Bệnh dại: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Virus dại là một loại virus gây chết người, lây truyền từ nước bọt động vật bị nhiễm bệnh sang người. Thông thường, virus lây truyền sang người qua vết cắn. Các loài động vật có nhiều khả năng truyền bệnh dại nhất ở Hoa Kỳ là dơi, sói đồng cỏ, cáo, gấu trúc và chồn hôi. Ở các nước đang phát triển, chó hoang là loài có nguy cơ cao nhất lây bệnh dại cho người.
Virus dại lây truyền qua nước bọt dính trên các vết cắn gây ra bởi động vật nhiễm bệnh. Nguồn ảnh: WikipediaVirus dại lây truyền qua nước bọt dính trên các vết cắn gây ra bởi động vật nhiễm bệnh. Nguồn ảnh: Wikipedia 

Một khi người bệnh đã bắt đầu có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dại thì gần như luôn tử vong. Chính vì thế, bất kỳ ai có nguy cơ mắc bệnh dại đều nên tiêm vắc xin để phòng bệnh.

Triệu chứng của bệnh dại

Video Triệu chứng bệnh dại ở người và cách phòng tránh

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh dại có thể rất giống với bệnh cúm và có thể kéo dài nhiều ngày. Các dấu hiệu và triệu chứng muộn hơn như:

  1. Sốt
  2. Đau đầu
  3. Buồn nôn
  4. Nôn mửa
  5. Kích động
  6. Lo âu
  7. Lú lẫn 
  8. Tăng động
  9. Khó nuốt
  10. Tăng tiết nước bọt
  11. Sợ nước
  12. Sợ gió
  13. Ảo giác
  14. Mất ngủ
  15. Liệt khu trú    

Khi nào cần đi khám?

Đi khám ngay nếu bạn bị bất kỳ con vật nào cắn hoặc tiếp xúc với động vật nghi mắc bệnh dại. Dựa trên tình trạng vết thương và hoàn cảnh tiếp xúc, bác sĩ sẽ quyết định xem bạn có nên điều trị để ngăn ngừa bệnh dại hay không.

Ngay cả khi bạn không chắc mình có bị cắn hay không, bạn vẫn nên đi khám. Ví dụ, một con dơi bay vào phòng bạn khi bạn đang ngủ có thể cắn bạn mà không làm bạn thức giấc. Nếu bạn tỉnh dậy và thấy một con dơi trong phòng của mình thì vẫn có khả năng bạn đã bị cắn. Ngoài ra, nếu bạn tìm thấy một con dơi gần một người nhưng bản thân họ không có khả năng thông báo về vết cắn như trẻ nhỏ hoặc người khuyết tật, hãy cho rằng người đó đã bị cắn.

Nguyên nhân của bệnh dại

Virus dại là nguyên nhân gây bệnh dại. Virus lây lan qua nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh, lây cho động vật khác hay con người thông qua vết cắn. Trong một số trường hợp hiếm gặp, virus dại có thể lan truyền khi nước bọt bị nhiễm bệnh dính vào vết thương hở hoặc niêm mạc như miệng hoặc mắt. Trường hợp này xảy ra khi một con vật bị nhiễm bệnh liếm vào một vết hở trên da người bệnh. 

Động vật nào có thể truyền virus dại?

Bất kỳ động vật có vú nào cũng có thể lan truyền virus dại. Những động vật có khả năng cao lây truyền virus dại cho người cao nhất bao gồm:

  • Vật nuôi và gia súc: mèo, bò, chó, chồn hương, dê, ngựa.
  • Động vật hoang dã như: dơi, hải ly, chó sói, cáo, khỉ, gấu trúc, chồn hôi, chuột chũi.
Ở Việt Nam, chó hoang là loài có khả năng cao nhất lây truyền virus dại. Nguồn ảnh: https://www.sciencedirect.com/ Ở Việt Nam, chó hoang là loài có khả năng cao nhất lây truyền virus dại. Nguồn ảnh: https://www.sciencedirect.com/ 

Trong một số trường hợp hiếm gặp, virus có thể lây sang người được ghép mô và nội tạng từ một cơ quan bị nhiễm bệnh.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh dại

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh dại bao gồm:

  • Đi du lịch hoặc sống ở các nước đang phát triển nơi bệnh dại phổ biến.
  • Các hoạt động tiếp xúc với động vật hoang dã có thể mắc bệnh dại như khám phá hang động - nơi dơi sinh sống hoặc cắm trại mà không có biện pháp phòng tránh động vật hoang dã tới gần khu cắm trại.
  • Bác sĩ thú y.
  • Làm việc trong phòng thí nghiệm với virus dại.
  • Vết thương ở đầu hoặc cổ khiến virus dại di chuyển đến não nhanh hơn. 

Phòng bệnh dại

Để giảm nguy cơ tiếp xúc với động vật mắc bệnh dại:

  • Tiêm phòng vắc xin dại cho vật nuôi như mèo, chó và chồn. Hỏi ý kiến bác sĩ thú y về tần suất vật nuôi nên được tiêm phòng.
  • Giữ, nhốt vật nuôi trong nhà và giám sát khi thả chúng ra ngoài, tránh tiếp xúc với động vật hoang dã.
  • Bảo vệ vật nuôi khỏi những kẻ săn mồi. Giữ thỏ và các vật nuôi khác như chuột lang nhà trong lồng tránh động vật hoang dã tấn công bởi vì không thể phòng bệnh cho chúng bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
  • Báo chính quyền địa phương về động vật đi lạc. Gọi cho các cơ quan kiểm soát động vật ở địa phương để báo cáo về trường hợp chó hoặc mèo bị lạc.
  • Không đến gần động vật hoang dã. Động vật hoang dã bị bệnh dại dường như không sợ, không thân thiện với con người, vì vậy hãy tránh xa bất kỳ loài động vật nào có vẻ không sợ hãi con người khi tiếp xúc.
  • Tránh để dơi vào nhà. Hãy bịt kín mọi vết nứt và kẽ hở nơi dơi có thể vào nhà bạn. Nếu bạn thấy có dơi trong nhà, hãy báo với chuyên gia địa phương để xua đuổi chúng.
  • Xem xét tiêm phòng bệnh dại nếu bạn đang đi du lịch hoặc thường xuyên đi những nơi có khả năng tiếp xúc với động vật có thể mắc bệnh dại. Nếu bạn đi du lịch đến một quốc gia nơi bệnh dại phổ biến - các vùng sâu vùng xa nơi khó tìm kiếm dịch vụ chăm sóc y tế - và ở đó trong một thời gian dài, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên chủng ngừa bệnh dại hay không. 

Nếu bạn là bác sĩ thú y hoặc làm việc trong phòng thí nghiệm với virus dại, hãy tiêm vắc xin phòng bệnh dại. 

Chẩn đoán bệnh dại

Tại thời điểm một con vật cắn bạn, không có cách nào để biết liệu con vật đó có mắc bệnh dại không và có truyền virus dại cho bạn hay không. Thông thường cũng không tìm thấy vết cắn. Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm để phát hiện virus dại, nhưng có thể cần phải xét nghiệm lại sau đó để xác nhận chính xác bạn có mang virus không. Bác sĩ khuyến cáo nên điều trị càng sớm càng tốt để ngăn virus dại lây nhiễm vào cơ thể nếu bạn có khả năng đã tiếp xúc với virus dại.

Điều trị bệnh dại

Một khi đã bị bệnh dại sẽ không có phương pháp điều trị hiệu quả. Mặc dù vẫn có một số ít người đã sống sót sau mắc bệnh dại, nhưng đa số thường bị tử vong khi mắc bệnh. Vì lý do đó, nếu bạn nghĩ rằng bạn đã tiếp xúc với động vật mắc bệnh dại, hãy đi khám để được điều trị phòng nhiễm bệnh.

Điều trị cho người bị động vật mắc bệnh dại cắn

Nếu bạn bị một con vật mắc bệnh dại cắn, bạn cần được tiêm thuốc để ngăn bị nhiễm virus dại. Nếu không tìm thấy con vật đã cắn bạn, cách an toàn nhất là hãy hành động như trường hợp chúng bị bệnh dại thực sự. Nguy cơ nhiễm virus dại sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như loại động vật bạn tiếp xúc và tình huống bạn bị cắn.

Các mũi tiêm phòng bệnh dại bao gồm:

  • Nếu trước đó bạn chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh dại, bạn sẽ được tiêm mũi đầu là kháng thể tác dụng nhanh (globulin miễn dịch bệnh dại) để ngăn virus lây truyền cho cơ thể. Thông thường, mũi này được tiêm gần vị trí vết cắn càng sớm càng tốt sau khi bị cắn.
  • Một loạt các mũi tiêm phòng bệnh dại để giúp cơ thể học cách nhận diện và chống lại virus dại, thường sẽ tiêm ở vị trí cánh tay. Nếu trước đây bạn chưa tiêm vắc xin phòng bệnh dại, bạn sẽ được tiêm 4 mũi trong vòng 14 ngày. Nếu đã chủng ngừa bệnh dại, bạn sẽ phải tiêm 2 mũi trong 3 ngày đầu tiên. 

Xác định xem con vật đã cắn bạn có bị bệnh dại hay không?

Trong một số trường hợp, có thể xác định xem con vật đã cắn bạn có bị bệnh dại hay không trước khi bắt đầu một loạt mũi tiêm phòng bệnh dại. Nếu xác định được con vật khỏe mạnh, bạn sẽ không cần tiêm phòng bệnh dại.

Các xét nghiệm để xác định một con vật có mắc bệnh dại hay không sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp. 

  • Vật nuôi và gia súc. Có thể quan sát mèo, chó và chồn trong 10 ngày sau khi

chúng cắn người để xem chúng có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dại hay không. Nếu con vật đã cắn bạn vẫn khỏe mạnh trong thời gian quan sát, thì nó không bị bệnh dại và bạn sẽ không cần tiêm phòng bệnh dại.

  • Các con vật nuôi khác cần được xem xét tùy theo từng trường hợp cụ thể. 

Tham khảo ý kiến bác sĩ và các nhân viên y tế công cộng địa phương để xác định xem bạn có nên tiêm phòng bệnh dại hay không.

  • Động vật hoang dã. Động vật hoang dã nếu được tìm thấy nên được bắt giữ,

chẳng hạn như một con dơi vào nhà, chúng có thể bị giết và xét nghiệm bệnh dại. Các xét nghiệm trên não động vật có thể phát hiện ra virus dại. Nếu con vật không mắc bệnh dại, bạn sẽ không cần tiêm phòng.

  • Nếu không tìm thấy con vật đã cắn bạn, hãy báo cáo tình hình với bác sĩ và 

bộ phận y tế địa phương. Trong một số trường hợp nhất định, cách an toàn nhất là coi như con vật bị bệnh dại và bạn sẽ được tiêm phòng dại. Trong các trường hợp khác, có thể xác định con vật đã cắn bạn ít có nguy cơ bị bệnh dại và bạn không cần thiết tiêm phòng dại. 

Nếu bạn bị con vật nào do cắn, hãy đi khám sớm nhất có thể. Bạn cũng nên nói với bác sĩ về tình trạng vết cắn. Bác sĩ sẽ cần biết: 

  • Con vật nào cắn bạn?
  • Đó là động vật hoang dã hay thú cưng?
  • Nếu đó là một thú cưng, bạn có biết ai là chủ con vật đó không? Nó đã được tiêm phòng bệnh dại chưa?
  • Bạn có thể mô tả hành vi của con vật trước khi nó cắn bạn không? Con vật có bị khiêu khích không?
  • Bạn có bắt hoặc giết con vật sau khi nó cắn bạn không? 

Sơ cứu 

Rửa vết thương nhẹ nhàng và kỹ lưỡng bằng xà phòng với nhiều nước lớn để giảm tối đa lượng virus tại vết cắn.

Cố gắng bắt giữ con vật đã cắn bạn và nhốt chúng lại một cách cẩn thận tránh để bị tổn thương thêm. Không giết con vật bằng một cú đánh hoặc một cú bắn vào đầu, vì những vết thương này có thể gây khó khăn cho việc thực hiện các xét nghiệm xác định con vật có mắc bệnh dại hay không.

Thông báo với bác sĩ rằng bạn đã bắt được con vật đã cắn bạn. Sau đó, bác sĩ có thể liên hệ với sở y tế địa phương để xác định cách xử trí con vật đó. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!