Lập dàn ý và ghi chú những điều bản thân cần lưu ý khi trình bày bài nói về đề tài: Vấn đề lãng phí thời gian của người trẻ hiện nay
191
21/11/2023
Bài tập 2 trang 17 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Lập dàn ý và ghi chú những điều bản thân cần lưu ý khi trình bày bài nói về đề tài: Vấn đề lãng phí thời gian của người trẻ hiện nay.
Trả lời
I. Mở đầu
- Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: hiện tượng lãng phí thời gian nhàn rỗi của giới trẻ.
II. Thân bài
a. Thực trạng
- Ngày nay, các bạn trẻ dành khá nhiều thời gian của bản thân cho các hoạt động vui chơi giải trí mà không chú tâm vào việc rèn luyện bản thân.
- Thời gian rảnh của giới trẻ không được sử dụng vào những việc làm bổ ích mà nó thường được lãng phí cho các thú vui tiêu khiển.
- Cũng có nhiều bạn trẻ lười biếng, có thời gian nhưng không làm gì.
b. Nguyên nhân
- Chủ quan: do nhận thức về tầm quan trọng của thời gian của các bạn trẻ còn kém, sống không có mục tiêu, ý chí, bản lĩnh để kháng cự lại cám dỗ.
- Khách quan: do những cám dỗ của thú vui tiêu khiển bên ngoài ngày càng nhiều, do bị bạn bè lôi kéo, gia đình chưa quan tâm chu đáo đến con em mình.
c. Hậu quả
- Việc lãng phí thời gian nhàn rỗi sẽ khiến cho chúng ta không phát triển được bản thân, trì trệ sự phát triển con người lâu dần sẽ bị tụt lùi về phía sau và bị xã hội đào thải.
- Chạy theo những thú vui tiêu khiển gây tốn kém về tiền bạc, của cải, công sức của bản thân và những người khác.
- Việc có quá nhiều thời gian nhàn rỗi của bản thân và không biết cách sử dụng chúng thực hợp lí khiến con người dễ bị kéo theo những thói xấu khác.
d. Giải pháp
- Mỗi người tự giác quản lí quỹ thời gian của mình, sử dụng thời gian thật hợp lí để tạo ra những giá trị tốt đẹp cho bản thân cũng như xã hội tránh để lãng phí thời gian.
- Gia đình cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, nhà trường nên mở ra nhiều hoạt động ngoại khóa để thúc đẩy học sinh vận động, nâng cao kỹ năng mềm,...
III. Kết bài
- Tổng kết lại vấn đề.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể
Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình
Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận
Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình
Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch