Khi nói về tình trạng khó phân biệt rạch ròi thơ mới – thơ cũ, Hoài Thanh đã đưa ra ba ví dụ để minh hoạ. Bạn hãy làm rõ sự đan xen cũ – mới trong từng ví dụ đó
89
21/11/2023
Bài tập 4 trang 16 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Một thời đại trong thi ca trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 85 – 88) và trả lời các câu hỏi:
Câu 4 trang 16 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Khi nói về tình trạng khó phân biệt rạch ròi thơ mới – thơ cũ, Hoài Thanh đã đưa ra ba ví dụ để minh hoạ. Bạn hãy làm rõ sự đan xen cũ – mới trong từng ví dụ đó.
Trả lời
Hoài Thanh đã chỉ ra tình trạng khó phân biệt rạch ròi thơ mới - thơ cũ qua các ví dụ:
– Hôm nay tôi đã chết trong người
Xưa hẹn nghìn năm yêu mến tôi
Xuân Diệu – một nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới – vẫn dùng thể thơ thất ngôn truyền thống, nhưng đổi mới cách dùng chữ đặt câu (ngắt câu không trùng với dòng thơ, tạo thành câu thơ vắt dòng).
– Người giai nhân: bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt,
Cũng chính Xuân Diệu – nhà thơ được coi là “mới nhất trong các nhà Thơ mới - vẫn viết câu thơ bảy chữ theo kiểu thất ngôn truyền thống với ngôn từ, hình ảnh quen thuộc (giai nhân – du khách, bến – thuyền).
– Ô hay! Cảnh cũng ưa người nh
Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ?
Hai câu thơ của một nhà thơ thời trung đại là Bà Huyện Thanh Quan (có tài liệu cho là của Hồ Xuân Hương) tả cảnh thu nhưng cả câu thơ và ý thơ đều mới mẻ, hiện đại.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể
Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình
Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận
Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình
Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch