Em hãy nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính đối với các số tự nhiên rồi tính: 10 + 36 : 2 . 3; [5 + 2.(9 – 2^3)] : 7

HĐ trang 20 Toán 7 Tập 1:

Em hãy nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính đối với các số tự nhiên rồi tính:

a) 10 + 36 : 2 . 3;          

b) [5 + 2.(9 – 23)] : 7.

Trả lời

Thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức với các số tự nhiên:

+) Đối với các biểu thức không có dấu ngoặc:

- Nếu chỉ chứa phép cộng và phép trừ (hoặc chỉ chứa phép nhân và phép chia) thì thực hiện các phép tính từ trái qua phải.

- Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa thì ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ.

+) Đối với biểu thức có dấu ngoặc:

- Nếu chỉ có một dấu ngoặc thì ta thực hiện phép tính trong dấu ngoặc trước.

- Nếu có các dấu ngoặc tròn (), dấu ngoặc vuông [], dấu ngoặc nhọn {} thì ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc tròn trước, rồi thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc nhọn.

Tính:

a) 10 + 36 : 2.3 = 10 + 18.3 = 10 + 54 = 64.

b) [5 + 2.(9 – 23)] : 7

= [5 + 2.(9 – 8)] : 7

= [5 + 2.1] : 7

= [5 + 2] : 7

= 7 : 7

= 1.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Luyện tập chung trang 14, 15

Bài 3: Lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ

Bài 4: Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc chuyển vế

Luyện tập chung trang 24

Bài tập cuối chương 1 trang 25

Bài 5: Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả