5 giai đoạn dậy thì ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết

Chắn hẳn mỗi chúng ta đều sẽ không quên giai đoạn tuổi dậy thì của mình - thời kỳ chứng kiến nhiều thay đổi kỳ diệu mang tính bước ngoặt của cơ thể. Và bây giờ khi là cha mẹ của một đứa trẻ đang bước vào thời kỳ thay đổi này, hẳn bạn sẽ muốn biết điều gì đang xảy ra để có thể đồng hành cùng con trong các giai đoạn phát triển.

Video Tuổi dậy thì của bé trai và bé gái | BS Trương Nghĩa Bình, BV Vinmec Đà Nẵng

Giáo sư James M. Tanner, một chuyên gia về sức khỏe trẻ em, là người đầu tiên xác định các giai đoạn dậy thì biểu hiện ra bên ngoài ở trẻ vị thành niên. Ngày nay, những giai đoạn này được gọi là phân độ Tanner (hay giai đoạn Tanner), hoặc đúng hơn là xếp hạng trưởng thành về giới tính. Thang điểm này giống như một hướng dẫn chung để đánh giá độ phát triển thể chất, mặc dù mỗi người có một lịch trình phát triển hay tốc độ dậy thì khác nhau.

Bài viết này giúp bạn tìm hiểu về các giai đoạn Tanner và cách đánh giá mức độ phát triển thể chất và giới tính ở các bé trai và bé gái trong mỗi giai đoạn.

Giai đoạn Tanner 1

Giai đoạn 1 mô tả ngoại hình của một đứa trẻ trước khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu thể chất nào của tuổi dậy thì. Vào cuối giai đoạn 1, não bộ mới bắt đầu gửi tín hiệu đến cơ thể để khởi động giai đoạn dậy thì. Vùng dưới đồi bắt đầu tiết ra hoóc môn giải phóng gonahdotropin (GnRH). GnRH gửi tín hiệu đến tuyến yên, một tuyến nội tiết quan trọng trong não bộ giúp tạo ra các hoóc môn với vai trò kiểm soát các tuyến khác trong cơ thể. Tuyến yên cũng tạo ra hai loại hoóc môn khác: hoóc môn tạo hoàng thể (LH) và hoóc môn kích thích nang trứng (FSH).

Những tín hiệu ban đầu này thường bắt đầu sau sinh nhật lần thứ 8 của một bé gái và sau sinh nhật lần thứ 9 hoặc 10 của bé trai. Không có bất kỳ thay đổi thể chất nào đáng chú ý đối với trẻ em trai và gái ở giai đoạn này.

Giai đoạn Tanner 2

Hình: Giai đoạn Tanner 2 đánh dấu sự phát triển thể chất đầu tiên ở trẻ. Nguồn: Scary MommyHình: Giai đoạn Tanner 2 đánh dấu sự phát triển thể chất đầu tiên ở trẻ. Nguồn: Scary Mommy

Giai đoạn 2 đánh dấu sự phát triển thể chất đầu tiên. Các hormone bắt đầu gửi tín hiệu đi khắp cơ thể.

Trẻ gái

Tuổi dậy thì thường bắt đầu từ 9 đến 11tuổi. Những dấu hiệu đầu tiên của vú xuất hiện, hình thành mầm vú. Mầm vú xuất hiện dưới núm vú, cảm giác căng và có thể hơi ngứa. Núm vú có thể phát triển với kích thước và tốc độ khác nhau. Vì vậy, nếu một bên ngực có vẻ lớn hơn bên còn lại tại một thời điểm cũng là điều bình thường. Ngoài ra, quầng vú (vùng sẫm màu xung quanh núm vú) cũng sẽ nở ra.

Tử cung bắt đầu lớn hơn và lông mu bắt đầu mọc trên môi âm hộ.

Thông thường, thiếu nữ da đen sẽ bắt đầu dậy thì sớm hơn một năm so với các cô gái da trắng cùng tuổi, các dấu hiệu như phát triển ngực và có kinh lần đầu cũng sớm hơn. Ngoài ra, những bạn gái có chỉ số khối cơ thể cao hơn (chiều cao và/hoặc cân nặng lớn hơn) sẽ bắt đầu dậy thì sớm hơn.

Trẻ trai

Ở các bạn trai, tuổi dậy thì thường bắt đầu vào khoảng 11 tuổi. Tinh hoàn và bìu (vùng da xung quanh tinh hoàn) bắt đầu to hơn. Ngoài ra, giai đoạn đầu lông mu xuất hiện ở gốc dương vật.

Giai đoạn Tanner 3

Những thay đổi về thể chất ngày càng rõ ràng hơn.

Con gái:

Những thay đổi về thể chất ở trẻ em gái thường bắt đầu sau 12 tuổi. Những thay đổi này bao gồm:

  • Ngực tiếp tục phát triển và nở rộng
  • Lông mu trở nên dày và xoăn hơn.
  • Lông bắt đầu hình thành ở nách.
  • Những dấu hiệu đầu tiên của mụn trứng cá có thể xuất hiện trên mặt và lưng.
  • Tốc độ tăng trưởng chiều cao giai đoạn này là cao nhất (khoảng 8cm mỗi năm).
  • Hông và đùi bắt đầu tích mỡ.

Trẻ trai:

  • Những thay đổi về thể chất ở các trẻ trai thường bắt đầu vào khoảng 13 tuổi. Những thay đổi này bao gồm:
  • Dương vật dài ra khi tinh hoàn tiếp tục phát triển lớn hơn.
  • Phần cơ ngực và mô vú bắt đầu nở rộng, vạm vỡ hơn dưới núm vú (điều này xảy ra với một số nam thiếu niên trong quá trình phát triển và thường biến mất trong vòng một vài năm).
  • Con trai bắt đầu có những “giấc mơ ướt át” (xuất tinh vào ban đêm).
  • Khi giọng nói bắt đầu thay đổi, giọng nói có thể “vỡ ra”, giọng ồm ồm chuyển từ âm vực cao xuống âm vực thấp hơn.
  • Cơ bắp trở nên lớn hơn.
  • Tăng trưởng chiều cao nhanh chóng, tăng lên từ 5 đến 8 cm mỗi năm.

Giai đoạn Tanner 4

Hình: Giai đoạn Tanner 4, trẻ trai có nhiều thay đổi rõ rệt. Nguồn: Mom junctionHình: Giai đoạn Tanner 4, trẻ trai có nhiều thay đổi rõ rệt. Nguồn: Mom junction

Giai đoạn dậy thì đang diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn 4. Cả trẻ trai và gái đều nhận thấy nhiều thay đổi.

Con gái

Ở trẻ gái, giai đoạn 4 thường bắt đầu vào khoảng 13 tuổi. Những thay đổi bao gồm:

  • Vú có hình dạng đầy đặn hơn, núm vú phát triển.
  • Nhiều bạn gái có kinh lần đầu, thường ở độ tuổi từ 12 đến 14, nhưng nó có thể xảy ra sớm hơn.
  • Tăng trưởng chiều cao sẽ chậm lại khoảng 5 đến 7 cm mỗi năm.
  • Lông mu dày lên.

Trẻ  trai

Ở trẻ trai, giai đoạn 4 thường bắt đầu vào khoảng 14 tuổi. Những thay đổi bao gồm:

  • Tinh hoàn, dương vật và bìu tiếp tục to lên, bìu sẽ có màu sẫm hơn.
  • Lông nách bắt đầu mọc.
  • Giọng trầm hơn trở nên vĩnh viễn.
  • Mụn có thể bắt đầu xuất hiện.

Giai đoạn Tanner 5

Giai đoạn cuối cùng này đánh dấu sự kết thúc quá trình trưởng thành về thể chất của trẻ.

Các cô gái

Đối với các thiếu nữ, giai đoạn 5 thường xảy ra vào khoảng tuổi 15. Những thay đổi bao gồm:

  • Ngực đạt đến kích thước và hình dạng gần đúng với người trưởng thành, mặc dù vú có thể tiếp tục thay đổi cho đến năm 18 tuổi.
  • Các chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn sau sáu tháng đến hai năm.
  • Trẻ gái đạt đến chiều cao trưởng thành từ một đến hai năm sau kỳ kinh đầu tiên.
  • Lông mu dày ra đến đùi trong.
  • Cơ quan sinh sản và bộ phận sinh dục phát triển hoàn thiện.
  • Hông, đùi và mông nở nang.

Đối với con trai

  • Ở trẻ trai, giai đoạn 5 thường bắt đầu vào khoảng tuổi 15. Những thay đổi là:
  • Dương vật, tinh hoàn và bìu sẽ đạt kích thước trưởng thành.
  • Lông mu đã mọc đầy và lan xuống mặt trong của đùi.
  • Râu sẽ bắt đầu mọc và một số chàng trai sẽ cần phải bắt đầu cạo râu.
  • Tăng trưởng chiều cao sẽ chậm lại, nhưng cơ bắp có thể vẫn đang phát triển. Đến 18 tuổi, hầu hết các bé trai đã đạt đến sự phát triển toàn diện.

Tóm tắt các giai đoạn dậy thì ở trẻ gái 

Giai đoạn Tanner

Tuổi bắt đầu

Những thay đổi 

Giai đoạn 1

Sau sinh nhật 8 tuổi

Không có

Giai đoạn 2

9-11 tuổi

Mầm vú hình thành

Lông mu bắt đầu xuất hiện

Giai đoạn 3

Sau 12 tuổi

Mụn đầu tiên xuất hiện; lông nách dày dần; chiều cao phát triển với tốc độ nhanh nhất

Giai đoạn 4

Khoảng 13 tuổi

Bắt đầu có kinh

Giai đoạn 5

Khoảng 15 tuổi

Các cơ quan sinh sản và bộ phận sinh dục đã phát triển đầy đủ

Tóm tắt các giai đoạn dậy thì ở trẻ trai

Giai đoạn Tanner

Tuổi bắt đầu

Những thay đổi 

Giai đoạn 1

Sau sinh nhật 9-10 tuổi

Không có

Giai đoạn 2

Khoảng 11 tuổi

Lông mu bắt đầu xuất hiện

Giai đoạn 3

Khoảng 13 tuổi

Giọng nói bắt đầu thay đổi hoặc “rè”, ồm; cơ bắp trở nên to hơn

Giai đoạn 4

Khoảng 14 tuổi

Mụn có thể xuất hiện; lông nách phát triển

Giai đoạn 5

Khoảng 15 tuổi

Râu mọc lên 

Mụn trứng cá dậy thì

Mụn trứng cá có thể là một vấn đề đối với cả trẻ em trai và gái. Nội tiết tố thay đổi khiến dầu tích tụ trên da và làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Trẻ trong độ tuổi dậy thì có thể mọc mụn ở mặt, lưng hoặc ngực.

Một số trẻ bị mụn trứng cá nặng hơn những người khác. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị mụn trứng cá, thì khả năng cao là con bạn cũng sẽ bị mụn trứng cá. 

Nói chung, bạn có thể điều trị mụn trứng cá bằng cách rửa mặt thường xuyên với xà phòng nhẹ. Ngoài ra còn có các loại kem và thuốc mỡ không kê đơn giúp kiểm soát mụn. Bạn cũng có thể muốn thử một số biện pháp khắc phục tại nhà. Đối với tình trạng mụn nặng hơn, bạn có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể chỉ định điều trị theo đơn với các thuốc mạnh hơn.

Mùi của cơ thể

Các tuyến mồ hôi lớn hơn cũng phát triển trong tuổi dậy thì. Để ngăn mùi hôi cơ thể, hãy nói với con về các phương pháp khử mùi hôi và đảm bảo rằng chúng sẽ tắm rửa thường xuyên, đặc biệt là sau khi hoạt động thể chất cường độ cao. 

Tư vấn hỗ trợ tuổi dậy thì


Tuổi dậy thì có thể là một thách thức đối với trẻ em và cha mẹ. Ngoài việc gây ra nhiều thay đổi về thể chất, các hormone cũng gây ra những thay đổi về cảm xúc. Bạn có thể nhận thấy con bạn đang ủ rũ hoặc cư xử khác thường. Điều quan trọng là phải theo sát và hỗ trợ trẻ với sự kiên nhẫn và kiến thức đúng. Con bạn có thể cảm thấy bất an và lo lắng về sự thay đổi của cơ thể, bao gồm cả mụn trứng cá.

Nói với con về những thay đổi này và trấn an con rằng đó là một phần bình thường của quá trình trưởng thành. Nếu có điều gì đó đặc biệt đáng lo ngại, hãy đưa con đi khám bác sĩ.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Khi con cái có lời nói hành vi hỗn láo, chúng ta cần phải giữ bình tĩnh, vừa lắng nghe vừa tạo uy thế với con.
Xem thêm
Một số dấu hiệu dậy thì thành công ở nữ như sau: Xuất hiện mụn trứng cá, Chiều cao phát triển nhanh chóng, Ngực phát triển, Có kinh nguyệt....
Xem thêm
Trị lông nách tuổi dậy thì bằng chanh và đường, Triệt lông nách tuổi dậy thì với cà chua...
Xem thêm
Nếu con tự sướng có chừng mực thì điều này có thể tác động tốt đến cơ thể. Tuy nhiên, nếu con lạm dụng hành động tự sướng với tần suất liên tục, có thể ảnh hưởng sức khỏe...
Xem thêm
Dung dịch vệ sinh Lá Trầu Không I’m Nature; Nước rửa vệ sinh phụ nữ Abena....
Xem thêm
Một số thực phẩm giúp tăng kích thước vòn 1 tuổi dậy thì bao gồm: Thực phẩm từ đậu nành, Các loại hạt, Ăn chân gà giúp ngực to lên nhanh chóng...
Xem thêm
Dấu hiệu dậy thì thành công ở nam thường là bộ phận sinh dục trưởng thành như người lớn và lông mu đã lan rộng đến bên trong đùi, râu bắt đầu phát triển...
Xem thêm
Hiện tượng trễ kinh 4 tháng ở tuổi dậy thì cũng không quá hiếm. Nhiều trường hợp thời gian trễ còn lâu hơn.
Xem thêm
Con gái tuổi dậy thì sẽ có nhiều thay đổi cả về thể chất và tâm lý
Xem thêm
Các nguyên nhân thường gặp gây rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì, bao gồm: Do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do nội tiết tố thay đổi...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Dậy thì
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!