Giải sách bài tập Sinh học 10 Chương 5: Chu kì tế bào và phân bào
Bài 1 trang 57 SBT Sinh học 10: Những phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Hai nhiễm sắc tử thuộc hai nhiễm sắc thể khác nhau của cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng được gọi là hai nhiễm sắc tử chị em.
B. Các vi ống trong thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về hai cực của tế bào.
C. Vùng gắn với vi ống của nhiễm sắc thể được gọi là tâm động.
D. Ở kì đầu của nguyên phân, các nhiễm sắc thể kép đều nằm thẳng hàng, cái nọ nối đầu cái kia trên mặt phẳng xích đạo.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B, C
A. Sai. Nhiễm sắc tử chị em là những nhiễm sắc thể tương đồng có cùng một nguồn gốc của bố hoặc của mẹ.
D. Sai. Các nhiễm sắc thể nằm thẳng hàng ở kì giữa.
Bài 2 trang 57 SBT Sinh học 10: Những khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Trong chu kì tế bào, có nhiều điểm kiểm soát, đảm bảo cho các tế bào con có được số lượng nhiễm sắc thể giống hệt tế bào mẹ.
B. Nếu DNA bị hư hỏng mà không được sửa chữa, trong khi tế bào vẫn tiếp tục hoàn thành các giai đoạn tiếp theo của chu kì tế bào thì các tế bào con sinh ra có thể trở thành các tế bào ung thư.
C. Tế bào sẽ dừng lại ở điểm kiểm soát M khi phát hiện thấy quá trình nhân đôi DNA chưa hoàn tất.
D. Nhiễm sắc thể bị mất tâm động vẫn có thể được các thoi vô sắc kéo về cực của tế bào.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A, B
C. Sai. Tế bào sẽ dừng lại ở điểm kiểm soát G2/M khi phát hiện thấy quá trình nhân đôi DNA chưa hoàn tất.
D. Sai. Vì tâm động là điểm dính nhiễm sắc thể với sợi tơ trong thoi phân bào, nên nếu mất tâm động thì nhiễm sắc thể không thể di chuyển về hai cực của tế bào.
Bài 3 trang 57 SBT Sinh học 10: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Kì giữa là kì dài nhất trong các kì của nguyên phân.
B. Ở kì giữa của giảm phân I, mỗi nhiễm sắc thể kép chỉ đính với vi ống ở một phía của tâm động.
C. Các nhiễm sắc thể tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo) tại kì giữa của giảm phân I.
D. Trong giảm phân, sau mỗi lần phân bào, nhiễm sắc thể đều phải nhân đôi.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
A. Sai. Kì đầu là kì dài nhất trong các kì của nguyên phân.
C. Sai. Các nhiễm sắc thể tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo) tại kì đầu của giảm phân I.
D. Sai. Trong giảm phân, nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi một lần ở kì trung gian trước giảm phân I.
Bài 4 trang 57 SBT Sinh học 10: Câu nào dưới đây nói về bệnh ung thư là đúng?
A. Bệnh ung thư là bệnh di truyền nên luôn được di truyền từ bố mẹ sang con.
B. Những tác nhân đột biến lí, hóa học có thể gây nên bệnh ung thư.
C. Bệnh ung thư là bệnh di truyền nên không thể chữa được.
D. Virus không thể gây bệnh ung thư.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
- Hầu hết các bệnh ung thư là do đột biến gene phát sinh trong các tế bào cơ thể nên không di truyền được từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chỉ khoảng hơn 10% bệnh ung thư là do gene đột biến được truyền từ bố mẹ.
- Khoảng 80% bệnh ung thư có thể chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn sớm.
- Một số loại virus có thể gây ung thư ở người như: Human papillomavirus; Epstein Barr virus; Hepatitis B, C virus; Human immunodeficiency virus (HIV); Human Herpesvirus 8; Human T-lymphotropic virus 1...
A. Tế bào phôi có thể không đến được đúng mô cần thay thế trong cơ thể người thường.
B. Hệ thống miễn dịch của người có phản ứng đào thải các tế bào ghép.
C. Khó có thể nhận đủ lượng tế bào phôi để thay thế mô bị tổn thương.
D. Có thể tế bào gốc phôi không biệt hóa đúng thành tế bào của mô phải thay.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
- Việc sử dụng các tế bào gốc phôi để thay thế các mô bị tổn thương ở người thường gặp trở ngại khi hệ thống miễn dịch của người có phản ứng đào thải các tế bào ghép, đây là một phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với các tế bào lạ đi vào cơ thể.
A. tạo ra một lượng lớn protein của người.
B. tạo ra một loại vi khuẩn có đặc điểm mới lạ chưa từng có trong tự nhiên.
C. để nghiên cứu sự hoạt động của gene người trong tế bào vi khuẩn.
D. để biến vi khuẩn có hại thành vi khuẩn vô hại.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
- Công nghệ nuôi cấy tế bào vi khuẩn được chuyển gene sản sinh protein của người được thực hiện nhằm mục đích tạo ra một lượng lớn protein của người.
Bài 7 trang 58 SBT Sinh học 10: Phát biểu nào dưới đây về quá trình giảm phân là đúng?
A. Tất cả các sinh vật nhân thực đều có thể phân chia giảm phân.
B. Sự trao đổi chéo xảy ra trong kì đầu của giảm phân II.
C. Mỗi nhiễm sắc thể kép phân li về các cực của tế bào trong kì sau của giảm phân II.
D. Các cặp nhiễm sắc thể tương đồng tập trung thành hàng ở mặt phẳng xích đạo trong kì giữa của giảm phân I.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
- Các cặp nhiễm sắc thể tương đồng tập trung thành hàng ở mặt phẳng xích đạo trong kì giữa của giảm phân I.
Bài 8 trang 58 SBT Sinh học 10: Những phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Kết quả của giảm phân luôn tạo ra 4 loại giao tử.
B. Trao đổi chéo là cơ chế tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất trong giảm phân.
C. Loài nào có số lượng nhiễm sắc thể càng lớn thì qua giảm phân càng tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
D. Chỉ những cá thể có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội mới có thể phân chia giảm phân.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C, D
- A. Sai. Có trường hợp có tác nhân đột biến có thể tạo ra ít hơn 4 loại.
- B. Sai. Biến dị tổ hợp được xảy ra theo cơ chế: Do trong quá trình giảm phân, các cặp gen tương ứng phân li độc lập, tổ hợp tự do tạo ra những loại giao tử khác nhau. Do trong thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên nhiều loại tổ hợp về kiểu gen.
Bài 9 trang 58 SBT Sinh học 10: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Tế bào gốc là tế bào có thể phân chia tạo ra tế bào giống hệ nó và tế bào chuyên hóa.
B. Tế bào gốc phôi là loại tế bào gốc đa tiềm năng.
C. Tế bào gốc chỉ có thể phân lập được từ các phôi sớm.
D. Tế bào gốc có thể truyền từ người này sang người khác mà không bị hệ miễn dịch đào thải.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
- A. Đúng.Tế bào gốc là những tế bào có thể phân chia và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau.
- B. Sai. Tế bào có nguồn gốc từ các mô của cơ thể trưởng thành được gọi là tế bào gốc đa tiềm năng, do chúng chỉ có thể phân chia và biệt hóa thành một số loại tế bào nhất định của cơ thể.
- C. Sai. Tế bào gốc có thể phân lập từ nhiều nguồn khác nhau như dịch tủy xương.
- D. Sai. Hệ thống miễn dịch của người có phản ứng đào thải các tế bào ghép.
Bài 10 trang 59 SBT Sinh học 10: Câu nào dưới đây nói về nhân bản vô tính vật nuôi là đúng?
A. Nhân bản vật nuôi là hình thức sinh sản nhân tạo, không xảy ra trong tự nhiên.
B. Con vật được nhân bản giống hệt con vật cho nhân về mọi đặc điểm.
C. Nhân bản vô tính giúp tạo ra nhiều cá thể có cùng kiểu gene quý hiếm.
D. Con vật nhân bản thường có tuổi thọ cao hơn so với các con vật sinh sản hữu tính cùng loài.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
- Nhân bản vô tính là công nghệ tạo ra các con vật giống hệt nhau về kiểu gene không thông qua quá trình sinh sản hữu tính, làm tăng số lượng cá thể của những loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Lời giải:
Chúng sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính trong điều kiện :
- Chúng sinh sản vô tính nếu điều kiện môi trường sống ổn định, sinh vật có kiểu gene thích nghi tốt với môi trường, giúp tăng khả năng sống sót và thích nghi của các thế hệ con với các điều kiện môi trường. Vì sinh sản vô tính dựa trên hình thức phân bào nguyên phân nên các thế hệ con có kiểu gene giống như thế hệ ban đầu.
- Chúng sinh sản hữu tính khi môi trường sống thay đổi. Sinh sản hữu tính tạo ra đời con có nhiều biến dị tổ hợp, làm tăng tiềm năng thích nghi của đời con (một trong số các tổ hợp gene có thể thích nghi được với điều kiện môi trường), qua đó giúp duy trì nòi giống.
Các đặc điểm khác biệt Chỉ tiêu so sánh |
Nguyên phân |
Giảm phân |
|
Khác nhau |
Xảy ra ở loại tế bào nào? |
Xảy ra ở tế bào soma và tế bào sinh dục sơ khai |
Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín |
Số lần nhân đôi nhiễm sắc thể |
1 lần |
2 lần |
|
Số lần phân bào |
1 lần |
2 lần liên tiếp |
|
Diễn biến của nhiễm sắc thể |
- Kì đầu: NST kép co ngắn, đóng xoắn và dính vào sợi thoi phân bào ở tâm động. |
- GP1: NST kép co ngắn, đóng xoắn, cặp NST tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo. |
|
- Kì giữa: Các NST xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. |
- GP1: Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo. - GP2: Các NST kép xếp thành 1 hàng. |
||
- Kì sau: 2 cromatit của mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động hình thành 2 NST đơn phân li đồng đều về 2 cực của tế bào. |
- GP1: Mỗi NST kép của cặp NST tương đồng phân ly về 1 cực của tế bào. Phân li độc lập và tổ hợp tự do. - GP2: 2 cromatit của mỗi NST kép tách nhau và phân ly về 2 cực. |
||
- Kì cuối: Các NST đơn nằm gọn trong nhân tế bào với số lượng 2n như tế bào mẹ. |
- Các cặp NST kép nằm gọn trong nhân với số lượng n NST kép ở GP1 và n NST đơn ở GP2 bằng ½ ở tế bào mẹ. |
||
Kết quả |
Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST lưỡng bội giống nhau và giống hệt tế bào mẹ. |
Tạo ra 4 tế bào con có bộ NST đơn bội có số lượng NST giảm một nửa so với tế bào mẹ. |
|
Ý nghĩa |
Cho thấy quá trình hình thành và phát triển của các tế bào sinh dưỡng. Nó là kết quả để duy trì bộ NST của loài trong hệ sinh thái. |
Cho thấy quá trình tạo tế bào sinh sản, sinh ra biến dị tổ hợp, tạo ra sự phong phú của loài, thích nghi với môi trường sống và tiến hóa. |
|
Giống nhau |
- Đều là hình thức phân bào, có 1 lần nhân đôi DNA. - Đều có kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. - NST đều trải qua những biến đổi tương tự như: tự nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn,… - Màng nhân và nhân con tiêu biến vào kì đầu và xuất hiện vào kì cuối. - Thoi phân bào tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu. - Diễn biến các kì của giảm phân II giống với nguyên phân. |
Lời giải:
Đồ thị thể hiện sự biến thiên hàm lượng DNA từ kì trung gian qua giảm phân I, giảm phân II:
Bài 14 trang 59 SBT Sinh học 10: Điền tiếp các thông tin vào dấu (?) trong sơ đồ ở trang sau:
Lời giải:
- Nguyên nhân làm gia tăng tần số người mắc bệnh ung thư:
+ Tuổi thọ gia tăng, nên thời gian tiếp xúc với các tác nhân đột biến dài hơn.
+ Ô nhiễm môi trường sống làm phát sinh nhiều tác nhân gây đột biến.
+ Thói quen ăn uống không qua học, như uống nhiều rượu bia, ăn nhiều mỡ động vật, ăn các thức ăn bị mốc, hút nhiều thuốc lá, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, cá muối, nướng cháy,…
+ Thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ít vận động, lười tập thể dục thể thao,…
- Đề xuất giải pháp làm giảm thiểu sự gia tăng tần số người mắc bệnh ung thư:
+ Hạn chế tiếp xúc với các nguồn chứa tác nhân gây đột biến ở môi trường bên ngoài như khói thuốc lá, các độc tố của vi sinh vật trong thực phẩm bị mốc, các loại hóa chất,...
+ Tích cực rèn luyện thể thao, thường xuyên thăm khám sức khỏe định kì để tầm soát phát hiện sớm khối u, chữa trị triệt để những bệnh viêm nhiễm mãn tính do virus và các loài vi sinh vật.
Bài 16 trang 61 SBT Sinh học 10: Hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả cơ chế phát sinh bệnh ung thư.
Lời giải:
Cơ chế phát sinh bệnh ung thư:
- Có hai nhóm gene chính mà khi chúng chính mà khi chúng đột biến sẽ khiến con người bị bệnh ung thư. Một nhóm gene được gọi là gene gây ung thư, nếu gen này bị đột biến làm tăng lượng yếu tố sinh trưởng khiến tế bào phân chia một cách bất thường thì gene đột biến lúc đó được gọi là gene ung thư. Nhóm gene thứ hai được gọi là gene ức chế khối u, bình thường sản phẩm các gene này có chức năng kìm hãm các tế bào của cơ thể không phân chia quá mức cần thiết. Khi đột biến, chúng không ngăn chặn được tế bào phân chia quá mức thì khối u sẽ xuất hiện. Khối u được hình thành và chỉ nằm yên ở một vị trí nhất định trong cơ thể thì được gọi là u lành tính. Nếu u lành tính đó lại tiếp tục bị đột biến khiến một số tế bào của khối u bị biến dạng và tách rời khỏi mô chui vào trong mạch màu đi tới các bộ phận khác của cơ thể hình thành nên các khối u mới thì những tế bào khối u đó được gọi là tế bào u ác tính hay ung thư.
Bài 17 trang 61 SBT Sinh học 10: Hãy nêu các tác nhân gây ung thư và cách phòng tránh bệnh ung thư.
Lời giải:
- Các tác nhân gây ung thư:
+ Tác nhân gây đột biến: như các chất hóa học, rượu bia, thuốc lá, các chất độc hại, các tác nhân vật lý như tia phóng xạ, tia cực tím,…
+ Tác nhân sinh học: như virus, vi khuẩn.
- Cách phòng tránh bệnh ung thư:
+ Hạn chế tiếp xúc tối đa với các tác nhân gây đột biến, tránh xa khói thuốc, tia phóng xạ, không nên tiếp xúc quá mức với tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời.
+ Tránh tiếp xúc với các virus gây bệnh ung thư cũng như cần chữa trị triệt để các bệnh do virus.
+ Cần có chế độ ăn uống hợp lý như giảm chất béo động vật, ăn nhiều rau quả, thường xuyên tập thể dục thể thao, tăng cường sức đề kháng.
Bài 18 trang 61 SBT Sinh học 10: Các biện pháp chữa bệnh ung thư hiện nay là gì?
Lời giải:
- Các biện pháp chữa bệnh ung thư hiện nay bao gồm:
+ Phẫu thuật cắt bỏ khối u, chiếu xạ hoặc sử dụng hóa chất tiêu diệt các tế bào khối u.
+ Dùng tế bào gốc để hỗ trợ quá trình điều trị khối u, sử dụng liệu pháp miễn dịch tăng cường khả năng đề kháng cùng một số biện pháp khác.
Lời giải:
- Các khối u thường tiêu thụ glucose hơn các mô bình thường vì:
+ Các tế bào khối u thay đổi sự trao đổi chất của chúng để duy trì sự tăng sinh không kiếm soát và tồn tại, nhưng sự biến đổi này khiến chúng phụ thuộc vào việc cung cấp liên tục các chất dinh dưỡng và năng lượng. Vì vậy, các tế bào khối u tiêu thụ glucose cao hơn các mô bình thường.
Lời giải:
- Nếu giả thuyết này đúng, thì tế bào ung thư bị đột biến gene đã bị hỏng bộ phận truyền tin của tế bào. Các tế bào ung thư bị hỏng cơ chế tiếp xúc nên số lượng tế bào đông đúc vẫn không ức chế sự phân bào. Khi đó tế bào vẫn phân chia tạo thành nhiều lớp chồng lên nhau trong khi các tế bào bình thường chỉ phân chia cho tới khi chúng chiếm hết diện tích bề mặt và dừng lại khi tiếp xúc trực tiếp với các tế bào bên cạnh.
- Kiểm chứng giả thuyết:
Lời giải:
- Ý nghĩa của sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng trong kì đầu và kì giữa của giảm phân I:
+ Sự tiếp hợp của các nhiễm sắc thể kép tương đồng có thể diễn ra sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em. Sự trao đổi những đoạn tương ứng trong cặp tương đồng đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng.
+ Do đó, tạo ra sự tái tổ hợp của các gen không tương ứng. Đó là cơ sở để tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể, cung cấp nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
Lời giải:
Trinh sản, hay còn gọi là trinh sinh là một hình thức sinh sản vô tính mà trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới.
Trinh sản tạo nên những cá thể đơn bội hoặc lưỡng bội phụ thuộc vào trạng thái di truyền của trứng khi sự phát triển của phôi bắt đầu. Dó đó có thể chia trinh sản làm hai loại:
- Trinh sản đơn bội: Trong các trường hợp nhân của trứng trải qua các lần giảm phân bình thường và nhân nguyên cái có cấu tạo đơn bội sẽ tạo nên các cơ thể đơn bội.
- Trinh sản lưỡng bội: Trong trường hợp mà nhân của trứng và của cơ thể trinh sản có cơ cấu lưỡng bội. Động vật được sinh ra bằng trinh sản bao giờ cũng là cá thể cái và nếu lưỡng bội thì chúng giống hệt mẹ.
Ở ong còn diễn ra xen kẽ trinh sản và sinh sản hữu tính. Ong chúa đẻ ra rất nhiều trứng, trứng không được thụ tinh phát triển thành ong đực (bộ nhiễm sắc thể n - hiện tượng trinh sản), trứng được thụ tinh phát triển thành ong thợ và ong chúa (bộ nhiễm sắc thể 2n - sinh sản hữu tính).
Trước khi tiến hành giảm phân tạo tinh trùng, các tế bào sinh dục của ong đực xảy ra hiện tượng giả lưỡng bội, tức là ADN nhân đôi để bộ NST từ n thành 2n. Sau đó tiến hành giảm phân bình thường. Sau giảm phân, cho ra một loại tinh trùng duy nhất.
Lời giải:
- Tiến hành dung hợp tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân với tế bào đang ở giai đoạn G1 của kì trung gian, kết quả cho thấy tế bào đang ở pha G1 chuyển sang qua M. Kết quả này chứng tỏ các chất có trong tế bào chất của các tế bào ở pha M đã điều khiển tế bào của pha G1 tiến tới pha M.
Lời giải:
- Nếu tế bào bị đột biến gen p53 khiến không tạo ra hoặc tạo ra protein p53 không có hoạt tính. Khi đó protein p53 sẽ không thể ngăn chặn được tế bào phân chia quá mức hoặc không kích hoạt được tế bào chết tự nhiên theo chương trình. Tế bào có DNA bị đột biến sẽ tiếp tục phân chia và tích lũy thêm nhiều đột biến khác, làm tăng khả năng phân chia của tế bào dẫn đến sự xuất hiện của khối u.
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Chương 3: Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế báo
Chương 4: Chuyển hóa năng lượng trong tế bào