Cho hai đa thức: F(x) = x^4 + x^3 – 3x^2 + 2x – 9 và G(x) = – x^4 + 2x^2 – x + 8

Bài 27 trang 46 SBT Toán 7 Tập 1: 

Cho hai đa thức:

F(x) = x4 + x3 – 3x2 + 2x – 9 và G(x) = – x4 + 2x2 – x + 8.

a) Tìm đa thức H(x) sao cho H(x) = F(x) + G(x).

b) Tìm bậc của đa thức H(x).

c) Kiểm tra xem x = 0, x = 1, x = –1 có là nghiệm của đa thức H(x) hay không.

d) Tìm đa thức K(x) sao cho H(x) – K(x) = 12x2.

Trả lời

a) Ta có:

H(x) = F(x) + G(x).

        = (x4 + x3 – 3x2 + 2x – 9) + (– x4 + 2x2 – x + 8)

        = x4 + x3 – 3x2 + 2x – 9 – x4 + 2x2 – x + 8

        = (x4– x4) + x3 + (– 3x2 + 2x2) + (2x – x) + (– 9 + 8)

        = x3 – x2 + x – 1.

Vậy H(x) = x3 – x2 + x – 1.

b) Đa thức H(x) = x3 – x2 + x – 1 có bậc là 3 do số mũ cao nhất của biến x là 3.

c) Xét đa thức H(x) = x3 – x2 + x – 1.

• Thay x = 0 vào đa thức H(x) ta được:

H(0) = 03 – 02 + 0 – 1 = –1 ≠ 0.

Do đó x = 0 không là nghiệm của đa thức H(x).

• Thay x = 1 vào đa thức H(x) ta được:

H(1) = 13 – 12 + 1 – 1 = 0.

Do đó x = 1 là nghiệm của đa thức H(x).

• Thay x = –1 vào đa thức H(x) ta được:

H(–1) = (–1)3 – (–1)2 + (–1) – 1 = –4 ≠ 0.

Do đó x = –1 không là nghiệm của đa thức H(x).

Vậy x = 1 là nghiệm của đa thức H(x) và x = 0, x = –1 không là nghiệm của đa thức H(x).

d) Ta có: H(x) – K(x) = 12x2.

Suy ra K(x) = H(x) – 12x2.

Hay K(x) = x3 – x2 + x – 1 – 12x2.

                = x3 + (– x2 – 12x2) + x – 1

                = x3 – 32x2 + x – 1.

Vậy K(x) = x3 – 32x2 + x – 1.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1. Biểu thức số. Biểu thức đại số

Bài 2. Đa thức một biến. Nghiệm của đa thức một biến

Bài 3. Phép cộng, phép trừ đa thức một biến

Bài 4. Phép nhân đa thức một biến

Bài 5. Phép chia đa thức một biến

Bài tập cuối chương 6

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả