Formic acid là một chất lỏng, mùi xốc mạnh và gây bỏng da, acid này được

Formic acid là một chất lỏng, mùi xốc mạnh và gây bỏng da, acid này được chưng cất lần đầu từ loài kiến lửa có tên là Formicarufa. Kiến khi cắn sẽ “tiêm” dung dịch chứa 50% thể tích formic acid vào da. Trung bình mỗi lần cắn, kiến có thể “tiêm” khoảng 6,0×103 cm3 dung dịch formic acid.

(a) Biết mỗi lần cắn, kiến “tiêm” 80% formic acid có trong cơ thể. Giả sử lượng formic acid trong các con kiến là bằng nhau. Hãy xác định thể tích formic acid tinh khiết có trong một con kiến.

(b) Để làm giảm lượng formic acid trong vết cắn, bác sĩ thường dùng thuốc có chứa thành phần là sodium hydrogencarbonate (NaHCO3). Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng và tính khối lượng sodium hydrogencarbonate cần dùng để trung hoà hoàn toàn lượng formic acid từ vết kiến cắn (biết khối lượng riêng của formic acid là 1,22 g/cm3).

Trả lời

a) Thể tích HCOOH có trong 1 con kiến:

VHCOOH = 6×10-3 × 50100 × 10080=3,75×10-3 (cm3).

b) Phương trình hoá học của phản ứng:

                    HCOOH + NaHCO3 → HCOONa + CO2↑ + H2

nHCOOH=6,0×103×0,5×1,2246=7,96×105(mol).

Theo phương trình hoá học:  nNaHCO3=nHCOOH=7,96×105mol. 

Khối lượng NaHCO3 cần dùng là:

 mNaHCO3= 7,96×10-5×84 = 6,69×10-3 (g) = 6,69 (mg).

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả