Cách nhận biết khí Cl2
I. Cách nhận biết khí Cl2
Một số cách nhận biết khí clo:
* Cách 1: Sục khí vào dung dịch AgNO3
- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng.
- Phương trình hóa học:
Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO
HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
* Cách 2: Sục khí Cl2 vào dung dịch KI cho thêm ít hồ tinh bột.
- Hiện tượng: Dung dịch hóa xanh đậm
- Phương trình hóa học:
Cl2 + 2KI → I2 + 2KCl
- Giải thích: Iot sinh ra tác dụng với hồ tinh bột tạo ra chất có màu xanh.
* Cách 3: Dùng quỳ tím ẩm
- Hiện tượng: giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ nhưng ngay sau đó bị mất màu.
- Giải thích: Do clo tác dụng với nước sinh ra HCl và HClO làm quỳ tím chuyển đỏ. Tuy nhiên, HClO có tính tẩy màu làm quỳ tím mất màu.
- Phương trình hóa học:
Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO
II. Mở rộng
Clo có rất nhiều ứng dụng trong sản xuất công nghiệp:
+ Điều chế nước Ja-ven.
+ Tẩy trắng vải, sợi, bột giấy.
+ Khử trùng nước sinh hoạt.
+ Điều chế nhựa PVC, chất dẻo, chất màu, cao su.
III. Bài tập nhận biết khí Cl2
Bài 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất khí sau: H2, HCl, Cl2, O2.
Hướng dẫn giải:
- Cho mẩu quỳ tím ẩm vào các lọ chứa các khí trên:
+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: HCl
+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ, sau đó bị mất màu: Cl2
Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO
(HClO có tính tẩy màu nên làm mất màu quỳ tím)
+ Không hiện tượng: H2, O2.
- Dẫn lần lượt 2 khí qua ống nghiệm đựng CuO đun nóng, hiện tượng:
+ Chất rắn màu đen chuyển dần sang màu đỏ: H2
CuO + H2Cu↓ + H2O
+ Không hiện tượng: O2.
Bài 2: Dùng thuốc thử nào để phân biệt ba khí sau: Cl2, SO2, CO2.
Hướng dẫn giải:
- Dẫn các khí qua dung dịch nước Br2, hiện tượng thu được:
+ Dung dịch Br2 mất màu: SO2
Phương trình hóa học:
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
+ Không hiện tượng: Cl2 và CO2.
- Dẫn hai khí còn lại lần lượt qua dung dịch nước vôi trong dư, hiện tượng:
+ Dung dịch vẩn đục: CO2
Phương trình hóa học:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
+ Dung dịch không có hiện tượng: Cl2
Phương trình hóa học:
2Cl2 + 2Ca(OH)2 → CaCl2 + Ca(ClO)2 + 2H2O
Chú ý: Cl2 có phản ứng với Ca(OH)2 nhưng không cho hiện tượng có thể quan sát được.
Xem thêm các bài viết về cách nhận biết các chất hóa học hay và chi tiết khác: