Kể tên các loại hình doanh nghiệp và đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp
207
09/05/2023
Câu hỏi trang 48 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Thông tin:
1. Công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
2. Công ti trách nhiệm hai thành viên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
3. Công ti cổ phần với đặc điểm vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
5. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Doanh nghiệp nhà nước được quản lí dưới hình thức công ti trách nhiệm hữu hạn, công ti cổ phần.
6. Công ti hợp danh là doanh nghiệp: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ti, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ti có thể có thêm thành viên góp vốn.
(Trích Luật Doanh nghiệp năm 2020, số 59/2020/QH14)
Câu hỏi:
- Kể tên các loại hình doanh nghiệp và đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp.
- Nêu ưu và nhược điểm của các mô hình sản xuất kinh doanh đã nêu.
Trả lời
Yêu cầu số 1: Các loại hình doanh nghiệp và đặc điểm:
- Công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
- Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
- Công ti hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ti, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung
- Công ti cổ phần với đặc điểm vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Công ti trách nhiệm hai thành viên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
Yêu cầu số 2: Ưu, nhược điểm của các mô hình sản xuất kinh doanh đã nêu:
* Công ty TNHH một thành viên
- Ưu điểm:
+ Chủ sở hữu có toàn quyền quyết đinh mọi vấn đề của công ti.
+ Ít gây rủi ro cho chủ sở hữu.
+ Cơ cấu tổ chức gọn, linh động, thủ tục thành lập đơn giản hơn các mô hình khác.
- Nhược điểm:
+ Triển khai huy động vốn bị hạn chế do không được phát hành cổ phiếu.
+ Không được rút vốn trực tiếp.
+ Tiền lương thanh toán cho Chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
* Công ty TNHH hai thành viên
- Ưu điểm:
+ Ít gây rủi ro vì các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào.
+ Việc quản lí điều hành không quá phức tạp.
+ Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ.
+ Dễ dàng kiểm soát các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ
- Nhược điểm:
+ Uy tín công ti trước đối tác ít nhiều bị ảnh hưởng.
+ Không được phát hành cổ phiếu.
+ Việc huy động vốn bị hạn chế.
+ Số lượng thành viên giới hạn là 50 người.
* Doanh nghiệp nhà nước
- Ưu điểm:
+ Thuận lợi trong việc huy động vốn do được nhà nước đầu tư vốn.
+ Được nhà nước tạo điều kiện chính sách, công nghệ, thuế.
+ Được sự bảo hộ của nhà nước về sản phẩm đầu ra.
+ Có lợi thế uy tín trước đối tác khi thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh.
- Nhược điểm:
+ Thủ túc trình lên, báo cáo, phê duyệt với cơ quan có thẩm quyền đối khi còn phức tạp, rườm rà, gây gián đoạn.
+ Nếu kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ để lại hậu quả cho sự phát triển của đất nước.
* Công ti cổ phần
- Ưu điểm:
+ Khả năng hoạt động rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề.
+ Cơ cấu vốn kinh hoạt.
+ Khả năng huy động vốn cao.
+ Việc chuyển nhượng cổ phần tương đối đơn giản.
- Nhược điểm:
+ Việc quản lí, điều hành công ti rất phức tạp.
+ Việc thành lập và quản lí công ti cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ti khác.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước
Bài 7: Thuế và thực hiện pháp luật về thuế
Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài 9: Tín dụng và vai trò của tín dụng
Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân