Gieo một con xúc xắc cân đối. Tính xác suất của các biến cố sau: A: “Gieo được mặt có số chấm bằng 4"

Bài 3 trang 94 Toán 7 Tập 2:

Gieo một con xúc xắc cân đối. Tính xác suất của các biến cố sau:

a) A: “Gieo được mặt có số chấm bằng 4”.

b) B: “Gieo được mặt có số chấm chia hết cho 5”.

c) C: “Gieo được mặt có số chấm là số tròn chục”.

Trả lời

Một con xúc xắc có số chấm ở các mặt là: 1 chấm; 2 chấm; 3 chấm; 4 chấm; 5 chấm; 6 chấm.

Gieo một con xúc xắc cân đối sẽ có 6 kết quả có thể xảy ra đối với số chấm xuất hiện và 6 kết quả này có cùng khả năng xảy ra.

a) Xét biến cố A: “Gieo được mặt có số chấm bằng 4”.

Trong 6 mặt chỉ có 1 mặt có số chấm bằng 4.

Do đó xác suất của biến cố A là: PA=16.

Vậy xác suất của biến cố A bằng 16.

b) Xét biến cố B: “Gieo được mặt có số chấm chia hết cho 5”.

Trong 6 mặt chỉ có 1 mặt có số chấm chia hết cho 5 là mặt 5 chấm.

Do đó xác suất của biến cố B là: PB=16.

Vậy xác suất của biến cố B bằng 16.

c) Xét biến cố C: “Gieo được mặt có số chấm là số tròn chục”.

Không có mặt nào có số chấm là số tròn chục.

Do đó biến cố C là biến cố không thể nên P(C) = 0.

Vậy xác suất của biến cố bằng 0.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Bài 10: Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Làm giàn hoa tam giác để trang trí lớp học

Bài tập cuối chương 8

Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên

Bài 2: Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên

Bài 3: Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Nhảy theo xúc xắc

Bài tập cuối chương 9

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả