9 lợi ích sức khỏe của thiamin (vitamin b1), nguồn cung cấp và liều lượng

Thiamin, hay vitamin B1, là một chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và đem lại nhiều lợi ích như bảo vệ não, tim và tăng cường hệ miễn dịch.

Thiamin là gì?

Thiamin, hay còn được gọi là vitamin B1, là chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi mô cơ quan trong cơ thể, có vai trò là đồng yếu tố cho các phản ứng enzym trong cơ vân, tim, gan, thận và não.

Cơ thể hấp thu vitamin B1 từ thức ăn và thực phẩm chức năng, chất này được hấp thu tại ruột non thông qua cơ chế vận chuyển tích cực ở liều dinh dưỡng và qua khuếch tán thụ động ở liều dược lý.

Hầu hết vitamin B1 trong thức ăn ở dạng phosphoryl hóa, và các phosphatase trong ruột sẽ thủy phân chúng thành thiamin tự do trước khi vitamin được hấp thụ. Con người dự trữ thiamin chủ yếu trong gan, nhưng với một lượng rất nhỏ. 

Tóm tắt vai trò của thiamin

  • Quan trọng cho quá trình trao đổi chất
  • Tăng cường miễn dịch
  • Hỗ trợ chức năng não bộ
  • Giúp tiêu hóa
  • Bảo vệ tim 

Chức năng và lợi ích của thiamin 

Trao đổi chất

Cơ thể cần vitamin B1 để tổng hợp ATP - là dạng phân tử mang năng lượng chính. 

Thiamin giúp chuyển hóa carbohydrate thành glucose, đem lại nguồn năng lượng mà cơ thể cần sử dụng cho quá trình trao đổi chất. Đồng thời thiamin cũng tham gia phân hủy protein và chất béo. 

Thiamin đặc biệt cần thiết cho hệ thống phản ứng enzyme pyruvate dehydrogenase, có vai trò chuyển hóa đường. 

Chuyển hóa đường

Thiamin (như thiamin diphosphate, dạng hoạt động chính của vitamin) cần thiết cho quá trình chuyển hóa glucose. 

Có 17% đến 79% số người mắc bệnh đái tháo đường typ 1 hoặc typ 2 có lượng thiamin thấp  Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tăng lượng vitamin B1 sẽ làm giảm mức độ nặng của các triệu chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường giai đoạn đầu. 

Miễn dịch

Giống như các vitamin nhóm B phối hợp khác, vitamin B1 cũng được coi là vitamin “chống căng thẳng” vì nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng khả năng chống lại căng thẳng. 

Nghiên cứu trên chuột cho thấy uống thuốc ức chế vitamin B1 làm giảm đáng kể khả năng miễn dịch của chúng.

Não bộ

Các nghiên cứu trước đây ở bệnh nhân thất điều (một tình trạng gây giảm vận động) đã báo cáo rằng những bệnh nhân này có nồng độ thiamin thấp và rối loạn chức năng của pyruvate dehydrogenase. Điều trị lâu dài bằng thiamin đem lại những cải thiện đáng kể 

Vitamin B1 dường như giúp phát triển vỏ myelin trong hệ thần kinh, đó là một lớp áo bao quanh dây thần kinh giúp bảo vệ chúng khỏi bị hư hại và thoái hóa. 

Trong não, thiamin cần thiết đối với các tế bào thần kinh và các tế bào hỗ trợ khác. 

Những nghiên cứu khám nghiệm tử thi đã chỉ ra rằng các enzym phụ thuộc thiamin giảm hoạt động trong não của những người mắc bệnh Alzheimer.

Bổ sung thiamin và tác dụng với não bộ

Thiamin liều cao cải thiện tình trạng mệt mỏi ở bệnh nhân sau đột quỵ não.

Một số nhà nghiên cứu đề ra giả thuyết rằng liệu pháp vitamin B1 có tác động tích cực đến các bệnh thoái hóa thần kinh, nguồn:https://www.diabetes.co.ukMột số nhà nghiên cứu đề ra giả thuyết rằng liệu pháp vitamin B1 có tác động tích cực đến các bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson, Alzheimer và Huntington 

Các nghiên cứu sâu hơn cần được thực hiện trước khi đưa ra kết luận về tác dụng của thiamin đối với những người mắc bệnh thoái hóa thần kinh. 

Hệ tim mạch

Thiamin rất quan trọng đối với hoạt động của hệ thống tim mạch, và sự thiếu hụt thiamin có thể gây ra suy tim sung huyết. 

Bổ sung thiamin và tác dụng đối với tim mạch

Một đánh giá từ 20 nghiên cứu lâm sàng chỉ ra việc bổ sung thiamin đã cải thiện chức năng tim ở những người bị suy tim. 

So với giả dược, bổ sung thiamin trong 2 thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi đem lại sự cải thiện đáng kể phân suất tống máu thất trái. 

Đục thủy tinh thể

Các nghiên cứu gần đây cho thấy thiamin có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện bệnh đục thủy tinh thể. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng những người ăn nhiều protein cùng với vitamin A, B1, B2 và B3 (hoặc niacin) ít có nguy cơ bị đục thủy tinh thể hơn. Bổ sung đủ vitamin C, E và vitamin nhóm B phối hợp giúp bảo vệ thủy tinh thể. 

Tiêu hóa

Thiamin cũng cần thiết trong duy trì hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa. Vitamin B1 giúp điều hòa sản xuất axit clohydric – một chất cần thiết cho tiêu hóa thức ăn. 

Thiếu thiamin

Hội chứng Wernicke-Korsakoff 

Thiếu thiamin là nguyên nhân chính gây ra hội chứng Wernicke-Korsakoff (WKS) - một hội chứng rối loạn thần kinh liên quan đến rượu. Uống rượu có thể gây hại cho não thông qua nhiều cơ chế; một trong những cơ chế này liên quan đến giảm khả năng cung cấp vitamin B1 cho não ở những người uống rượu liên tục.

Bệnh Beriberi

Thiếu thiamin gây ra bệnh Beriberi. Một số triệu chứng bao gồm sưng nề, ngứa ran hoặc bỏng rát ở bàn tay và bàn chân cũng như khó thở do ứ dịch lỏng trong phổi.

Người dân ở các nước phát triển thường không mắc bệnh Beriberi vì thực phẩm chủ yếu của họ là ngũ cốc và bánh mì được bổ sung vitamin B1.

Nguồn cung cấp Thiamin

Một số thực phẩm giàu thiamin, nguồn: https://www.livescience.com 

Đồ ăn

Lượng

Thiamin (mg)

Đậu lăng (nấu, luộc)

½ chén

0,17

Đậu xanh (nấu chín, luộc chín)

½ chén

0,21

Gạo lứt, hạt dài (nấu chín)

1 cốc

0,19

Gạo trắng, hạt dài, đã nấu chín (nấu chín)

1 cốc

0,26

Gạo trắng, hạt dài, không hạt (nấu chín)

1 cốc

0,04

Bánh mì nguyên cám

1 lát

0,10

Bánh mì trắng (nhiều loại)

1 lát

0,23

Ngũ cốc ăn sáng tăng cường (lúa mì, bột xù)

1 cốc

0,31

Ngũ cốc ăn sáng mầm lúa mì (nướng, bánh tẻ)

1 cốc

1,88

Thịt lợn, nạc (thăn, thăn nội, nấu chín, quay)

85 gam

0,81

Hồ đào

28 gam

0,19

Rau bina (nấu chín, luộc)

½ chén

0,09

Cam

1 quả

0,11

Dưa đỏ

½ quả

0,11

Sữa

1 cốc

0,10

Trứng (nấu chín, luộc chín)

1 quả lớn

0,03

Liều lượng (RDA) 

Tuổi

Nam

Nữ

Phụ nữ có thai

Phụ nữa cho con bú

0-6 tháng

0.2 mg

0.3 mg

 

 

7-12 tháng

0.3 mg

0.4 mg

 

 

1-3 tuổi

0.5 mg

0.5 mg

 

 

4-8 tuổi

0.6 mg

0.6 mg

 

 

9-13 tuổi

0.9 mg

0.9 mg

 

 

14-18 tuổi

1.2 mg

1.0 mg

1.4 mg

1.4 mg

19-50 tuổi

1.2 mg

1.1 mg

1.4 mg

1.4 mg

51-70 tuổi

1.2 mg

1.1 mg

 

 

> 70 tuổi

1.3 mg

1.1 mg

 

 

Đun nấu thực phẩm có thể làm giảm hàm lượng thiamin trong đó. Ví dụ, quá trình thanh trùng làm giảm 20% hàm lượng thiamin trong sữa.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!