(Câu hỏi cuối mục 5.Đọc hiểu văn bản thông tin, SGK) a. Nêu đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin
216
21/12/2023
Câu 10 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi cuối mục 5.Đọc hiểu văn bản thông tin, SGK)
a. Nêu đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7.
Loại văn bản
|
Đặc điểm nổi bật
|
Nghị luận
|
Mẫu: Có hai loại là nghị luận văn học và nghị luận xã hội
- Nghị luận văn học tập trung vào ………………..
- Nghị luận xã hội có nội dung chính là ………………………………………………………….
|
Thông tin
|
- …
|
b. Điểm giống nhau giữa các văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 7 và Ngữ văn 6 là gì?
c. Các văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7 có gì khác biệt so với sách Ngữ văn 6?
Trả lời
a. Đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7:
Loại văn bản
|
Đặc điểm nổi bật
|
Nghị luận
|
Có hai loại là nghị luận văn học và nghị luận xã hội
- Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học.
- Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm
|
Thông tin
|
- Văn bản thông tin tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng.
|
b. Có thể thấy điểm giống nhau giữa các văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 7 và Ngữ văn 6 là các văn bản đều tập trung viết về tác giả tác phẩm, liên quan đến những nội dung đã học trong mỗi lớp.
Ví dụ:
Lớp
|
Bài nghị luận văn học
|
Bài đọc hiểu liên quan
|
Lớp 6
|
- Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh).
- Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu)
- Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị)
|
- Trong lòng mẹ (Hồi kí của Nguyên Hồng)
- Ca dao Việt Nam
- Truyền thuyết Thánh Gióng
|
Lớp 7
|
- Ông Đồ - Vũ Đình Liên
- Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh
- Hội thổi cơm thi (Theo dulichvietnam.org.vn)
- …
|
- Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương)
- Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (Đinh Trọng Lạc)
- Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang (Theo Phí Trường Giang)
- …
|
Về nghị luận xã hội, cả Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 đều tập trung yêu cầu HS bàn về một vấn đề của đời sống, thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa đối với HS.
Lớp
|
Bài nghị luận xã hội
|
Vấn đề của đời sống
|
Lớp 6
|
- Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật (Kim Hạnh Bảo – Trần Nghị Du).
- Khan hiếm nước ngọt (Trịnh Văn)
- Tại sao nên có vật nuôi trong nhà (Thùy Dương)
|
Môi trường xung quanh cuộc sống con người (động vật, nước uống, vật nuôi, …)
|
Lớp 7
|
- Thiên nhiên và con người con truyện “Đất rừng Phương Nam” (Bùi Hồng)
- Tiếng gà trưa
- Ca Huế
- …
|
Tinh thần yêu nước, đức tính giản dị của con người
|
c. Sự khác nhau của văn bản thông tin ở hai lớp về cả nội dung đề tài và hình thức văn bản.
Ví dụ:
Lớp
|
Nội dung đề tài
|
Hình thức văn bản
|
Lớp 6
|
- Về một sự kiện (lịch sử)
- Về một sự kiện (văn hóa, khoa học, ..)
|
- Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian
- Thuật lại sự kiện theo nguyên nhân – kết quả
|
Lớp 7
|
- Về việc giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi.
|
- Thuật lại theo trật tự không gian, thời gian.
|
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài mở đầu
Bài 1: Tiểu thuyết và truyện ngắn
Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ
Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng
Bài 4: Nghị luận văn học
Bài 5: Văn bản thông tin