90 Bài tập hệ thức lượng trong tam giác (có đáp án năm 2024) - Toán 10

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập hệ thức lượng trong tam giác Toán 10 bộ sách Kết nối tri thức. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Toán 10, giải bài tập Toán 10 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Hệ thức lượng trong tam giác

Kiến thức cần nhớ

1. Định lí Côsin 

Đối với tam giác ABC, ta thường kí hiệu A, B, C là các góc của tam giác tại đỉnh tương ứng; a, b, c tương ứng là độ dài của các cạnh đối diện với đỉnh A, B, C; p là nửa chu vi; S là diện tích; R, r tương ứng là bán kính đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp tam giác.

Hệ thức lượng trong tam giác (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Định lí Côsin. Trong tam giác ABC:

a2 = b2 + c2 – 2bc.cosA.

b2 = c2 + a2 – 2ca.cosB.

c2 = a2 + b2 – 2ab.cosC.

Ví dụ: Cho tam giác ABC có góc A bằng 60° và AB = 2 cm, AC = 3 cm. Tính độ dài cạnh BC.

Hệ thức lượng trong tam giác (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

Áp dụng Định lí côsin cho tam giác ABC, ta có:

BC2 = AB2 + AC2 – 2AB . AC . cos 60o = 22 + 32 – 2.2.3. 12 = 7.

Suy ra BC = 7 (cm)

Vậy BC = 7 cm.

2. Định lí sin

Trong tam giác ABC: asinA=bsinB=csinC=2R.

Ví dụ: Cho tam giác ABC có A^=120°B^=30°, c = 10. Tính số đo góc C và a, b, R.

Hướng dẫn giải

Hệ thức lượng trong tam giác (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Theo Định lí tổng ba góc của tam giác, ta có: A^+B^+C^=180°.

Suy ra C^=180°(A^+B^)=180°(120°+30°)=30°.

Áp dụng Định lí sin, ta có: asinA=bsinB=csinC=2R

asin120°=bsin30°=10sin30°=2R.

Suy ra:

a=10sin30°sin120°=103

b=10sin30°sin30°=10

R=102sin30°=10.

Vậy a = 103; b = 10; R = 10; C^=300.

3. Giải tam giác và ứng dụng thực tế

- Việc tính độ dài các cạnh và số đo các góc của một tam giác khi biết một số yếu tố của tam giác đó được gọi là giải tam giác.

Chú ý: Áp dụng định lí côsin, sin và sử dụng máy tính cầm tay, ta có thể tính (gần đúng) các cạnh và các góc của một tam giác trong các trường hợp sau:

+ Biết hai cạnh và góc xen giữa.

+ Biết ba cạnh.

+ Biết một cạnh và hai góc kề.

Ví dụ: Giải tam giác ABC biết b = 12, C^=60°A^=100°.

Hướng dẫn giải

Theo định lí tổng ba góc của tam giác, ta có: A^+B^+C^=180°.

Suy ra B^=180°(A^+C^)=180°(100°+60°)=20°.

Áp dụng định lí sin, ta có: asinA=bsinB=csinC

asin100°=12sin20°=csin60°

Suy ra:

a=12sin20°sin100°34,6

c=12sin20°sin60°30,4

Vậy tam giác ABC có: A^=100°B^=20°C^=60°; a ≈ 34,6 ; b = 12; c ≈ 30,4.

Ví dụ: Để đo khoảng cách giữa hai đầu C và A của một hồ nước người ta không thể đi trực tiếp từ C đến A, người ta tiến hành như sau: Chọn 1 điểm B sao cho đo được khoảng cách BC, BA và góc BCA. Sau khi đo, ta nhận được BC = 5m, BA = 12m, BCA^=37o. Tính khoảng cách AC (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).

Hệ thức lượng trong tam giác (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

Áp dụng định lí sin đối với tam giác ABC ta có:

BCsinA=ABsinC

⇒ 5sinA=12sin370

⇒ sin A = 5.sin37o120,2508

⇒ A^ ≈ 14°31’

⇒ B^ ≈ 180° – (37° + 14°31’) = 128°29’.

Áp dụng định lí sin, ta có: ACsinB=ABsinC 

⇒ AC = ABsinCsinB = 12sin37°sin128°29' ≈15,61 (m)

Vậy khoảng cách AC ≈ 15,61 m.

4. Công thức tính diện tích tam giác

Đối với tam giác ABC: A, B, C là các góc của tam giác tại đỉnh tương ứng; a, b, c tương ứng là độ dài của các cạnh đối diện với đỉnh A, B, C; p là nửa chu vi; S là diện tích; R, r tương ứng là bán kính đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp tam giác.

Ta có các công thức tính diện tích tam giác ABC sau:

+) S = pr = (a+b+c)r2

+) S = 12bc sin A = 12ca sin B =12ab sin C.

+) S = abc4R

+) Công thức Heron: S = p(pa)(pb)(pc).

Ví dụ:

a) Tính diện tích tam giác ABC biết các cạnh b = 14 cm, c = 35 cm và A^=60o.

b) Tính diện tích tam giác ABC và bán kính đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp tam giác ABC, biết các cạnh a = 4 cm, b =  5 cm, c = 3 cm.

Hướng dẫn giải

a) Áp dụng công thức tính diện tích tam giác ABC, ta có:

S = 12bc sin A = 12.14.35.sin 60° = 12.14.35.32=24532(cm2).

Vậy diện tích tam giác ABC là: 24532 cm2.

b) Ta có nửa chu vi của tam giác ABC là: p=a+b+c2=4+5+32=122=6 (cm).

Áp dụng công thức Heron, ta có diện tích tam giác ABC là:

S = p(pa)(pb)(pc)=6.(64).(65).(63)=36=6(cm2).

Mặt khác: S = abc4R ⇒ R = abc4S4.5.34.6=52=2,5(cm).

Ta có: S = pr  ⇒ r = Sp = 66 = 1 (cm).

Vậy diện tích tam giác ABC là 6 cm2, bán kính đường tròn ngoại tiếp là 2,5 cm; bán kính đường tròn nội tiếp là 1 cm.

Các dạng bài tập hệ thức lượng trong tam giác

1. Hệ thống bài tập

Dạng 1. Giải tam giác

Phương pháp giải

+ Áp dụng các công thức sách giáo khoa như: Định lí cosin, hệ quả của định lí cosin, định lí sin, các công thức liên quan đến diện tích để vận dụng vào làm bài.

Dạng 2. Hệ thức liên hệ giữa các yếu tố trong tam giác, nhận dạng tam giác

Phương pháp giải

+ Áp dụng các công thức sách giáo khoa như: Định lí cosin, hệ quả của định lí cosin, định lí sin, các công thức liên quan đến diện tích để vận dụng vào làm bài.

Dạng 3. Ứng dụng thực tế

Phương pháp giải

+ Áp dụng các công thức sách giáo khoa như: Định lí cosin, hệ quả của định lí cosin, định lí sin, các công thức liên quan đến diện tích để vận dụng vào làm bài.

2. Hệ thống bài tập trắc nghiệm

Dạng 1. Định lý cosin, áp dụng định lý cosin để giải toán.

Dạng 2. Định lý sin, áp dụng định lý sin để giải toán.

Dạng 3. Diện tích tam giác, bán kính đường tròn.

Dạng 4. Ứng dụng thực tế.

Bài tập (có đáp án)

1. Bài tập vận dụng

B1. Bài tập tự luận

Bài 1: Giải tam giác ABC biết AB = 15, BC = 35, B^=60°. (Độ dài cạnh AC làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất, số đo góc A và C làm tròn đến độ).

Hướng dẫn giải

Áp dụng định lí côsin cho tam giác ABC, ta có:

AC2 = AB2 + BC2 – 2. AB. BC . cos B

= 152 + 352 – 2. 15. 35. cos 60° = 925.

Do đó AC = 925 ≈ 30,4.

Mặt khác:

BC2 = AB2 + AC2 – 2. AB. AC . cos A

⇒ cos A = AB2+AC2BC22.AB.AC152+9253522.15.9250,08.

⇒ A^95°

⇒  C^=180°(A^+B^)180°(95°+60°)=25°

Vậy tam giác ABC có:

A^95°B^=60°C^25°.

AB = 15, AC  ≈ 30,4; BC = 35.

Bài 2: Một hồ nước nằm ở góc tạo bởi hai con đường. Hãy tính khoảng cách từ B đến C, biết góc tạo bởi hai con đường là góc A bằng 120° và khoảng cách từ A đến B là 3 km, khoảng cách từ A đến C là 4 km.

Hệ thức lượng trong tam giác (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

Áp dụng định lí côsin cho tam giác ABC ta có:

BC2 = AB2 + AC2 – 2.AB.AC.cos A = 32 + 42 – 2. 3. 4 . cos 120° = 37.

⇒ BC = 37 ≈ 6,08 (km).

Vậy khoảng cách từ B đến C khoảng 6,08 km.

Bài 3: Tính diện tích tam giác ABC biết a = 12  cm, b = 15 cm , c = 23 cm.

Hướng dẫn giải

Ta có p=a+b+c2=12+15+232=502=25 (cm).

Áp dụng công thức Heron cho tam giác ABC ta có:

S = p(pa)(pb)(pc)

S =25.(2512).(2515).(2523)=650080,62 (cm2).

Vậy diện tích tam giác ABC là 80,62 cm2.

B2. Bài tập trắc nghiệm

Bài 4. Tam giác ABC có AC=33, AB = 3, BC = 6. Tính số

đo góc B

A. 60°;

B. 45°;

C. 30°;

D. 120°.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Hệ thức lượng trong tam giác (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Áp dụng hệ quả của định lý côsin, ta có: cosB=a2+c2b22ac

cosB=BC2+AB2AC22AB.BC=62+323322.6.3=12B^=60°.

Bài 5. Cho tam giác ABC có a = 2, b=6c=3+1. Tính bán kính R của đường tròn ngoại tiếp.

A. 2;

B. 22;

C. 23;

D. 3.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ta có: cosA=b2+c2a22bc=62+(3+1)2222.6.(3+1)=22A^ = 45°.

Do đó: R=a2sinA=22.sin45°=2.

Bài 6. Tính diện tích tam giác có ba cạnh lần lượt là 5; 12; 13.

A. 60;

B. 30;

C. 34;

D. 75.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Nửa chu vi của tam giác là: p=5+12+132=15

Diện tích của tam giác là:

S=pp5p12p13=1515515121513=30

2. Bài tập tự luyện có hướng dẫn (62 trang)

Xem thêm các dạng bài tập liên quan khác:

200 Bài tập Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2023)

100 Bài tập hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2023)

500 Bài tập Toán 10 bất phương trình và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2023)

60 Bài tập về Bất phương trình mũ và bất phương trình logarit (2024) có đáp án

300 Bài tập Toán 8 chương 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn (có đáp án năm 2023)

90 Bài tập hệ thức lượng trong tam giác (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 1)
Trang 1
90 Bài tập hệ thức lượng trong tam giác (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 2)
Trang 2
90 Bài tập hệ thức lượng trong tam giác (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 3)
Trang 3
90 Bài tập hệ thức lượng trong tam giác (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 4)
Trang 4
90 Bài tập hệ thức lượng trong tam giác (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 5)
Trang 5
90 Bài tập hệ thức lượng trong tam giác (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 6)
Trang 6
90 Bài tập hệ thức lượng trong tam giác (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 7)
Trang 7
90 Bài tập hệ thức lượng trong tam giác (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 8)
Trang 8
Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!