Chứng minh "nhân nghĩa" trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chứng minh "nhân nghĩa" trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo là một tư tưởng quan trọng xuyên suốt cả bài cáo. Lời mở đầu này cùng với những câu văn tiếp theo ở phần 1 có quan hệ nối kết như thế nào với các phần 2, 3a, 3b, 4 trong bài cáo?

Trả lời

- “Nhân nghĩa” trong câu mở đầu là một tư tưởng quan trọng xuyên suốt bài cáo, được thể hiện nhất quán trong các phần của bài cáo như sau:

+ Ở phần 1, nó thể hiện qua quan điểm “nhân nghĩa” là trừ bạo để yên dân, gìn giữ chủ quyền chống lại bọn cướp nước.

+Ở phần 2, nó là sự phơi bày những tội ác của giặc Minh trong niềm thương xót sâu sắc đối với dân lành và căm phẫn vô biên đối với quân giặc bạo ngược.

+ Ở phần 3, nó thể hiện ở tuyên ngôn của quân ta, đội quân chính nghĩa: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

+Ở phần 4, nó thể hiện ở niềm tự hào của một dân tộc đã chiến thắng trong tư thế chính nghĩa.

- Phần 1 và các phần tiếp theo của bài cáo nối kết theo quan hệ nhân quả. Bài cáo đưa ra một hệ thống gồm 4 luận điểm:

+ Nước Đại Việt là một nước có độc lập, chủ quyền và truyền thống đấu tranh bất khuất bảo vệ độc lập, chủ quyền ấy.

+ Giặc Minh xâm phạm độc lập, chủ quyền đất nước và gây ra vô số tội ác với nhân dân Đại Việt.

+ Quân dân Đại Việt khởi nghĩa chống giặc, trải qua bước đầu khó khăn đi đến thắng lợi rực rỡ, quét sạch giặc xâm lược

+ Tuyên bố hoà bình, độc lập, mở ra vận hội tươi sáng cho đất nước.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Ôn tập trang 28

Tri thức ngữ văn trang 29

Bình ngô đại cáo

Thư lại dụ Vương Thông

Bảo kính cảnh giới

Thực hành tiếng Việt trang 44

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả