Tim đập nhanh không rõ lý do: Nguyên nhân và cách điều trị

Nhịp tim nhanh có nghĩa là tim của một người đập với tốc độ cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể xảy ra, bao gồm phản ứng thuốc, rượu và một số tình trạng sức khỏe.

Video Tim đập nhanh cảnh báo bệnh gì?

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), một người trưởng thành trung bình có nhịp tim lúc nghỉ khoảng 60⁠-100 nhịp mỗi phút. Nhịp tim cao hơn 100 nhịp mỗi phút được gọi là nhịp tim nhanh.

Hầu hết các nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh đều không nguy hiểm. Tuy nhiên, nhịp tim nhanh hơn bình thường có thể là triệu chứng của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Bài viết này xem xét nguyên nhân có thể khiến tim một người đập nhanh hơn, các phương pháp điều trị và thời điểm nên đến gặp bác sĩ.

Phản ứng với những cảm xúc mạnh mẽ

Nguồn ảnh: pinteres

Khi bạn có những cảm xúc như lo lắng, tức giận và sợ hãi, có thể khiến nhịp tim của bạn tăng lên so với bình thường.

Đó là do khi cơ thể gặp căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ tiết ra epinephrine, hoặc adrenaline. Cơ thể chúng ta có hai tuyến thượng thận, mỗi tuyến nằm trên một quả thận, là nơi sẽ tiết ra những hoocmorne trên.

Cơ thể sử dụng epinephrine để chuẩn bị cho những hành động tức thì. Epinephrine có thể khiến một người gặp phải những triệu chứng sau:

  • Tăng nhịp tim
  • Tăng huyết áp
  • Đồng tử mở rộng
  • Đánh trống ngực, trong đó nhịp tim có thể tăng, giảm hoặc cảm thấy như nó đã bỏ qua một nhịp
  • Đổ mồ hôi
  • Lo lắng

Nhìn chung, khi bạn không còn cảm thấy lo lắng nữa, các triệu chứng sẽ giảm

Cách xử lý:

Một người thường xuyên trải qua những cảm xúc căng thẳng có thể có nguy cơ mắc một số bệnh. Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ (APA) lưu ý rằng căng thẳng kinh niên có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhất định, chẳng hạn như huyết áp cao, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Các cách giúp bạn kiểm soát căng thẳng:

  • Tập thể dục thường xuyên
  • Tham gia vào các hoạt động thư giãn, chẳng hạn như thiền hoặc mát-xa
  • Thiết lập mục tiêu và thứ tự ưu tiên
  • Nói chuyện với bạn bè và gia đình để được hỗ trợ hoặc giúp đỡ về mặt tinh thần
  • Nói chuyện với bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Phản ứng với một số loại thuốc

Các chất có thể khiến nhịp tim của một người tăng nhanh bao gồm:

Caffeine

Caffeine là một chất kích thích được tìm thấy trong nhiều loại đồ uống, chẳng hạn như cà phê, trà, một số loại nước ngọt và nước tăng lực. Caffeine bột cũng thường hiện hữu như một chất bổ sung trong chế độ ăn uống.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm (FDA) cho rằng một người trưởng thành có thể tiêu thụ 400 miligam (mg) caffeine mỗi ngày, tương đương 4 hoặc 5 tách cà phê. Tuy nhiên, lượng caffeine một người có thể tiêu thụ mà không có tác dụng phụ còn phụ thuộc vào độ nhạy cảm với caffeine của bản thân họ.

Một người dùng quá nhiều caffeine có thể gặp phải những dấu hiệu sau:

  • Mất ngủ
  • Cảm thấy bồn chồn
  • Lo lắng
  • Nhịp tim nhanh
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Cảm giác không vui

Rượu

Một nghiên cứu từ năm 2014 cho thấy rằng ngay cả một lượng nhỏ rượu cũng có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh rung nhĩ, một tình trạng khiến tim đập không đều và đôi khi nhanh bất thường.

Một nghiên cứu sâu hơn từ năm 2017 đã kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở của một nhóm người. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi nồng độ cồn của một người tăng lên, nhịp tim của họ cũng tăng theo.

Nicotine

Nicotine là một chất hóa học gây nghiện cao được tìm thấy trong thuốc lá. Theo AHA, nicotine có thể gây tăng huyết áp và nhịp tim.

Nghiên cứu từ năm 2016 ghi nhận rằng nicotine có thể làm tăng nhịp tim của một người 10⁠ – ⁠15 nhịp mỗi phút (BPM) . Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhịp tim và huyết áp của một người tăng lên bất kể dùng nicotine theo đường nào: hút, hít vào hay nuốt vào.

Chất gây nghiện

Các chất kích thích, chẳng hạn như cocaine và amphetamine, có thể làm nhịp tim cao hơn

Nghiên cứu từ năm 2014 cho thấy những người sử dụng cocaine có nhiều khả năng gặp phải hiện tượng nhịp tim không đều hoặc nhịp tim tăng.

Các bác sĩ đôi khi sử dụng amphetamine để điều trị cho những người mắc chứng ADHD hoặc chứng ngủ rũ. Tuy nhiên, amphetamine có thể gây ra một loạt tác dụng phụ, bao gồm:

  • Huyết áp cao
  • Nhịp tim tăng cao
  • Đau đầu
  • Khô miệng
  • Chuột rút ở bụng
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Bệnh tiêu chảy
  • Ớn lạnh hoặc sốt
  • Chóng mặt
  • Chứng run
  • Bồn chồn

Một số loại thuốc khác:

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh (NHS), một số loại thuốc có thể khiến một người có nhịp tim không đều. Những loại thuốc này bao gồm:

  • Thuốc dùng đường hít
  • Thuốc cao huyết áp
  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc trị nấm
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc kháng sinh

Một số chất bổ sung

Một số thảo dược bổ sung có thể làm tăng nhịp tim của một người, chẳng hạn như:

Cam đắng: Cam đắng thường được sử dụng để trị chứng ợ nóng, nghẹt mũi, giảm cân, ức chế hoặc kích thích sự thèm ăn, và trong các hoạt động thể thao. Một số nghiên cứu nói rằng nó có thể gây ra nhịp tim nhanh; tuy nhiên, đây vẫn là một giả thuyết chưa mang tính thuyết phục cao.

Valerian: Valerian là một chất bổ sung được sử dụng cho chứng lo âu, mất ngủ, trầm cảm, hội chứng tiền kinh nguyệt, đau đầu và các vấn đề kinh nguyệt. Các tác dụng phụ của việc dùng valerian có thể bao gồm rối loạn hoạt động của tim, chẳng hạn như tim đập nhanh, đau đầu, đau bụng, khó chịu, kích thích, buồn chán và mất ngủ.

Nhân sâm: Nhân sâm được quảng cáo như một loại thuốc bổ nói chung để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, nhân sâm có những tác dụng phụ như tăng nhịp tim, mất ngủ, các vấn đề về kinh nguyệt, đau nhức vú, nhức đầu, các vấn đề về tiêu hóa và gây nên huyết áp cao hoặc thấp.

Cách xử lý khi tim đập nhanh

Đối với những người bị tăng nhịp tim do caffeine, rượu, nicotine hoặc chất kích thích nên thử cách giảm liều lượng các chất tiêu thụ

Nếu bạn là một người phụ thuộc vào một loại thuốc cụ thể,  nên cân nhắc nói chuyện với nhân viên y tế hoặc nhân viên tư vấn để thảo luận về các lựa chọn điều trị phù hợp.

Nếu bạn có nhịp tim nhanh sau khi dùng một số loại thuốc hoặc chất bổ sung, hãy nói chuyện với bác sĩ để xem liệu có loại thuốc thay thế nào giảm thiểu các tác dụng phụ đó không.

Thay đổi nội tiết tố

Nhịp tim tăng lên có thể xảy ra khi mang thai do tim phải bơm máu đến nhau thai và toàn bộ cơ thể.

Một nghiên cứu từ năm 2019 cho thấy, trung bình, nhịp tim của một người mang thai tăng 7 – ⁠8 nhịp mỗi phút (bpm ). Nghiên cứu tương tự cũng cho thấy nhịp tim trung bình tăng lên trong suốt thai kỳ. Nhịp tim trung bình của người mẹ lúc mang thai 10 tuần là 79,3 bpm, và tăng lên 86,9 bpm sau 40 tuần.

Ngoài ra, một khi một người trải qua thời kỳ mãn kinh, họ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Các Tổ chức Tim mạch Anh cho rằng một người trong giai đoạn mãn kinh có thể cảm thấy rằng nhịp tim của mình giống như đang chạy đua vậy

Điều trị tim đập nhanh

Nếu bạn lo lắng về tình trạng tăng nhịp tim của bản thân trong thai kỳ hoặc ở thời kỳ mãn kinh, tốt nhất bạn nên sắp xếp gặp và trò chuyện cùng bác sĩ về tình trạng của mình.

Chất điện giải là khoáng chất và muối trong máu của mỗi người. Chất điện giải giúp dẫn các xung điện xung quanh cơ thể chúng ta.

Hiện tượng tăng nhịp tim có thể gặp ở những người bị rối loạn cân bằng điện giải. Một nghiên cứu cũ từ năm 2013 nhận thấy rằng các triệu chứng phổ biến nhất mà một người bị mất cân bằng điện giải gặp phải là:

  • Khó thở
  • Sốt
  • Tim đập loạn nhịp
  • Bồn chồn
  • Đầy hơi
  • Nhịp tim không đều

Để chẩn đoán một người có mất cân bằng điện giải hay không, cần có xét nghiệm điện giải kiểm tra mức độ điện giải trong máu. Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị điều trị dựa trên mức độ bất thường của điện giải.

Khi nào cần liên hệ bác sĩ

Nhịp tim nhanh thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, nhịp tim tăng lên có thể cho thấy những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Các vấn đề sức khỏe có thể gây ra nhịp tim nhanh bao gồm:

  • Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp)
  • Lượng đường trong máu thấp
  • Các loại thiếu máu
  • Hạ huyết áp tư thế, là chóng mặt hoặc huyết áp thấp do thay đổi tư thế
  • Sốt
  • Mất nước

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu:

  • Có tiền sử bệnh tim
  • Nhịp tim tăng lên diễn ra trong một thời gian dài hoặc diễn biến xấu.
  • Nhịp tim tăng lên khiến bạn lo lắng

Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu có dấu hiệu sau

  • Khó thở
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Ngất xỉu
  • Mất ý thức tạm thời
  • Đau thắt ngực
  • tức ngực

Tóm lược

Có nhiều lý do gây tăng nhịp tim. Một số tình trạng có thể khiến tim đập nhanh, nhưng chúng thường không nghiêm trọng.

Chính vì vậy, nếu cảm thấy lo lắng về nhịp tim nhanh, bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Và nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu gặp bất kỳ triệu chứng khó chịu nào.

Xem thêm :

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!