Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 33 (Chân trời sáng tạo): Tập tính ở Động vật

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 33: Tập tính ở Động vật sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 7 Bài 33. Mời các bạn đón xem:

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Tập tính ở Động vật

Mở đầu trang 150 KHTN lớp 7Từ xa xưa đến nay, chuột luôn sợ mèo. Mỗi lần nhìn thấy hay nghe tiếng kêu của mèo, chuột thường có phản ứng lo sợ và bỏ chạy. Có phải ngay từ khi sinh ra chuột đã sợ mèo?

Trả lời:

Không phải ngay từ khi sinh ra chuột đã sợ mèo. Tập tính này ở chuột được hình thành do sự học tập từ những lần bị mèo đuổi bắt hoặc quan sát từ đồng loại.

1. Khái niệm tập tính và vai trò của tập tính ở động vật

Câu hỏi 1 trang 150 KHTN lớp 7Tập tính ở động vật là gì? Nêu ví dụ.

Trả lời:

- Khái niệm tập tính: Tập tính ở động vật là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

- Ví dụ: Tập tính bú mẹ của trẻ sơ sinh, tập tính bơi của cá, tập tính cầm đũa ăn cơm ở người, tập tính cá voi con học cách ép miệng của nó vào bụng mẹ để lấy sữa, tập tính dùng tiếng kêu để thu hút bạn tình vào mùa sinh sản của ếch,…

Luyện tập trang 150 KHTN lớp 7Hãy liệt kê các loại tập tính ở động vật mà em biết vào cột (1), (2), (3) trong bảng sau:

Trả lời:

Tập tính

(1)

Bẩm sinh

(2)

Học được

(3)

Ý nghĩa

(4)

Giăng tơ của nhện

+

-

 

Bú mẹ của chó con

+

-

 

Rình con mồi của mèo

-

+

 

Vào mùa sinh sản, ếch đực kêu vang để thu hút bạn tình

+

-

 

Tuân thủ luật giao thông của con người

-

+

 

Câu hỏi 2 trang 151 KHTN lớp 7Hoàn thành cột thứ (4) trong bảng ở câu 1.

Trả lời:

Tập tính

(1)

Bẩm sinh

(2)

Học được

(3)

Ý nghĩa

(4)

Giăng tơ của nhện

+

-

Giúp nhện săn bắt mồi.

Bú mẹ của chó con

+

-

Giúp chó con lấy được sữa khi chưa thể tự ăn.

Rình con mồi của mèo

-

+

Giúp mèo săn bắt mồi.

Vào mùa sinh sản, ếch đực kêu vang để thu hút bạn tình

+

-

Giúp ếch tìm kiếm được bạn tình để sinh sản, duy trì nòi giống.

Tuân thủ luật giao thông của con người

-

+

Giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Vận dụng trang 151 KHTN lớp 7Trước kì ngủ đông, gấu thường có thói quen ăn thật nhiều để cơ thể béo lên nhanh chóng. Em hãy giải thích ý nghĩa của thói quen này ở gấu.

Trả lời:

Trước kì ngủ đông, gấu thường ăn thật nhiều nhằm tích trữ năng lượng dưới dạng mỡ. Lượng mỡ này sẽ được phân giải để cung cấp năng lượng duy trì sự sống cho gấu trong suốt thời gian ngủ đông. Nhờ đó, trong suốt thời gian ngủ đông, gấu không cần ăn mà vẫn có thể sống được.

2. Thực hành quan sát tập tính ở động vật

3. Ứng dụng tập tính ở động vật trong thực tiễn

Câu hỏi 3 trang 152 KHTN lớp 7Quan sát Hình 33.2, 33.3, 33.4, hãy nêu một số ví dụ ứng dụng tập tính ở động vật trong chăn nuôi và giải thích cơ sở của những ứng dụng đó.

Trả lời:

Ví dụ về ứng dụng tập tính

trong chăn nuôi

Cơ sở của ứng dụng

Dùng đèn bẫy côn trùng

Một số côn trùng gây hại có tập tính bị thu hút bởi ánh sáng.

Dùng tiếng chuông để gọi bò về chuồng

Một số động vật có khả năng hình thành thói quen đối với một số tín hiệu như tín hiệu âm thanh nếu có sự lặp lại của tín hiệu với hành động.

Điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi gà cho phù hợp dựa vào mức độ tập trung của gà.

Tập tính của gà đối với tác nhân nhiệt độ: Các con gà tản ra khỏi trung tâm đàn khi nhiệt độ chuồng gà quá cao, ngược lại khi các con gà dồn vào trung tâm đàn thì nhiệt độ chuồng đang quá thấp.

Luyện tập trang 152 KHTN lớp 7Trong nuôi gà công nghiệp, người ta thấy khi các con gà tản ra khỏi trung tâm đàn là khi nhiệt độ chuồng gà quá cao, ngược lại khi các con gà dồn vào trung tâm đàn thì nhiệt độ chuồng đang quá thấp. Dựa vào đó, người ta đã điều chỉnh nhiệt độ chuồng gà cho thích hợp. Ứng dụng này có gì khác biệt so với ứng dụng trong Hình 33.2?

Trả lời:

 Điểm khác biệt giữa ứng dụng điều chỉnh nhiệt độ chuồng gà và ứng dụng dùng đèn bẫy côn trùng:

- Ứng dụng điều chỉnh nhiệt độ chuồng gà có cơ sở dựa trên tập tính của gà đối với tác nhân nhiệt độ nhằm giúp điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi gà cho thích hợp.

- Ứng dụng dùng đèn bẫy côn trùng có cơ sở dựa trên tập tính của gà đối với tác nhân ánh sáng nhằm giúp bẫy côn trùng phá hoại mùa màng.

Câu hỏi 4 trang 153 KHTN lớp 7Dựa vào bảng, em hãy giải thích cơ chế hình thành một số thói quen bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Trả lời:

Thói quen

Cách thực hiện

Hành động lặp lại

Phần thưởng

Ghi nhớ từ vựng

Thường xuyên nhìn, viết và sử dụng từ vựng.

Đọc, viết từ vựng cho đến khi thuộc.

Có sự tiến bộ trong học tập.

Đi ngủ đúng giờ

Đặt chuông báo thức giờ đi ngủ.

Đi ngủ khi có chuông báo thức cho đến khi hình thành được thói quen đúng giờ là buồn ngủ.

Có sức khỏe tốt.

Đánh răng trước khi ngủ

Nhờ người khác nhắc nhở hoặc dán tờ giấy nhớ ở nơi thường xuyên nhìn thấy.

Kiên trì thực hiện việc đánh răng trước khi ngủ mỗi ngày.

Có sức khỏe răng miệng tốt.

Rửa tay trước khi ăn

Nhờ người khác nhắc nhở hoặc dán tờ giấy nhớ ở bàn ăn.

Kiên trì thực hiện việc rửa tay trước mỗi bữa ăn.

Đảm bảo vệ sinh ăn uống.

Dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ giao thông

Tự ghi nhớ luật khi có tín hiệu đèn đèn cần dừng xe lại.

Khi thấy tín hiệu đèn đỏ thì dừng lại.

Đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác khi tham gia giao thông.

Cúi chào khi gặp người lớn

Được người lớn răn dạy để thực hiện.

Mỗi lần gặp người lớn đều cúi chào.

Được mọi người quý mến.

Ngủ dậy lúc 5h sáng để tập thể dục

Nhờ người khác nhắc nhở hoặc để chuông báo đến giờ thức dậy và tập thể dục.

Thực hiện việc ngủ dậy lúc 5h giờ sáng để tập thể dục đều đặn mỗi ngày.

Có sức khỏe tốt.

Vận dụng trang 153 KHTN lớp 7Em có biết vì sao người nông dân đặt bù nhìn trên đồng ruộng không? Giải thích.

Trả lời:

- Người nông dân đặt bù nhìn trên đồng ruộng nhằm xua đuổi một số loài động vật như chim, chuột,… gây hại cho mùa màng.

- Giải thích: Một số loài động vật như chim, chuột,… có tập tính trốn chạy khi nhìn thấy con người. Lợi dụng tập tính đó, con người đặt bù nhìn rơm trên đồng ruộng để xua đuổi những loài động vật gây hại cho mùa màng.

Bài tập (trang 153, 154)

Bài tập 1 trang 153 KHTN lớp 7Phân biệt cảm ứng ở động vật và cảm ứng ở thực vật bằng cách hoàn thành đoạn thông tin sau dựa vào các từ gợi ý: môi trườngthực vậtcơ thểtiếp nhậnđộng vậtphản ứngthích nghi.

Cảm ứng ở sinh vật là khả năng …(1)… kích thích và …(2)… lại các kích thích từ …(3)… bên trong hoặc bên ngoài …(4)…, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật …(5)… với điều kiện sống. Cảm ứng ở …(6)… thường xảy ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở …(7)… thường xảy ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.

Trả lời:

(1) tiếp nhận

(2) phản ứng

(3) môi trường

(4) cơ thể

(5) thích nghi

(6) thực vật

(7) động vật

Bài tập 2 trang 153 KHTN lớp 7Những phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự hình thành tập tính?

(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính;

(2) Không phải bất kì kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính;

(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính;

(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính.

A. (1), (2).

B. (2), (3).

C. (3), (4).

D. (2), (4).

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

- Không phải mọi kích thích đều có thể làm xuất hiện tập tính.

- Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính.

Bài tập 3 trang 154 KHTN lớp 7: Kiến ba khoang có màu nâu đỏ, mình thon, giữa lưng có một vạch lớn màu đen tạo thành các khoang màu khác nhau trên cơ thể.

Kiến ba khoang thường ẩn nấp trong rơm rạ, bãi cỏ, ruộng, vườn. Chúng làm tổ và đẻ trứng trong đất. Khi ruộng lúa, vườn rau xuất hiện sâu cuốn lá hay rầy nâu, kiến tìm đến, chui vào các tổ sâu để ăn thịt sâu non. Sự xuất hiện của kiến ba khoang đã làm giảm thiểu số sâu cuốn lá đáng kể và bảo vệ hoa màu khỏi sự phá hoại của sâu, bệnh. Tuy nhiên gần đây, việc lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật đã làm giảm đáng kể số kiến ba khoang và làm cho chúng mất nơi ẩn nấp. Do đó, theo ánh sáng điện chúng bay vào các khu dân sinh và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi tiếp xúc với chất dịch từ cơ thể kiến tiết ra.

Hãy cho biết đoạn thông tin nào nói về tập tính của kiến ba khoang?

Theo em, có nên tiêu diệt kiến ba khoang không? Tại sao?

Hãy đưa ra đề xuất hạn chế sự xuất hiện của kiến ba khoang trong gia đình.

Trả lời:

- Đoạn thông tin nói về tập tính của kiến ba khoang:

+ “Kiến ba khoang thường ẩn nấp trong rơm rạ, bãi cỏ, ruộng, vườn. Chúng làm tổ và đẻ trứng trong đất. Khi ruộng lúa, vườn rau xuất hiện sâu cuốn lá hay rầy nâu, kiến tìm đến, chui vào các tổ sâu để ăn thịt sâu non.” → Đoạn thông tin này nói về tập tính ẩn nấp, làm tổ, sinh sản, tìm kiếm thức ăn của kiến ba khoang.

+ “theo ánh sáng điện chúng bay vào các khu dân sinh.” → Đoạn thông tin này nói về tập tính bị thu hút bởi ánh sáng của kiến ba khoang.

- Không nên tiêu diệt hoàn toàn kiến ba khoang vì kiến ba khoang giúp bảo vệ mùa màng khỏi sự tấn công của sâu, rầy.

- Biện pháp hạn chế sự xuất hiện của kiến ba khoang trong gia đình là:

+ Hạn chế sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật để tránh làm mất nơi ẩn nấp của kiến ba khoang.

+ Đóng kín cửa vào buổi tối để tránh hiện tượng kiến ba khoang bị thu hút bởi ánh sáng mà bay vào nhà.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Bài 32: Cảm ứng ở Sinh vật

Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở Sinh vật

Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở Sinh vật

Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở Thực vật, Động vật

Câu hỏi liên quan

Động vật có một số hình thức học tập sau: - Quen nhờn: Thả một hòn đá nhỏ bên cạnh rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động thả đá nhiều lần thì rùa không rụt đầu và chân vào mai nữa. - In vết: Khi mở nở, chim non có tính bám và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiền, thường thi vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên là chim mẹ, sau đó chúng di chuyển theo mẹ. - Học cách nhận biết không gian và các bản đồ nhận thức: Động vật định vij vị trí linh hoạt nhờ liên hệ nhiều vị trí mốc với nhau. - Học liên kết: chia hai loại là điều kiện hóa đáp ứng và điều kiện hóa hành động. - Học xã hội: Tinh tinh con học cách đập vỡ quả cọ dầu để lấy nhân bằng hai hòn đá do bắt chước các con trưởng thành đã làm trước đó. - Nhận thức và giải quyết vấn đề: Cho một tinh tinh vào một căn phòng có một số hộp trên sàn và một quả chuối treo trên cao hơn tầm với, tinh tinh sẽ biết xếp chồng các hộp lên nhau và trèo lên hộp để lấy chuối.
Xem thêm
• Ví dụ chứng minh pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học của các cá thể cùng loài: Tuyến ở cuối bụng bướm tằm cái (Bombyx mori) tiết pheromone vào không khí để thu hút bướm tằm đực đến giao phối. Loại pheromone này không có tác dụng thu hút các loài khác. • Phân loại các hình thức học tập: - "Khi chuột nhắt cắn vào một con sâu bướm sặc sỡ của loài bướm chúa, nó sẽ nhận được chất dịch khó chịu trong miệng. Từ đó, chuột sẽ không tấn công các con sâu có hình dáng tương tự" là hình thức học liên hệ kiểu học hành động. - "Học sinh làm bài thi cuối kì" là hình thức học giải quyết vấn đề. - "Ong chỉ đường cho các con ong thợ khác về vị trí của hoa bằng "kiểu múa lắc bụng"" là hình thức học xã hội. - "Nếu chạm nhẹ vào đầu một con ốc sên đang bò, con ốc sên sẽ rụt đầu vào trong vỏ. Lặp lại kích thích này nhiều lần thì ốc sên không rụt đầu vào vỏ nữa" là hình thức học quen nhờn.
Xem thêm
• Những hình thức học tập có ở con người: Quen nhờn, in vết, học nhận biết không gian, học liên hệ, học giải quyết vấn đề, học xã hội.
Xem thêm
- Ví dụ: khi có bóng đèn từ trên cao ập xuống , gà con vội vàng chạy đi ẩn nấp. Nếu kích thích lặp lại nhiều lần mà không kèm theo nguy hiểm nào thì sau đó khi thấy bóng đèn gà con sẽ không chạy đi ẩn nấp nữa. - Quen nhờn là động vật không trả lời những kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần nếu kích thích đó không kèm theo điều kiện gì. hiện tượng quen nhờn làm mất đi những tập tính học được trước đó nên có thể tập tính quen nhờn sẽ tốt trong trường hợp này nhưng cũng có thể xấu trong trường hợp khác như ví dụ trên
Xem thêm
- Tập tính là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. - Ví dụ: Các loài gia cầm (gà, vịt, ngan,...) đi theo vật chuyển động chúng nhìn thấy đầu tiên. - Tập tính có vai trò quan trọng đối với đời sống động vật. Tập tính giúp động vật thích ứng với môi trường, đảm bảo cho chúng tồn tại và phát triển.
Xem thêm
- Tập tính xã hội gồm tập tính thứ bậc, tập tính vị tha, tập tính hợp tác,... - Ví dụ: Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn. Mối lính làm nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng tổ mối,…
Xem thêm
- Cua, tôm dùng càng để bắt mồi, kiếm ăn lúc chiều muộn - Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá.
Xem thêm
Chó sủa khi gặp người lạ và không sủa khi gặp người quen là hình thức học liên kết. Ở động vật, mỗi con vật đều có lãnh địa của mình. Loài chó khi chưa được thuần chủng như ngày nay là một loài động vật hoang dã thường sống bầy đàn. Khi được con người nuôi, nó sẽ liên kết việc tiếp xúc với con người với tập tính sủa để bảo vệ lãnh thổ, con người nuôi chó trong gia đình, chó coi nhà của chủ là nhà mình, là lãnh địa của mình, do vậy chúng sẽ sủa vang khi có người lạ tới.
Xem thêm
- Chó săn bắt được thỏ, chuột, ... và mang về cho những người nuôi dạy nó. Khi bắt được một con vật chó sẽ được nhận một phần thưởng từ người nuôi dạy --> học liên kết (điều kiện hóa hành động). Giải thích: con chó liên kết hành vi bắt mồi với phần thưởng từ người nuôi dạy và sau đó có xu hướng lặp lại hành vi đó. - Một con mèo đang đói, khi nghe tiếng bày bát đũa lách cách liền chạy ngay xuống phòng ăn. => học liên kết (điều kiện hóa đáp ứng). Giải thích: con mèo liên kết tiếng bát đũa lách cách với việc được cho ăn. - Tinh tinh dùng lá cây múc nước từ suối lên và đưa lên miệng uống --> học xã hội. Giải thích: tinh tinh quan sát và bắt chước hành vi lấy lá cây múc nước suối lên uống của con người.
Xem thêm
Tập tính in vết giúp con non di chuyển theo bố mẹ để được chăm sóc và bảo vệ
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Tập tính ở Động vật
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!