Kiến ba khoang có màu nâu đỏ, mình thon, giữa lưng có một vạch lớn màu đen
251
03/12/2023
Bài tập 3 trang 154 KHTN lớp 7: Kiến ba khoang có màu nâu đỏ, mình thon, giữa lưng có một vạch lớn màu đen tạo thành các khoang màu khác nhau trên cơ thể.
Kiến ba khoang thường ẩn nấp trong rơm rạ, bãi cỏ, ruộng, vườn. Chúng làm tổ và đẻ trứng trong đất. Khi ruộng lúa, vườn rau xuất hiện sâu cuốn lá hay rầy nâu, kiến tìm đến, chui vào các tổ sâu để ăn thịt sâu non. Sự xuất hiện của kiến ba khoang đã làm giảm thiểu số sâu cuốn lá đáng kể và bảo vệ hoa màu khỏi sự phá hoại của sâu, bệnh. Tuy nhiên gần đây, việc lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật đã làm giảm đáng kể số kiến ba khoang và làm cho chúng mất nơi ẩn nấp. Do đó, theo ánh sáng điện chúng bay vào các khu dân sinh và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi tiếp xúc với chất dịch từ cơ thể kiến tiết ra.
Hãy cho biết đoạn thông tin nào nói về tập tính của kiến ba khoang?
Theo em, có nên tiêu diệt kiến ba khoang không? Tại sao?
Hãy đưa ra đề xuất hạn chế sự xuất hiện của kiến ba khoang trong gia đình.
Trả lời
- Đoạn thông tin nói về tập tính của kiến ba khoang:
+ “Kiến ba khoang thường ẩn nấp trong rơm rạ, bãi cỏ, ruộng, vườn. Chúng làm tổ và đẻ trứng trong đất. Khi ruộng lúa, vườn rau xuất hiện sâu cuốn lá hay rầy nâu, kiến tìm đến, chui vào các tổ sâu để ăn thịt sâu non.” → Đoạn thông tin này nói về tập tính ẩn nấp, làm tổ, sinh sản, tìm kiếm thức ăn của kiến ba khoang.
+ “theo ánh sáng điện chúng bay vào các khu dân sinh.” → Đoạn thông tin này nói về tập tính bị thu hút bởi ánh sáng của kiến ba khoang.
- Không nên tiêu diệt hoàn toàn kiến ba khoang vì kiến ba khoang giúp bảo vệ mùa màng khỏi sự tấn công của sâu, rầy.
- Biện pháp hạn chế sự xuất hiện của kiến ba khoang trong gia đình là:
+ Hạn chế sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật để tránh làm mất nơi ẩn nấp của kiến ba khoang.
+ Đóng kín cửa vào buổi tối để tránh hiện tượng kiến ba khoang bị thu hút bởi ánh sáng mà bay vào nhà.
Xem thêm lời giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
Bài 32: Cảm ứng ở Sinh vật
Bài 33: Tập tính ở Động vật
Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở Sinh vật
Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở Sinh vật
Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở Thực vật, Động vật