Cho hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A'B'C'D'  có đáy là hình thang ABCD vuông tại B (AB song song với CD) với AB = 9 dm, DC = 6

Bài 11 trang 92 SBT Toán 7 Tập 1: Cho hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A'B'C'D'  có đáy là hình thang ABCD vuông tại B (AB song song với CD) với AB = 9 dm, DC = 6 dm, BC = 4 dm, AD = 5 dm và chiều cao AA' = 100 cm (Hình 19).

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Cánh diều (ảnh 1)

a) Tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ ABCD.A'B'C'D'.

b) Tính thể tích của hình lăng trụ ABCD.A'B'C'D'.

c) Người ta dán giấy màu (bên ngoài) tất cả các mặt của hình lăng trụ. Tính số tiền người đó phải trả, biết rằng giá tiền dán giấy màu mỗi mét vuông (bao gồm tiền công và nguyên vật liệu) là 150 000 đồng.

Trả lời

a) Đổi 100 cm = 10 dm.

Chu vi của đáy ABCD của hình lăng trụ là:

9 + 6 + 4 + 5 = 24 (dm).

Diện tích xung quanh của hình lăng trụ ABCD.A'B'C'D' là:

24 . 10 = 240 (dm2).

Vậy diện tích xung quanh của hình lăng trụ ABCD.A'B'C'D' là 240 dm2.

b) Diện tích đáy ABCD của hình lăng trụ là:

9+6.42 = 30 (dm2).

Thể tích của hình lăng trụ ABCD.A'B'C'D' là:

30. 10 = 300 (dm3).

Vậy thể tích của hình lăng trụ ABCD.A'B'C'D' là 300 dm3.

c) Tổng diện tích tất cả các mặt của hình lăng trụ là:

240 + 2.30 = 300 (dm2) = 3 (m2).

Số tiền người đó phải trả là:

3. 150 000 = 450 000 (đồng).

Vậy người đó phải trả 450 000 đồng.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối chương 2

Bài 1: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương

Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác

Bài tập cuối chương 3

Bài 1: Góc ở vị trí đặc biệt

Bài 2: Tia phân giác của một góc

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả