Các tế bào của cơ thể ong đực đều là đơn bội (n). Theo em, ở ong đực
Bài 22 trang 61 SBT Sinh học 10: Các tế bào của cơ thể ong đực đều là đơn bội (n). Theo em, ở ong đực có xảy ra giảm phân hình thành nên các tinh trùng không? Giải thích.
Bài 22 trang 61 SBT Sinh học 10: Các tế bào của cơ thể ong đực đều là đơn bội (n). Theo em, ở ong đực có xảy ra giảm phân hình thành nên các tinh trùng không? Giải thích.
Trinh sản, hay còn gọi là trinh sinh là một hình thức sinh sản vô tính mà trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới.
Trinh sản tạo nên những cá thể đơn bội hoặc lưỡng bội phụ thuộc vào trạng thái di truyền của trứng khi sự phát triển của phôi bắt đầu. Dó đó có thể chia trinh sản làm hai loại:
Ở ong còn diễn ra xen kẽ trinh sản và sinh sản hữu tính. Ong chúa đẻ ra rất nhiều trứng, trứng không được thụ tinh phát triển thành ong đực (bộ nhiễm sắc thể n - hiện tượng trinh sản), trứng được thụ tinh phát triển thành ong thợ và ong chúa (bộ nhiễm sắc thể 2n - sinh sản hữu tính).
Trước khi tiến hành giảm phân tạo tinh trùng, các tế bào sinh dục của ong đực xảy ra hiện tượng giả lưỡng bội, tức là ADN nhân đôi để bộ NST từ n thành 2n. Sau đó tiến hành giảm phân bình thường. Sau giảm phân, cho ra một loại tinh trùng duy nhất.
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Chương 3: Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế báo
Chương 4: Chuyển hóa năng lượng trong tế bào
Chương 5: Chu kì tế bào và phân bào