90 Bài tập các khái niệm mở đầu (có đáp án năm 2024) - Toán 10

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập các khái niệm mở đầu Toán 10. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Toán 10, giải bài tập Toán 10 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập các khái niệm mở đầu

Kiến thức cần nhớ

1. KHÁI NIỆM VECTƠ

+) Vecto là một đoạn thẳng có hướng.

Ví dụ 1: i) vecto AB: (đọc là vecto AB)   

ii) Vecto BA

iii) vecto u

+) Độ dài của vecto là khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của vecto đó.

Kí hiệu: độ dài của vecto AB là |AB|.

Ví dụ 2: |AB|=AB;|DE|=DE

+) Vecto không, là vecto có độ dài bằng 0. Ví dụ: AA,EE,...(điểm đầu trùng điểm cuối)

Kí hiệu chung là 0.

2. HAI VECTƠ CÙNG PHƯƠNG, CÙNG HƯỚNG, BẰNG NHAU

+) Giá của vecto:  là đường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của vecto đó.

Ví dụ: Giá của vecto CD là đường thẳng CD

+) Hai vecto được gọi là cùng phương nếu giá của chúng song song hoặc trùng nhau.

+) Hai vecto cùng phương thì chúng cùng hướng hoặc ngược hướng.

Ví dụ:

Ba vecto u,CD,AB cùng phương.

Trong đó 2 vecto u,CD cùng hướng, còn 2 vecto CD,AB ngược hướng.

+) Hai vecto được gọi là bằng nhau nếu chúng có cùng độ dài và cùng hướng.

* Chú ý:

- Chỉ khi hai vecto cùng phương ta mới nói tới chúng cùng hướng hay ngược hướng.

- Vecto 0 cùng phương, cùng hướng với mọi vecto.

- Với mỗi điểm O và vecto a cho trước, có duy nhất điểm A sao cho OA=a

* Nhận xét:

+) Ba điểm A, B, C thẳng hàng khi và chỉ khi AB và AC cùng phương.

+) Ba điểm A, B, C thẳng hàng, B nằm giữa khi và chỉ khi AB và AC cùng hướng.

Các dạng bài tập hàm số

Dạng 1. Xác định một vectơ; phương, hướng của vectơ; độ dài của vectơ.

+ Xác định một vectơ và xác sự cùng phương, cùng hướng của hai vectơ theo nghĩa.

+ Dựa vào các tình chất hình học của các hình đã cho biết để tính độ dài của một vectơ.

Dạng 2. Chứng minh hai vectơ bằng nhau.

+ Để chứng minh hai vectơ bằng nhau ta chứng minh chúng có cùng độ dài và cùng hướng hoặc dựa vào nhận xét nếu tứ giác ABCD là hình bình hành thì AB = DC hoặc AD = BC.

Dạng 3. Xác định điểm thoả đẳng thức vectơ.

+ Sử dụng: Hai véctơ bằng nhau khi và chỉ khi chúng cùng độ dài và cùng hướng.

Bài tập (có đáp án)

1. Bài tập vận dụng

B1. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Cho tam giác ABC có M là trung điểm của AB, N là trung điểm của AC và P là trung điểm của BC.

Lý thuyết Các khái niệm mở đầu - Toán 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Phát biểu nào dưới đây là sai.

A. MN=PC ;

B. AA  cùng hướng với PP ;

C. MB=AM ;

D. MN=PB .

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là D

+) Xét tam giác ABC, có:

M là trung điểm AB

N là trung điểm của AC

 MN là đường trung bình của tam giác ABC

 MN // BC và MN = 12 BC

Mà BP = PC = 12 BC (P là trung điểm của BC)

 MN = CP = PB (1)

Vì MN // BC nên MN // CP. Khi đó MN  và PC  cùng phương. Suy ra MN  và PC  cùng hướng (2)

Từ (1) và (2) suy ra MN  = PC . Do đó đáp án A đúng.

Lý thuyết Các khái niệm mở đầu - Toán 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 2. Cho hình thoi ABCD có độ dài hai đường chéo AC, BD lần lượt là 8 cm và 6 cm. Tính độ dài vectơ AB .

Lý thuyết Các khái niệm mở đầu - Toán 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. 10 cm;

B. 3 cm;

C. 4 cm;

D. 5cm.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là D

Lý thuyết Các khái niệm mở đầu - Toán 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD. Khi đó O là trung điểm của AC, cũng là trung điểm của BD.

 AO = OC = AC2=82=4cm.

 BO = OD = BD2=62=3cm.

Xét tam giác AOB vuông tại O, có:

AB2 = AO2 + BO2 (định lí Py – ta – go)

 AB2 = 42 + 32 = 16 + 9 = 25

 AB = 5 (cm)

AB=AB=5cm.

 

Vậy độ dài AB  là 5cm.

Câu 3. Cho hình vẽ sau:

Lý thuyết Các khái niệm mở đầu - Toán 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Cặp vectơ nào cùng hướng?

Lý thuyết Các khái niệm mở đầu - Toán 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là A

Lý thuyết Các khái niệm mở đầu - Toán 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

B2. Bài tập tự luận

Câu 4. Cho hình vẽ:

Lý thuyết Các khái niệm mở đầu - Toán 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Chỉ ra các vectơ cùng phương.

b) Chỉ ra các vectơ cùng hướng, ngược hướng.

c) Chỉ ra các vectơ bằng nhau.

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Các khái niệm mở đầu - Toán 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Ta nối các điểm đầu và điểm cuối của hai vectơ uvà vđể được tứ giác ABCD.

Xét tứ giác ABCD có:

AD // BC (vì AD và BC nằm trên hai dòng kẻ phân biệt)

AD = BC (cùng bằng 3 đơn vị)

Suy ra ABCD là hình bình hành.

Suy ra AB // DC.

Khi đó, ta có giá của hai vectơ u và v song song với nhau nên hai vectơ u và v cùng phương.

Ba vectơ abc có giá nằm trên các dòng kẻ dọc nên giá của các vectơ này trùng nhau hoặc song song, vì vậy ba vectơ này cùng phương.

Vectơ t không cùng phương với vectơ nào.

Vậy, hai vectơ u và v là hai vectơ cùng phương ; ba vectơ abc đôi một cùng phương.

b) Hai vectơ u và v cùng hướng.

Hai vectơ a và b ngược hướng.

Hai vectơ a và c ngược hướng.

Hai vectơ b và c cùng hướng.

Vậy các cặp vectơ cùng hướng là: u và vb và c. Các cặp vectơ ngược hướng là: a và ba và c.

c) Vì ABCD là hình bình hành nên AB = DC.

Hai vectơ u và v cùng hướng. Mặt khác |u|=DC|v|=AB, suy ra |u|=|v| .

Vậy, u = v.

Hai vectơ và cùng hướng, tuy nhiên không cùng độ dài: |b|=5|c|=2. Vì vậy b và c không bằng nhau.

Câu 5. Chứng minh rằng tứ giác ABCD là một hình bình hành khi và chỉ khi AB=DC .

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Các khái niệm mở đầu - Toán 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

– Giả sử ABCD là hình bình hành. Khi đó AB // DC và AB = DC.

Vì AB // DC nên AB và DC cùng phương. Từ hình vẽ dễ thấy AB và DC cùng hướng.

Vì AB = DC nên |AB|=|DC|.

Vậy AB = DC.

– Giả sử AB = DC. Khi đó AB và DC cùng hướng và |AB|=|DC|.

Từ AB và DC cùng hướng suy ra chúng cùng phương, hay AB // DC.

Từ |AB|=|DC| suy ra AB = DC.

Vậy ABCD là hình bình hành.

Vậy tứ giác ABCD là một hình bình hành khi và chỉ khi AB = DC.

2. Bài tập tự luyện có hướng dẫn

Xem thêm các dạng bài tập liên quan khác:

200 Bài tập Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2023)

100 Bài tập hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2023)

500 Bài tập Toán 10 bất phương trình và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2023)

60 Bài tập về Bất phương trình mũ và bất phương trình logarit (2024) có đáp án

300 Bài tập Toán 8 chương 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn (có đáp án năm 2023)

90 Bài tập các khái niệm mở đầu (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 1)
Trang 1
90 Bài tập các khái niệm mở đầu (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 2)
Trang 2
90 Bài tập các khái niệm mở đầu (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 3)
Trang 3
90 Bài tập các khái niệm mở đầu (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 4)
Trang 4
90 Bài tập các khái niệm mở đầu (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 5)
Trang 5
90 Bài tập các khái niệm mở đầu (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 6)
Trang 6
90 Bài tập các khái niệm mở đầu (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 7)
Trang 7
90 Bài tập các khái niệm mở đầu (có đáp án năm 2024) - Toán 10 (trang 8)
Trang 8
Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!