Bạn có thể bị nhiễm biến chủng Delta khi bạn đã từng bị COVID-19 không?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thông báo rằng biến chủng delta hiện đang là biến chủng phổ biến nhất tại Hoa Kỳ, chiếm khoảng 51% số ca nhiễm mới.

Video Những điều bạn nên biết về biến chủng Delta của SARS-CoV 2

  • Những người từng bị mắc COVID-19 trước đây thường tự hỏi họ có thể tránh được biến thể Delta hay không.
  • Trong nhiều trường hợp, miễn dịch tự nhiên có thể bảo vệ con người khỏi bị tái nhiễm virus. Thậm chí nếu có tái nhiễm, bệnh cũng chỉ biểu hiện ở mức độ nhẹ.
  • Do một vài điều chưa biết rõ, các chuyên gia khuyến khích những người từng bị   COVID-19 tiêm một liều để tăng mức kháng thể trong cơ thể.

Vắc- xin Pfizer, Moderna, AstraZeneca và Johnson&Johnson tác dụng tốt trong việc chống lại các chủng virus bao gồm cả Delta, đặc biệt là khi dùng để phòng ngừa bệnh diễn biến nặng, phải nhập viện và tử vong.

Những người từng mắc COVID-19 trước đây thường thắc mắc liệu miễn dịch của họ có đủ mạnh để chống lại biến chủng Delta không.

Trong nhiều trường hợp, miễn dịch hình thành sau một lần phơi nhiễm có thể bảo vệ bệnh nhân khỏi bị tái nhiễm. Thậm chí có tái nhiễm, bệnh cũng diễn biến nhẹ.

Nhưng miễn dịch có sự khác biệt đáng kể ở những người khác nhau, trong khi có rất nhiều người có đáp ứng miễn dịch đủ mạnh và bền để chống lại biến thể delta sau đợt phơi nhiễm trước đó, thì có những trường hợp đáp ức miễn dịch yếu và vẫn có nguy cơ tái nhiễm.

Do điều này chưa được khẳng định chắc chắn, các chuyên gia khuyến khích những người từng bị  COVID-19 tiêm ít nhất một liều để tăng mức kháng thể trong cơ thể.

Tuy nhiên, một số khác khuyên rằng những người từng mắc COVID-19 nên tiêm đủ liều vắc xin, cụ thể là hai liều đối với vắc xin mARN hoặc một liều với vắc xin Johnson & Johnson 

Tái nhiễm thường hiếm xảy ra

Tiến sĩ Amesh Adalja, một học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, chuyên gia về nhiễm trùng cho biết: “Chúng tôi biết rằng trường hợp tái nhiễm thường không xảy ra, ít nhất là trong khoảng thời gian ngắn đối với biến thể ban đầu và các biến thể khác”.

Một nghiên cứu từ Phòng khám Cleveland theo dõi các trường hợp ở nhân viên y tế đã được tiêm chủng hoặc trước đó đã từng mắc COVID-19 cho thấy tỷ lệ tái nhiễm ở hai trường hợp trên về cơ bản là tương đương.

Tương tự, một nghiên cứu ở Qatar cũng cho thấy khả năng tái nhiễm của những người từng mắc COVID-19 và những người được tiêm chủng là thấp như nhau.

Mặc dù những nghiên cứu này cho thấy rất hiếm khi xảy ra sự tái nhiễm với các biến thể, nhưng quan trọng là những nghiên cứu này được tiến hành vào đầu năm nay và không được tiến hành ở những địa điểm có lưu hành nhiều biến thể Delta. 

Trường hợp tái nhiễm thường diễn biến nhẹ

Đã có những trường hợp tái nhiễm xảy ra, và phản ứng miễn dịch khác nhau ở mỗi người.

Trong khi một người có thể đã tạo ra miễn dịch mạnh và lâu dài sau khi nhiễm coronavirus, thì một người khác có thể chỉ tạo ra phản ứng miễn dịch yếu ớt hơn.

Bác sĩ Richard A. Martinello, một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm của Yale Medicine, đồng thời là phó giáo sư tại Đại học Yale, cho biết: “Miễn dịch hình thành sau khi nhiễm bệnh khác nhau đáng kể giữa những người khác nhau, nó thậm chí có thể không hình thành hoặc không tồn tại lâu đối với một số người”.

Một nghiên cứu nhỏ do các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford dẫn đầu đã phát hiện ra rằng những người tạo được phản ứng miễn dịch yếu hơn có thể có nhiều nguy cơ tái nhiễm từ các biến thể mới hơn

Nhưng trong hầu hết các trường hợp, khả năng miễn dịch được tạo ra từ lần nhiễm trùng trước đó thường có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các diễn biến nặng hơn của bệnh.

Adalja giải thích: “Thông thường, trường hợp tái nhiễm sẽ không quá nghiêm trọng vì đã có sẵn trí nhớ miễn dịch từ trước”.

Hệ thống miễn dịch của chúng ta bao gồm nhiều cơ chế cùng hoạt động như : kháng thể, tế bào T và tế bào B.

Các kháng thể là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể chống lại sự xâm nhập và bám vào các protein gai (đây là điểm thường bị đột biến giữa các biến thể).

Các kháng thể là tấm lá chắn giúp cơ thể ngăn ngừa kể cả sự nhiễm trùng nhẹ.

Tế bào T nhớ và tế bào B nhớ lặng lẽ sống trong các hạch bạch huyết của chúng ta và kích hoạt hoạt động khi tiếp xúc lại với mầm bệnh.

Tế bào T có thể nhận biết nhiều vị trí khác nhau của SARS-CoV-2 (ít nhất 57 vị trí), không chỉ riêng protein gai đã được nhắc đến trong rất nhiều bài báo.

Tế bào T rất quan trọng trong việc tấn công vi rút và ngăn ngừa bệnh nặng, nhập viện và tử vong.

Ngoài ra, một báo cáo gần đây đánh giá các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 trước đây đã chỉ ra rằng các tế bào B nhớ tạo ra các kháng thể mới có thể nhận diện dc các biến thể mới và đột biến của chúng khi tiếp xúc với mầm bệnh.

Do hệ thống miễn dịch của chúng ta rất phức tạp, phần lớn các trường hợp tái nhiễm - ngay cả với biến chủng delta – đều được cho là nhẹ. 

Các bác sĩ vẫn khuyên bạn nên tiêm phòng COVID-19

Adalja đang đề xuất chiến lược tiêm một liều vắc-xin.

“Tôi khuyên những người đã từng bị nhiễm COVID-19 nên tiêm phòng”. Adalja nói chỉ cần một mũi tiêm là đủ để tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể đối với những người từng mắc bệnh.

Các bằng chứng cho thấy rằng chỉ một liều tiêm sau lần nhiễm COVID -19 trước đó có thể tăng mức kháng thể thậm chí cao hơn so với hai liều tiêm ở những người không bị phơi nhiễm trước đó.

Nhưng do khả năng miễn dịch thay đổi khác nhau giữa những người khác nhau, Martinello khuyên rằng nên khuyến khích tiêm chủng đầy đủ.

Martinello nói: “Những người đã bị COVID nên tiêm phòng và nên tiêm đủ liều lượng của loại vắc xin mà họ chọn”

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vắc-xin có tác dụng chống lại các biến thể. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu về khả năng miễn dịch ở những người đã nhiễm COVID-19.

Martinello nói: “Tiêm phòng tạo ra đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ và cung cấp khả năng bảo vệ tuyệt vời chống lại COVID” 

Kết luận

Những người trước đây đã từng mắc COVID-19 thắc mắc rằng liệu họ có được bảo vệ mạnh mẽ khỏi biến thể delta hay không. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhìn chung, việc tái nhiễm rất hiếm gặp do tính chất phức tạp của hệ thống miễn dịch của chúng ta. Phần lớn các trường hợp tái nhiễm xảy ra thường khá nhẹ. Khả năng miễn dịch từ một lần nhiễm virus trước đó có thể bảo vệ cơ thể ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, do một vài điều chưa rõ, các bác sĩ truyền nhiễm khuyến cáo những người đã bị COVID-19 nên tiêm một liều để tăng cường kháng thể hoặc tiêm đầy đủ cả hai liều.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!