(*) Giới thiệu kế hoạch mở tiệm kinh doanh bánh ngọt
1. Học làm bánh: Trước khi mở cửa hàng bánh, bạn phải đi học cách làm bánh, một khoá học làm bánh có thể kéo dào khoảng 1- 2 tháng, sau đó tùy vào khả năng sáng tạo và sự khéo léo, chăm chỉ luyện tập của em mà em hoàn toàn có thể trở thành thợ làm bánh chuyên nghiệp.
2. Chuẩn bị vốn: Để mở một tiệm bánh ngọt với đa dạng các loại bánh, bạn cần khoảng từ 30 triệu - 80 triệu đồng, tuỳ vào quy mô quán lớn nhỏ. Số vốn này giúp bạn tự tin kinh doanh và chi trả cho những thứ cấp thiết cần phải có.
3. Lựa chọn địa điểm mặt bằng mở cửa hàng bánh ngọt
- Địa điểm mở cửa hàng là một yếu tố rất quan trọng để kinh doanh mặt hàng bánh ngọt. Do vậy kinh nghiệm mở tiệm bánh ngọt là hãy chọn nơi gần khu đông dân cư, thuận tiện đường đi lại và nếu có nhiều mặt tiền thì càng tốt.
- Không nên lựa chọn địa điểm là ngã 3, ngã tư giao thông, hay khu vực hay bị kẹt đường.
4. Thiết kế nội thất, chuẩn bị các vật dụng, máy móc bên trong bên trong tiệm bánh
- Một cửa hàng bánh ngọt được bài trí gọn gàng, đẹp mắt sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn và tăng khả năng khách sẽ nhớ đến bạn, muốn quay lại trong những lần tiếp theo. Muốn kinh doanh tiệm bánh, cần phải chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho cửa hàng bánh gồm những thứ sau:
+ Tủ bảo ôn: tủ bảo ôn hay còn gọi là tủ đông, dùng để chứa đựng, bảo quản nguyên vật liệu và bánh. Loại tủ chuyên nghiệp khoảng 1,2m có giá từ khoảng 20 - 22tr. Nếu không có thể mua loại tủ làm mát như ngoài tiệm bánh có thể nhìn được bánh từ bên ngoài, loại này giá khoảng 6-8tr, loại cũ mua lại từ 2-3tr.
+ Máy đánh kem: loại máy này khoảng 2-5tr. Máy đánh bột loại tốt khoảng 8tr, tuy nhiên nếu làm số lượng không lớn bạn có thể dùng máy đánh trứng, máy trộn loại thường với giá thấp hơn.
+ Lò nướng: loại lò tốt các các tiệm bánh lớn hay dùng khoảng 8-20tr. Loại thường chỉ dao động từ 1,5-3tr. Có thể mua trong siêu thị, điện máy, hay nơi bán dụng cụ làm bánh.
Ngoài ra còn cần một số thiết bị khác như: dao phết bánh, bàn quay bánh, dao cắt bánh răng cưa, các loại đui bắt kem, dụng cụ trang trí bánh….những thứ lặt vặt này khoảng 1,5tr đổ lại.
- Về nguyên liệu làm bánh ngọt, cần tìm đến đơn vị cung cấp uy tín để đề nghị hợp tác, làm mối lâu dài, họ sẽ chiết khấu và giảm giá thay vì đi mua tại siêu thị. Nguyên liệu dùng để làm bánh phải tươi nhất, không dùng hóa chất bảo quản và cần được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng. Thống nhất loại nguyên liệu, tránh việc thay đổi khiến khách hàng khó chịu vì chất bánh thay đổi liên tục.
- Thuê nhân viên: Nhân viên bán bánh thường không cần trình độ cao, do vậy bạn có thể tuyển lao động phổ thông hoặc tận dụng sinh viên làm theo ca chẳng hạn. Có thể phân từ 2-3 ca, mỗi ca 1.5 - 3 triệu..
5. Chiến lược kinh doanh
- Nếu ý tưởng kinh doanh và vốn để đầu tư mở tiệm bánh ngọt là cái cây. Thì chiến lược kinh doanh chính sẽ chính là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng cái cây đó ngày càng lớn mạnh. Nói vậy để ta có thể nhận định được chiến lược kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với bất kì loại mô hình kinh doanh nào. Và ở đây mô hình kinh doanh bánh ngọt cũng không ngoại lệ.
- Từ nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu và đối thủ, bạn sẽ dễ dàng chọn được hướng đi riêng cho mình và lên kế hoạch cho chiến lược này, đừng quên các chương trình khuyến mãi, tặng kèm… luôn là cách thu hút khách hàng hiệu quả nhất.
6. Loại hình và phong cách tiệm bánh
Một số loại hình tiệm bánh ngọt để bạn tham khảo:
- Tiệm bánh ngọt nhỏ: làm và bán một số loại bánh ngọt với quy mô nhỏ, lượng vốn ít, mặt bằng nhỏ, thường thấy ở các địa phương ngoại thành.
- Quán cafe bánh ngọt: loại hình kinh doanh này khá phổ biến, đáp ứng nhu cầu của giới trẻ đến ăn- uống và check-in. Với loại hình này, bạn cần có thiết kế không gian đẹp và rộng, phong cách cổ điển hoặc trang hoàng lung linh là 2 phong cách dễ thu hút nhất.
- Tiệm bánh gato - bánh sinh nhật: chuyên về bánh sinh nhật các loại, đặt làm theo yêu cầu
- Kinh doanh bánh ngọt online: cách kinh doanh này tiết kiệm chi phí mặt bằng, nhân sự nên giá thành của bánh cũng rẻ hơn. Tuy nhiên chỉ đáp ứng được lượng khách nhỏ, khó mở rộng.
- Tiệm bánh nhượng quyền thương hiệu: đối với các loại bánh có thương hiệu nổi tiếng thì bạn cần nghiên cứu kĩ hơn về điều kiện kinh doanh đặc biệt.
7. Quản lý tiệm bánh: Sau khi đã lên kế hoạch mở tiệm bánh thì công việc tiếp theo là quản lý và vận hành cửa hàng. Công việc này thường mất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn. Như bạn phải quản lý nhân viên, quản lý nguyên liệu, tồn kho, thống kê doanh thu trong ngày, tháng,...
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 5: Ngân sách nhà nước
Bài 6: Thuế
Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống
Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân