách gieo vần: gieo vần ở cuối các câu thơ 1, 2, 4, 6, 8. Vần bằng “uống” với âm mở và đa số là thanh ngang (không dấu) tạo cảm giác kéo dài, mở rộng mênh mang, phù hợp với thời gian và không gian của ngày hè nơi thôn quê.
- Số tiếng: Bài thơ có câu đầu và câu cuối chỉ 6 tiếng cho thấy đây là bài thơ Đường luật được Việt hoá với thể thất ngôn xen lục ngôn.
- Cách ngắt nhịp trong các câu thơ cũng tự do, tuỳ theo cảm xúc, không theo khuôn khổ nhất định. Nếu câu mở đầu bài thơ chỉ 6 tiếng với cách ngắt nhịp là 1/5 khiến người đọc chú ý đến phong cách tự do, phóng khoáng đến cuối kết lại bằng 1 câu 6 tiếng với cách ngắt nhịp 3/3 cân đối đã cô đúc ý chủ đạo của cả bài thơ tấm lòng hướng đến dân, luôn mong muốn dân được no đủ.
→ Tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đó: Qua đó thấy được dù vui hưởng cảnh nhàn, thưởng ngoạn thiên nhiên ngày hè tươi đẹp, Nguyễn Trãi vẫn không quên nghĩ về cuộc sống của người dân mà ông tha thiết yêu thương.
Xem thêm
- Nhận xét: Qua mạch cảm xúc trong bài thơ, có thể thấy được tình cảm yêu mến, thân thương của nhà thơ đối với thiên nhiên, tấm lòng thiết tha, nồng hậu của nhà thơ đối với con người, cuộc sống và đặc biệt là tình yêu thương, quan tâm đến nhân dân sâu sắc. Đó là những vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
Xem thêm
- Cách quan sát miêu tả bức tranh ngày hè rất độc đáo, tinh tế mặc dù không có từ nào nhắc đến từ “hè” mà câu nào cũng toát lên màu sắc, hình ảnh, âm thanh, hương vị, trạng thái của mùa hè:
+ Hình ảnh, từ ngữ: câu 1: “ngày trường”, câu 2: “hoè lục”, câu 3: “thạch lựu”, câu 4: “hồng liên”, câu 6: “cầm ve”, câu7 và 8: khúc nhạc Nam phong gió nồm-gió mùa hè
+ Giác quan cảm nhận: rất nhiều giác quan: cảm giác, thị giác, thính giác, xúc giác.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bảo kính cảnh giới
Được cập nhật 11/09/2023
567 lượt xem