Giọng điệu của người trần thuật trong văn bản có gì đặc biệt? Những yếu tố nào tạo nên giọng điệu đó

Câu 4 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Giọng điệu của người trần thuật trong văn bản có gì đặc biệt? Những yếu tố nào tạo nên giọng điệu đó?

Trả lời

Giọng điệu của người trần thuật trong văn bản là giọng điệu vừa thân mật, vừa hào sảng. Giọng điệu thân mật, tâm tình được tạo nên bởi người trần thuật xưng “tôi” vừa đối thoại, trò chuyện với người đọc, vừa chia sẻ chân thành những suy nghĩ của mình. Giọng điệu hào sảng, đầy nhiệt huyết và lôi cuốn được tạo nên bởi cấu trúc câu cầu khiến, biện pháp điệp ngữ, hình ảnh so sánh rất bay bổng, đẹp đẽ. Giọng điệu này là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng làm nên sức thuyết phục mạnh mẽ trong các bài diễn văn của Mác-tin Lu-dơ Kinh.

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 4: Sức sống của sử thi

Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian

Bài 6: Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này”

Bài 7: Quyền năng của người kể chuyện

Bài 8: Thế giới đa dạng của thông tin

Bài 9: Hành trang cuộc sống

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả