a) Một hình lăng trụ đứng tam giác có độ dài cạnh bên bằng 16 cm và đáy là tam giác với độ dài các cạnh lần lượt là 4 cm, 8 cm, 11 cm

Bài 23 trang 95 SBT Toán 7 Tập 1:

a) Một hình lăng trụ đứng tam giác có độ dài cạnh bên bằng 16 cm và đáy là tam giác với độ dài các cạnh lần lượt là 4 cm, 8 cm, 11 cm. Tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đó.

b) Một hình lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thoi với độ dài cạnh đáy bằng 17 cm. Tính chiều cao của hình lăng trụ đó, biết các đường chéo của đáy lần lượt bằng 16 cm, 30 cm và diện tích toàn phần của hình lăng trụ (tức là tổng diện tích các mặt) bằng 1 840 cm2.

c) Một hình lăng trụ đứng tứ giác có độ dài cạnh bên là 12 cm và đáy là hình thang với độ dài đáy bé, đáy lớn, đường cao lần lượt là 15 cm, 17 cm, 13 cm. Tính thể tích của hình lăng trụ đó.

Trả lời

a) Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác đó là:

(4 + 8 + 11). 16 = 368 (cm2).

b) Diện tích hai mặt đáy của hình lăng trụ đứng tứ giác đó là:

2.16.302 = 480 (cm2).

Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tứ giác đó là:

1 840 – 480 = 1 360 (cm2).

Chu vi mặt đáy hình thoi của hình lăng trụ đứng tứ giác đó là:

4.17 = 68 (cm).

Chiều cao của hình lăng trụ đứng tứ giác đó là:

1 360 : 68 = 20 (cm).

Vậy chiều cao của hình lăng trụ đứng tứ giác là 20 cm.

c) Diện tích đáy của hình lăng trụ đứng tứ giác đó là:

12.(15 + 17).13 = 208 (cm2).

Thể tích của hình lăng trụ tứ giác đó là:

208 . 12 = 2 496 (cm3).

Vậy thể tích của hình lăng trụ tứ giác đó là 2 496 cm3.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương

Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác

Bài tập cuối chương 3

Bài 1: Góc ở vị trí đặc biệt

Bài 2: Tia phân giác của một góc

Bài 3: Hai đường thẳng song song

 

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả