Biểu đồ dưới đây đề cập đến vấn đề gì? Chuẩn bị một bài thuyết trình về vấn đề đó
84
31/12/2023
Bài tập 1 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Biểu đồ dưới đây đề cập đến vấn đề gì? Chuẩn bị một bài thuyết trình về vấn đề đó.
Số liệu ước tính mô hình hoá của ILO, tháng 11/2019. Thanh niên được định nghĩa là những người trong độ tuổi từ 15 đến 24.
Trả lời
Để thực hiện phần chuẩn bị cho bài thuyết trình, có thể tham khảo các gợi ý sau đây:
- Bước 1: Đọc kĩ tên biểu đồ để nhận diện vấn đề chính được đề cập trong biểu đồ.
- Bước 2: Quan sát kĩ các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong biểu đồ, tìm ra mối liên hệ giữa các kí hiệu, diễn giải về ý nghĩa của các kí hiệu và các thông tin chính được truyền tải trong biểu đồ. (Gợi ý: Biểu đồ thể hiện tương quan biến động về tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên từ năm 2012 đến năm 2020 giữa các nước châu Á - Thái Bình Dương và thế giới. Có thể nhận thấy, tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi lao động đang tăng đều qua các năm, đặc biệt là năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bắt đầu đe doạ các nền kinh tế trên thế giới. Từ trước năm 2018, tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên các nước châu Á - Thái Bình Dương thấp hơn so với các nước trên thế giới, nhưng từ năm 2018, tỉ lệ đó tăng cao. Đây là những cảnh báo rất đáng chú ý về vấn đề thất nghiệp của thanh niên các nước châu Á - Thái Bình Dương.
- Bước 3: Tìm kiếm thêm các thông tin khác về vấn đề từ các nguồn tài liệu khách quan, đáng tin cậy khác.
- Bước 4: Tổng hợp, chọn lọc, sắp xếp và ghi chép các thông tin đã tìm được một cách mạch lạc, khoa học.
- Bước 5: Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình theo cấu trúc sau:
+ Mở đầu: Diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn quan điểm của bạn về vấn đề việc làm/ tỉ lệ thất nghiệp bằng một câu.
+ Triển khai: Trình bày các luận điểm chính của bạn về vấn đề, các lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm. Có thể sử dụng sơ đồ, bảng biểu để hệ thống hoá các thông tin.
+ Kết thúc: Mở rộng, nâng cao vấn đề hoặc gợi mở người đọc tiếp tục suy nghĩ về những khía cạnh khác của vấn để.
- Bước 6: Chuẩn bị các phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc thuyết trình.
* Bài nói mẫu tham khảo:
Trong lĩnh vực lao động việc làm, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhận định thị trường lao động việc làm đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu phục hồi sau những gián đoạn chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra trong năm 2020. Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực của đại dịch vẫn còn đang tiếp diễn. Báo cáo tác động Covid-19 của tổ chức này đưa ra số liệu mới nhất cho thấy số giờ làm việc toàn cầu năm 2020 đã sụt giảm 8,8% so với quý 4 năm 2019. Mức độ sụt giảm này bao gồm cả số giờ làm việc bị giảm của những người vẫn có việc làm và những người bị mất việc. Đáng lưu ý, khoảng 71% số người bị mất việc (tương đương 81 triệu người) quyết định rời bỏ thị trường lao động thay vì đi tìm công việc khác và trở thành người thất nghiệp. Những thiệt hại vô cùng lớn này khiến thu nhập từ lao động trên toàn cầu giảm 8,3%, tương đương với 3,7 nghìn tỷ đô la Mỹ hay 4,4% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.
Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng Quý I năm 2021 của khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (5,0% so với 4,9%), của lao động nam cao hơn lao động nữ (5,2% so với 4,6%). Đa số lao động không sử dụng hết tiềm năng là những người dưới 35 tuổi (53,2%), trong khi đó lực lượng lao động dưới 35 tuổi chỉ chiếm 36%. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động tiềm năng chưa được khai thác, đặc biệt là nhóm lao động trẻ và trong bối cảnh dịch Covid-19 xuất hiện, việc nghiên cứu các chính sách để tận dụng nhóm lao động này càng trở nên cần thiết.
Nhìn chung, Việt Nam vẫn là một thị trường dư thừa lao động, nhất là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp. Việc nâng cao chất lượng lao động và giải quyết việc làm cho thanh niên vẫn còn nhiều hạn chế. Cơ cấu đào tạo lao động thanh niên chưa hợp lý, chưa có sự phân luồng giữa các ngành nghề dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. Công tác đào tạo chưa gắn với nhu cầu thị trường lao động. Hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên, sinh viên chưa hiệu quả. Công tác dự báo thị trường lao động còn hạn chế. Thanh niên và sinh viên ra trường còn thiếu các kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc thực tế tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số chính sách ưu đãi về việc làm cho thanh niên ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo chưa thực sự hấp dẫn. Thiếu nguồn lực thực hiện hệ thống chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên.
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 4: Sức sống của sử thi
Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian
Bài 6: Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này”
Bài 7: Quyền năng của người kể chuyện
Bài 8: Thế giới đa dạng của thông tin
Bài 9: Hành trang cuộc sống