Trong văn bản này, tác giả lập luận dựa trên việc phân tích một tác phẩm hội hoạ. Theo bạn, việc tiếp xúc với tác phẩm thuộc các loại hình khác có tương tự như vậy không
183
21/11/2023
Bài tập 6 trang 17 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Tiếp xúc với tác phẩm trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 98 – 100) và trả lời các câu hỏi:
Câu 5 trang 17 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong văn bản này, tác giả lập luận dựa trên việc phân tích một tác phẩm hội hoạ. Theo bạn, việc tiếp xúc với tác phẩm thuộc các loại hình khác có tương tự như vậy không? Vì sao?
Trả lời
Thái Bá Vân đã đưa đến cho người đọc những kiến thức quan trọng về hội hoạ, bằng sự diễn giải thấu đáo, và sự phân tích tinh tế một bức tranh có giá trị. Tuy nhiên, bài viết còn giúp nhận thức những vấn đề phổ quát liên quan đến các loại hình nghệ thuật khác nhau. Tác phẩm thuộc bất cứ loại hình nghệ thuật nào cũng đều có hai phương diện: đời sống vật thể và đời sống hình tượng; cũng đều có giá trị chủ quan (gắn với tư tưởng, tình cảm của tác giả) và ý nghĩa khách quan (gắn với sự tiếp nhận của người thưởng thức). Chẳng hạn, ở tác phẩm văn học, đời sống vật thể chính là ngôn từ (có thể đọc lên bằng ngôn ngữ âm thanh), còn đời sống hình tượng chính là những bức tranh thiên nhiên, bức tranh sinh hoạt được khắc hoạ, các nhân vật có số phận riêng, những tình cảm, triết lí nhân sinh mà tác phẩm gợi lên trong lòng người đọc; những điều người viết muốn gửi gắm và những ý nghĩa mà người đọc cảm nhận được theo cách đọc của mình;…
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể
Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình
Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận
Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình
Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch