Các nguy cơ gây loạn nhịp tim

Tim thường đập theo nhịp đều đặn để cung cấp cho tim, phổi và các mô khác của cơ thể nguồn máu và oxy ổn định. Nhịp tim không đều được gọi là rối loạn nhịp tim, hay loạn nhịp tim.

Video Bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Rất nhiều người phải chung sống với chứng rối loạn nhịp tim. Một số thậm chí không biết điều đó vì không phải lúc nào cũng có triệu chứng của loạn nhịp. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể gặp chứng rối loạn nhịp tim, nhưng có một số yếu tố nhất định khiến một số người có nguy cơ mắc phải cao hơn.

Phân loại rối loạn nhịp tim

Có nhiều loại rối loạn nhịp tim khác nhau bao gồm:

  • Nhịp chậm tim, nhịp tim chậm hơn bình thường
  • Nhịp nhanh tim, nhịp tim nhanh hơn bình thường
  • Rung tâm nhĩ, là do tín hiệu điện trong tim gây ra nhịp tim không đều và khiến tâm nhĩ co bóp nhanh hơn và thường xuyên hơn so với sự co bóp của tâm thất
  • Rung thất do tâm thất co bóp rất nhanh
  • Ngoại tâm thu, đó là khi tim có thêm nhịp đập sớm tạo ra nhịp điệu bất thường
  • Cuồng nhĩ, là tình trạng tâm nhĩ đập quá nhanh

Những ai có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim?

  • Những người có tiền sử bệnh tim từ trước thường có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim. Một số tình trạng rối loạn hoạt động của tim trong thời gian dài có thể khiến tim thay đổi nhịp đập hoặc nhịp độ. Có thể kể đến như
  • Bệnh mạch vành
  • Bệnh mạch vành là do sự tích tụ của các chất “mỡ” (thường là cholesterol) hoặc sẹo trên tim hoặc các mạch máu cung cấp máu cho cơ tim. Sự tích tụ các chất đó khiến tim bơm máu khó khăn hơn. Điều này có thể làm chậm nhịp tim, gây rối loạn nhịp tim.
  • Đau tim hoặc suy tim
  • Các cơn đau tim hoặc suy tim có thể làm thay đổi xung điện của tim, dẫn đến tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.
  • Viêm nội tâm mạc
  • Viêm nội tâm mạc là tình trạng viêm cơ tim. Những người mắc chứng này thường bị rung nhĩ.
  • Bệnh van tim
  • Van tim bị rò rỉ hoặc yếu có thể gây ra những thay đổi trong cách tim đập, gây ra rối loạn nhịp tim.
  • Rối loạn tim bẩm sinh
  • Đối với những người được sinh ra với những rối loạn bẩm sinh, tim có thể tạo ra những nhịp bất thường
  • Ngoài ra, nếu bạn đã từng phẫu thuật tim, bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng rối loạn nhịp tim cao hơn so với những người khỏe mạnh

Tuổi, giới tính và lối sống

  • Các yếu tố tuổi tác, giới tính và lối sống cũng có thể ảnh hưởng đến rối loạn nhịp tim. Theo những báo cáo từ Viện Tim Phổi Hoa Kỳ, những người trên 60 tuổi có nhiều khả năng bị rối loạn nhịp tim nghiêm trọng. Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn và thường dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến nhịp tim.
  • Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, một số loại rối loạn nhịp tim phổ biến hơn ở những giới tính nhất định. Ví dụ, nam giới có nguy cơ bị rung nhĩ cao hơn một chút so với phụ nữ.

Những gì bạn ăn và uống cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn. Những người tiêu thụ rượu và các chất kích thích khác, như caffeine, có nhiều khả năng bị rối loạn nhịp tim. Thuốc, bao gồm một số loại thuốc điều trị bệnh tim, có thể gây rối loạn nhịp tim. Rối loạn nhịp tim cũng được ghi nhận cao hơn ở những người sử dụng thuốc lá. 

Các yếu tố khác

Nếu bạn mắc các bệnh dưới đây, cũng làm tăng nguy cơ gây rối loạn nhịp tim

  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh phổi mãn tính
  • Thuyên tắc phổi, tình trạng có một cục máu đông phát triển trong phổi
  • Khí phế thũng, một rối loạn của phổi
  • Hen suyễn
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Rối loạn tuyến giáp
  • Huyết áp cao
  • Mất cân bằng hóa học có thể xảy ra do thiếu kali, magiê, canxi hoặc các hóa chất khác mà cơ thể cần để duy trì nhịp tim đều đặn

Làm gì khi bị rối loạn nhịp tim?

Một số người bị rối loạn nhịp tim vẫn sống tích cực, lành mạnh, và trong một số trường hợp, thậm chí họ không biết bản thân có nhịp tim không đều. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện hoặc không được điều trị, các vấn đề nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng như ngừng tim hoặc đột quỵ có thể xảy ra.

May mắn thay, có những điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ phát triển chứng rối loạn nhịp tim.

  • Kiểm tra huyết áp của bạn thường xuyên.
  • Tập thể dục một cách thường xuyên.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh để giảm tỉ lệ cholesterol
  • Nếu bạn hút thuốc, hãy dừng lại ngay hôm nay vì hút thuốc là một yếu tố nguy cơ chính gây rối loạn nhịp tim.

Xem thêm : 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!