Hãy trình bày những yêu cầu của phương pháp bảo quản thức ăn thô
Luyện tập trang 63 Công nghệ 11: Hãy trình bày những yêu cầu của phương pháp bảo quản thức ăn thô, nguyên liệu thức ăn và thức ăn công nghiệp.
Luyện tập trang 63 Công nghệ 11: Hãy trình bày những yêu cầu của phương pháp bảo quản thức ăn thô, nguyên liệu thức ăn và thức ăn công nghiệp.
Những yêu cầu của phương pháp bảo quản thức ăn thô, nguyên liệu thức ăn và thức ăn công nghiệp:
- Bảo quản thức ăn thô:
+ Phơi khô: Rơm lúa và cỏ sau khi thu cắt được phơi khô tự nhiên và đóng bánh hoặc cuộn thành khối. Rơm, cỏ khô được bảo quản trong kho hoặc nơi cao ráo có mái che và khô thoáng.
+ Bảo quản bằng phương pháp ủ chua: Thức ăn thô, xanh được ủ chua trong túi, trong silo hoặc hào ủ.
+ Bảo quản bằng phương pháp kiểm hoá: Rơm, rạ được kiểm hoá với urea hoặc nước vôi trong 7 - 10 ngày.
- Bảo quản nguyên liệu thức ăn:
+ Các nguyên liệu thức ăn như cám gạo, cám mì, ngô, sắn lát,... sử dụng trong sản xuất thức ăn công nghiệp được bảo quản trong silo hoặc trong kho dưới dạng đổ đống hay đóng bao. Kho bảo quản cần khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.
+ Các nguyên liệu giàu protein (bột cá, bột thịt,...), premix và phụ gia được bảo quản trong kho có kiểm soát nhiệt độ thấp hơn 25 °C để tránh ảnh hưởng tới chất lượng thức ăn
+ Nguyên liệu dạng lỏng (dầu, mỡ, rỉ mật,...) được bảo quản trong các thùng hay các bình chứa lớn và được bảo quản ở khu vực riêng.
- Bảo quản thức ăn công nghiệp:
Thức ăn công nghiệp sau khi sản xuất được bảo quản trong kho thành phẩm của cơ sở sản xuất. Các bao thức ăn được bảo quản trên kệ gỗ, cách mặt nền 30 – 40 cm, cách tưởng 0,7 – 1 m. Kho bảo quản cần thông thoảng tốt, nhiệt độ dưới 30 °C, độ ẩm dưới 70%. Trong kho nên phân khu bảo quản theo lỗ, thời gian sản xuất, tránh để lẫn thức ăn cũ và mới. Phun thuốc diệt côn trùng, nấm mốc trước khi nhập thức ăn vào kho. Thường xuyên kiểm tra thức ăn và vệ sinh kho. Thời gian bảo quản trong kho dưới 6 tháng.
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 8: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
Bài 10: Sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi
Bài 11: Ứng dụng công nghệ cao trong chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi