Nam, Việt và Mai mỗi người gieo một con xúc xắc. Tính xác suất của biến cố: a) “Tổng số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 2

Bài 8.6 trang 43 SBT Toán Tập 2: Nam, Việt và Mai mỗi người gieo một con xúc xắc. Tính xác suất của biến cố:

a) “Tổng số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 2”;

b) “Tích số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 216”.

Trả lời

a) Tổng số chấm trên ba con xúc xắc nhỏ nhất là bằng 3 (mỗi mặt của con xúc xắc đều xuất hiện mặt 1 chấm) nên biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 2” là biến cố chắc chắn.

Vậy xác suất của biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 2” bằng 1.

b) Tích số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn nhất là 216 (mỗi mặt của con xúc xắc đều xuất hiện mặt 6 chấm) nên tích số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc luôn nhỏ hơn hoặc bằng 216.

Do đó biến cố “Tích số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 216” là biến cố không thể.

Vậy xác suất của biến cố “Tích số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 216” bằng 0. 

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Ôn tập chương 7

Bài 29: Làm quen với biến cố

Bài 30: Làm quen với xác suất của biến cố

Ôn tập chương 8

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả