Cách lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp nhất với bạn

Cuộc sống hàng ngày luôn khiên chúng ta phải đứng trước rất nhiều sự lựa chọn, từ việc đơn giản nhất như ăn món gì, đến những việc quan trọng hơn, như chọn biện pháp ngừa thai hiệu quả, vốn dĩ rất đa dạng với quá nhiều nguồn thông tin khiến ta bối rối. Bài biết này đưa ra những thông tin thiết thực và hướng dẫn dễ áp dụng, sẽ giúp bạn có quyết định sáng suốt về biện pháp ngừa thai phù hợp nhất cho mình.

Video: Tránh thai bằng những cách nào ?

Cơ chế hoạt động của các biện pháp tránh thai là gì? 

Có 4 biện pháp tránh thai phổ biến:

  • Tránh thai tự nhiên: do bạn và bạn tình chủ động tránh thai bằng cách: kiêng quan hệ, quan hệ không thâm nhập, nhận biết thời điểm thụ thai trong chu kì kinh nguyệt. 
  • Biện pháp rào cản: sử dụng màng ngăn vật lí để ngăn tinh trùng vào gặp trứng trong quá trình giao hợp. Biện pháp này chỉ sử dụng khi quan hệ tình dục, ví dụ: màng ngăn âm đạo, bao cao su hoặc thuốc diệt tinh trùng. 
  • Biện pháp Hormon: đây là phương pháp tránh thai phổ biến nhất, với nhiều hình thức sử dụng khác nhau như viên uống, thuốc tiêm DepoProvera, vòng hoặc miếng dán tránh thai,.... Vòng tránh thai đặt trong tử cung gồm vòng đồng không chứa hormon và vòng chứa hormon. Liều lượng hormon khác nhau theo từng hình thức tránh thai, tất cả đều chung cơ chế ức chế buồng trứng phóng noãn, làm đặc chất nhầy cổ tử cung hoặc làm mỏng niêm mạc tử cung. 
  • Triệt sản: thắt ống dẫn tinh ở nam hoặc thắt vòi tử cung ở nữ làm ngăn cản quá trình thụ tinh từ đó mang lại tác dụng tránh thai.  

Xác định nhu cầu bản thân

  • Trước khi lựa chọn biện pháp tránh thai, bạn nên tự nhận định bản thân, thông qua một số câu hỏi sau:
  • Mức độ tránh thai mà bạn mong muốn đạt được là cao hay tương đối?
  • Bạn có cần biện pháp   tránh thai đồng thời giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục khống?
  • Tài chính bạn sẽ chi trả cho biện pháp  tránh thai là khoảng bao nhiêu?
  • Mong muốn có con trong tương lai gần và tương lai xa của bạn như thế nào?
  • Bạn có muốn biện pháp   tránh thai đồng thời giúp giảm các triệu chứng bệnh khác?
  • Bạn có thể sử dụng đều đặn theo thời gian biểu không?
  • Bạn có cảm thấy ngại khi phải khám phụ khoa không?

Trên đây là những câu hỏi hữu ích bạn nên cân nhắc, từ đó đưa ra lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp với bản thân. Nếu có bất kì lo lắng và thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ với bác sĩ để được giải đáp.  

Biện pháp tránh thai tự nhiên 

Khi áp dụng các biện pháp tránh thai tự nhiên dưới đây, bạn sẽ không cần phải dùng thuốc hay bất kì thiết bị nào.

  • Kiêng quan hệ và quan hệ không thâm nhập: Không quan hệ qua đường âm đạo đảm bảo tỉ lệ ngừa thai là gần như 100%. 
  • Biện pháp tính ngày thụ thai: Theo dõi chu kì kinh nguyệt và các dấu hiệu của cơ thể để tránh giao hợp vào những ngày dễ thụ thai nhất. Ngoài tính lịch chu kì kinh nguyệt, bạn có thể theo dõi sự thay đổi nhiệt độ cũng như chất nhầy cổ tử cung và dịch tiết âm đạo trong suốt kì kinh để dự đoán thời điểm rụng trứng. 

Mặc dù không tốn chi phí và không có tác dụng phụ, nhưng các biện pháp tránh thai tự nhiên trên lại có tỉ lệ thất bại cao, trung bình trong cứ 100 người áp dụng thì khoảng 24 người sẽ có thai.  

Các biện pháp tránh thai bằng thuốc và dụng cụ. Nguồn ảnh: bedsider.org 

Biện pháp rào cản 

Đây là các biện pháp tránh thai chỉ dùng khi quan hệ tình dục, nhằm ngăn cản tinh trùng đến gặp noãn, bao gồm:

  • Bao cao su: gồm loại của nam và loại của nữ, được làm từ chất liệu polyurethane không chứa latex và hormon, giúp giảm nguy cơ mang thai và lây truyền bệnh qua đường tình dục, với hiệu quả cao 95% và chi phí từ thấp đến trung bình.  
  • Bọt biển âm đạo chứa chất diệt tinh trùng: với tỉ lệ tránh thai đạt từ 80-91%, với chi phí trung bình, không có tác dụng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục, và có thể gặp 1 số tác dụng phụ: dị ứng, tăng nguy cơ nhiễm trùng nhiễm độc.  
  • Màng ngăn âm đạo và mũ chụp cổ tử cung: hiệu quả tránh thai lên tới 96%, làm từ chất liệu silicon và có thể tái sử dụng, ít nguy cơ dị ứng, dùng kết hợp với chất diệt tinh trùng. Tuy nhiên chúng không giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 
  • Thuốc diệt tinh trùng: Là một chất hóa học làm bất hoạt tinh trùng, có thể dùng đơn lẻ (đạt hiệu quả 72%) hoặc phối hợp với các biện pháp rào cản khác. Thuốc không có tác dụng phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục.  

Thuốc tránh thai khẩn cấp 

Thuốc tránh thai khẩn cấp có hiệu quả cao khi uống trong vòng 72 giờ đầu ngay sau khi quan hệ. Tuy nhiên bạn không nên dùng loại thuốc này hàng ngày bởi chúng chứa một hàm lượng lớn hormon, có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.      

Biện pháp Hormon

Vỉ thuốc tránh thai hằng ngày, miếng dán tránh thai, vòng tránh thai chứa hormon.   Nguồn ảnh: complete-obgyn.com

Vỉ thuốc tránh thai hằng ngày, miếng dán tránh thai, vòng tránh thai chứa hormon. Nguồn ảnh: complete-obgyn.com

Hiện nay biện pháp sử dụng hormon để tránh thai có rất nhiều dạng khác nhau, tính hiệu quả rất cao, nhưng có thể gây ra tác dụng phụ như chóng mặt, cương tức vú, đau đầu,… và tăng nguy cơ xuất hiện cơn đau tim, đột quỵ, cục máu đông, khối u gan, sỏi mật, vàng da. Tránh thai bằng biện pháp  hormon cũng không giúp bạn phòng các bệnh lây qua đường tình dục. 

  • Thuốc tránh thai: là viên thuốc phối hợp estrogen và progestin hoặc chỉ có progestin. Đây là biện pháp  cực kì hiệu quả (99%), nhưng phải được sử dụng đúng cách. Bạn phải uống đều đặn mỗi ngày, vào 1 thời điểm nhất định. Nếu quên dùng thuốc, tác dụng tránh thai sẽ giảm đáng kể.
  • Miếng dán tránh thai: chứa thuốc nội tiết và thấm vào cơ thể qua da, hiệu quả rất cao, và bạn sẽ không phải nhớ lịch uống thuốc mỗi ngày. Tuy nhiên miếng dán sẽ giảm hiệu quả tránh thai ở những phụ nữ thừa cân.
  • Vòng tránh thai: chứa một estrogen và progestin, sử dụng đặt âm đạo giống như tampon. Bạn mang vòng trong 3 tuần và không cần bận tâm đến chúng, sau khi lấy vòng ra 1 tuần bạn sẽ có kinh, bạn lại tiếp tục đặt vòng khác. 
  • Que cấy tránh thai: 1 que cấy nhỏ chứa hormon sẽ được cấy dưới da của bạn, giải phóng từ từ progestin giúp ức chế phóng noãn. Đây là một trong những biện pháp  hiệu quả cao nhất, thời gian sử dụng có thể lên tới 3 năm cho 1 que cấy, và có thể lấy que đi bất cứ lúc nào. Dĩ nhiên bạn phải chịu đau một chút khi bác sĩ đưa que cấy vào dưới da của bạn. 
  • Tiêm tránh thai: thuốc tiêm tránh thai DepoProvera chứa hormon progestin có tác dụng kéo dài 3 tháng cho 1 lần tiêm.

Ngoài ra, sử dụng hormon tránh thai còn giúp cải thiện 1 số tình trạng khó chịu mà các chị em phụ nữ hay gặp phải, ví dụ: mụn trứng cá (viên uống), rối loạn định dạng giới (que cấy), rong kinh, hội chứng buồng trứng đa nang, và chuột rút.    

Biện pháp sử dụng dụng cụ tránh thai

Dụng cụ tránh thai loại chứa hormon và loại chứa đồng. Nguồn ảnh: Medicalnewstoday.comDụng cụ tránh thai loại chứa hormon và loại chứa đồng. Nguồn ảnh: Medicalnewstoday.com

Dụng cụ tránh thai (intrauterine devices viết tắt là IUDs): là dụng cụ nhỏ hình chữ T được bác sĩ đưa vào buồng tử cung. IUDs gồm loại bằng đồng (không chứa hormon) và loại chứa hormon. Các dụng cụ này có thể giúp bạn ngừa thai từ 3 năm đến 12 năm tùy loại, an toàn khi sử dụng trong thời kì cho con bú và nhanh hồi phục khả năng sinh sản sau khi ngừng sử dụng, với chi phí rẻ. Tuy nhiên chúng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bởi là những thiết bị ngoại lai được đưa vào cơ thể, kích thích cơn co tử cung hoặc gây rong kinh, thậm chí thủng tử cung hoặc mang thai ngoài tử cung trong 1 số ít trường hợp.

  • Triệt sản vĩnh viễn
Thắt vòi tử cung ở nữ và thắt ống dẫn tinh ở nam giới. Nguồn ảnh: menmd.comThắt vòi tử cung ở nữ và thắt ống dẫn tinh ở nam giới. Nguồn ảnh: menmd.com

Biện pháp này áp dụng khi vợ chồng bạn đã có đủ số con mong muốn, và không muốn sử dụng các loại thuốc hoặc dụng cụ để tránh thai. Mặc dù đạt hiệu quả rất cao (99%) và không ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài cũng như chất lượng quan hệ tình dục, triệt sản vĩnh viễn không giúp bạn phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Triệt sản vĩnh viễn bao gồm:

    • Thắt ống dẫn tinh ở nam giới: ngăn chặn dòng tinh trùng từ tinh hoàn đến dương vật, khi đó tinh trùng không thể đi ra ngoài để đến gặp trứng. Tỉ lệ thành công gần như tuyệt đối. Trong 3 tháng đầu sau khi thắt ống dẫn tinh, bạn cần được kiểm tra tinh dịch và xác minh không còn tinh trùng nào được xuất ra, và bạn phải dùng các biện pháp   tránh thai khác hỗ trợ trong thời gian này. Việc thắt ống dẫn tinh là một tiểu phẫu cần phải gây tê tại chỗ. 
    • Thắt vòi tử cung ở nữ giới: Thắt hoặc cắt vòi tử cung nhằm ngăn không cho tinh trùng gặp noãn để thực hiện thụ tinh.  

Tổng kết

Không có biện pháp tránh thai nào là quá tồi hay hoàn hảo, mỗi biện pháp sẽ phù hợp với từng cá nhân khác nhau, dựa theo lối sống, mục tiêu, ưu tiên, và sở thích của bạn. Và hãy luôn nhớ rằng, bạn không cần phải tự mình tìm hiểu hết mọi thứ, khi gặp phải những vướng mắc, bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên giúp bạn.  

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Đặt vòng là hình thức tránh thai khẩn cấp hiệu quả nhất; Thuốc tránh thai
Xem thêm
Để tránh thai sau khi quan hệ 24h thì thuốc tránh thai khẩn cấp là lựa chọn hiệu quả nhất.
Xem thêm
Một số biện pháp tránh thai không dùng thuốc: Tránh thai bằng cách tính thời kỳ an toàn; Tránh thai bằng bao cao su; Tránh thai bằng cách đặt vòng....
Xem thêm
Theo đó, cách tính ngày tránh thai dựa trên chu kỳ kinh như sau: Thời điểm tránh thai tương đối (quan hệ tương đối an toàn); Thời điểm dễ mang thai (quan hệ nguy hiểm); Thời điểm tránh thai hiệu quả (quan hệ an toàn)
Xem thêm
Dưới đây là các biện pháp tránh thai dành cho nam giới: Bao cao su; Thắt ống dẫn tinh; Xuất tinh ngoài
Xem thêm
Đặt vòng là hình thức tránh thai khẩn cấp hiệu quả nhất; Thuốc tránh thai
Xem thêm
Đặt vòng là hình thức tránh thai khẩn cấp hiệu quả nhất
Xem thêm
Dưới đây là một số loại thực phẩm ngừa thai được sử dụng trong dân gian: Đu đủ; Gừng; Mơ;...
Xem thêm
Các biện pháp tránh thai sau sinh khi cho con bú tốt nhất là những phương pháp tránh thai không có hormone.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Tránh thai
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!