Lập dàn ý cho một trong hai đề bài sau: Đề 1. Việc khẳng định cá tính của bản thân có mâu thuẫn với sự hoà hợp trong một tập thể
386
21/11/2023
Bài tập 2 trang 17 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Lập dàn ý cho một trong hai đề bài sau:
Đề 1. Việc khẳng định cá tính của bản thân có mâu thuẫn với sự hoà hợp trong một tập thể?
Đề 2. Phải chăng du học sẽ cho bạn cơ hội tiếp cận nền giáo dục tốt hơn?
Trả lời
Đề 1
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề (trực tiếp hoặc gián tiếp – thông qua một câu chuyện, một tình huống của cuộc sống có liên quan đến cá nhân và tập thế).
II. Thân bài: Sử dụng hệ thống lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ một số ý.
– Cá tính của bản thân là gì? Sự hoà hợp trong một tập thể là gì?
– Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể có đặc điểm như thế nào?
– Trong một tập thể, mỗi cá nhân có cần thể hiện tính cách riêng không?
– Có hay không có sự mâu thuẫn giữa cá tính của bản thân và sự hoà hợp trong tập thể?
– Làm thế nào để phát huy tính tích cực của mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể.
III. Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc bàn luận về vấn đề, bài học về nhận thức và hành động của cá nhân người viết khi tham gia vào các hoạt động tập thể.
Đề 2:
I. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề và nêu quan điểm cá nhân (đồng ý hay không đồng ý)
II. Thân bài
* Nếu đồng tình, cần làm rõ một số ý sau:
- Mục đích chính đáng của việc lựa chọn du học;
- Những cơ hội mở ra cho du HS khi được thụ hưởng một nền giáo dục mới;
- Những điều kiện cần có để làm cho việc du học đạt được mục đích;
- Định hướng cho cá nhân (nếu lựa chọn du học).
* Nếu không đồng tình, cần đưa ra các lí lẽ, bằng chứng để bác bỏ:
- Giáo dục trong nước cũng đã tiếp cận với giáo dục của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới.
- Có thể chọn lựa được các ngành học trong nước phù hợp với điều kiện và nhu cầu đa dạng của cá nhân;
- Việc du học sớm khi cá nhân chưa có đủ các điều kiện có thể “lợi bất cập hại (như “sốc” văn hoá, dễ mắc sai lầm khi không được sống cùng gia đình,..)
- Cơ hội là do mình lựa chọn, không phải chỉ du học mới có cơ hội giáo dục tốt.
III. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể
Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình
Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận
Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình
Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch