Bài tập về phenol
Kiến thức cần nhớ
Định nghĩa, phân loại
1. Định nghĩa
- Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm – OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen.
- Ví dụ:
- Nhóm – OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen được gọi là -OH phenol.
- Phenol đơn giản nhất là C6H5 – OH, phân tử gồm 1 nhóm -OH liên kết với gốc phenyl.
2. Phân loại
Dựa theo số nhóm -OH trong phân tử, các phenol được phân loại thành:
+ Phenol đơn chức: Phân tử chỉ có 1 nhóm – OH phenol. Ví dụ:
+ Phenol đa chức: Phân tử có hai hay nhiều nhóm -OH phenol. Ví dụ:
Phenol
1. Cấu tạo
- Phenol có công thức phân tử C6H6O và có công thức cấu tạo C6H5OH hoặc:
2. Tính chất vật lý
- Ở điều kiện thường: phenol là chất rắn, không màu, nóng chảy ở 43oC.
- Để lâu, phenol chuyển thành màu hồng do bị oxi hóa chậm trong không khí.
- Phenol rất độc, có thể gây bỏng da khi dính phải.
- Phenol tan ít trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng và trong etanol.
3. Tính chất hóa học
Phenol có phản ứng thế nguyên tử H của nhóm – OH và có tính chất của vòng benzen.
a. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của nhóm OH
- Tác dụng với kim loại kiềm:
2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa (Natri phenolat) + H2↑
- Tác dụng với bazơ:
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
⇒ Phenol có tính axit, tính axit của phenol rất yếu; dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
Nhận xét: Vòng benzen đã làm tăng khả năng phản ứng của nguyên tử H thuộc nhóm -OH trong phân tử phenol so với ancol.
b. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của vòng benzen
- Phản ứng với dung dịch brom:
- Phản ứng với dung dịch HNO3
⇒ Nguyên tử H của vòng benzen trong phân tử phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H của vòng benzen trong các phân tử hiđrocacbon thơm. Đó là ảnh hưởng của nhóm -OH tới vòng benzen.
4. Điều chế
Trong công nghiệp phenol được điều chế từ cumen theo sơ đồ:
Ngoài ra, phenol cũng có thể được điều chế từ benzen theo sơ đồ:
C6H6 → C6H5Br → C6H5ONa → C6H5OH
5. Ứng dụng
Phenol là nguyên liệu sản xuất nhựa phenol – fomanđehit; nhựa ure – fomanđehit … Ngoài ra phenol còn được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, thuốc nổ, chất diệt nấm mốc, chất diệt cỏ …
Các dạng bài tập phenol
Dạng 1: Công thức cấu tạo, tính chất vật lí, ứng dụng
Dạng 2: Phản ứng hoá học, nhận biết
Dạng 3: Bài toán liên quan đến lượng phenol trong phản ứng
Bài toán 1: Phenol phản ứng với kim loại kiềm, bazơ kiềm
Phương pháp giải
· Phenol phản ứng với dung dịch kiềm
Theo phương trình:
· Phenol tác dụng với kim loại kiềm
Phương trình hoá học:
Theo phương trình:
Bài toán 2: Phenol phản ứng với dung dịch brom
Phương pháp giải
· Phenol phản ứng với dung dịch Br2:
Theo phương trình:
· Phenol phản ứng với dung dịch HNO3 tương tự với Br2.
Bài tập tự luyện
1. Bài tập vận dụng
Câu 1: Một hỗn hợp X gồm ancol etylic và phenol tác dụng với Na dư cho ra hỗn hợp hai muối có tổng khối lượng là 25,2 gam. Cũng lượng hỗn hợp ấy tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol của chất trong hỗn hợp X và thể tích H2 bay ra (đkc) trong phản ứng giữa X và Na là :
A. 0,2 mol ancol ; 0,1 mol phenol ; 3,36 lít H2.
B. 0,18 mol ancol ; 0,1 mol phenol ; 5,376 lít H2.
C. 0,1 mol ancol ; 0,1 mol phenol ; 2,24 lít H2.
D. 0,2 mol ancol ; 0,2 mol phenol ; 4,48 lít H2.
Hướng dẫn giải:
Khi tác dụng với Na:
C2H5OH + Na → C2H5ONa + 1/2 H2
x y 0,5y (mol)
C6H5OH + Na → C6H5ONa + 1/2 H2
y y 0,5y (mol)
mmuối = mC2H5ONa + mC6H5ONa = 68x + 116y = 25,2g (1)
Khi tác dụng với NaOH, chỉ có phenol tác dụng:
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
nC6H5OH = nNaOH = 0,1 mol = y
⇒ x = 0,2 mol; VH2 = 22,4.0,5(x+y) = 3,36 lít⇒ Đáp án A
Câu 2: Cho 15,5 gam hỗn hợp 2 phenol A và B liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của phenol tác dụng vừa đủ với 0,5 lít dung dịch NaOH 0,3M. Công thức phân tử của 2 phenol và % khối lượng của hỗn hợp lần lượt là :
A. C7H7OH (69,68%) và C8H9OH (30,32%).
B. C6H5OH (69,68%) và C7H7OH (30,32%).
C. C6H5OH (30,32%) và C7H7OH(69,68%).
D. Kết quả khác.
Hướng dẫn giải:
Gọi công thức trung bình của 2 phenol là:
nNaOH = 0,15 mol;
⇒ A: C6H5OH (x mol); B: C7H7OH (y mol)
Ta có: x + y = 0,15 mol;
94x + 108y= 15,5
⇒ x = 0,05 mol; y = 0,1 mol
%mC6H5OH = 0,05.94/15,5.100% = 30,32%
⇒ Đáp án C
Câu 3: Để điều chế axit picric, người ta cho 14,1 gam phenol tác dụng với HNO3 đặc, H2SO4 đặc. Biết lượng axit HNO3 đã lấy dư 25% so với lượng cần thiết. Số mol HNO3 cần dùng và khối lượng axit picric tạo thành là :
A. 0,5625 mol ; 34,75 gam.
B. 0,45 mol ; 42,9375 gam.
C. 0,5625 mol ; 34,35 gam.
D. 0,45 mol ; 42,9375 gam.
Hướng dẫn giải:
C6H5OH + 3HNO3 H2SO4→ C6H2(NO2)3OH(axit picric)+ 3H2O
Pt: 94 → 189 → 229 (g)
Theo đề bài m phenol = 14,1g
⇒ mHNO3 = 14,1.189/94 = 28,35g ⇒ nHNO3 = 0,45mol
⇒ nHNO3 dùng = 0,45 + 25%.0,45 = 0,5625 mol
maxit picric = 14,1.229/94 = 34,35g
⇒ Đáp án C
Câu 4: X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất thơm ứng với công thức phân tử của X là
A. 5.
B. 4
C. 6.
D. 3.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
mC : mH : mO = 21 : 2 : 4
=> nC : nH : nO = 1,75 : 2 : 0,25 = 7 : 8 : 1
Ứng với CTPT này có 5 đồng phân:
Câu 5: Một dung dịch X chứa 5,4 gam chất đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho dung dịch X phản ứng với nước brom (dư) thu được 17,25 gam hợp chất chứa ba nguyên tử brom trong phân tử, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân tử chất đồng đẳng của phenol là
A. C7H7OH.
B. C8H9OH.
C. C9H11OH.
D. C9H11OH.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Gọi số mol Br2 là x mo1
Áp dụng BTKL:
5,4 + 160x = 17,25 + 81x => x = 0,15
=> nX = 0,05 mol
=> M = 5,4/0,05 = 108 => C7H7OH
Câu 6: Số hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O vừa tác dụng được với Na, vừa tác dụng với NaOH là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Hợp chất thơm vừa phản ứng được với Na, vừa phản ứng được với NaOH và phenol
Ứng với CTPT này có 5 đồng phân
Câu 7: Số chất ứng với công thức phân tử C7H8O (là dẫn xuất của benzen) đều tác dụng được Na sinh khí H2 nhưng không tác dụng với dung dịch NaOH là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Phản ứng được với Na nhưng không phản ứng được với NaOH
Hợp chất có nguyên tử H linh động nhưng không thể hiện tính axit → OHancol
Có duy nhất cấu tạo thỏa mãn với điều kiện đề bài
Ứng với CTPT này có 5 đồng phân
Bài 8: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mC : mH : mO = 21 : 2 : 8. Biết khí X phản ứng hoàn toàn với Na thì thu được số mol khí hiđro bằng số mol của X đã phản ứng. Số đồng phân của X (chưa vòng benzen) thỏa mãn các tính chất trên là
A. 7 B. 9
C. 3 D. 10
Đáp án: B
Bài 9: Dung dịch A gồm phenol và xiclohexanol trong hexan (làm dung môi). Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau:
- Phần một cho tác dụng với Na (dư) thu được 3,808 lít khí H2 (đktc).
- Phần hai phản ứng với nước brom (dư) thu được 59,58 gam kết tủa trắng.
Khối lượng của phenol và xiclohexanol trong dung dịch A lần lượt là:
A. 25,38g và 15g
B. 16g và 16,92g
C. 33,84g và 32g
D. 16,92g và 16g
Đáp án: C
Gọi số mol trong 1/2 dd A là: nC6H5OH = x mol; nC6H11OH = y mol
nH2 = 1/2. nC6H5OH + 1/2. nC6H11OH = 0,17 mol ⇒ x + y = 0,34 mol
n↓ = nC6H2OHBr3 = nC6H5OH = 0,18 mol ⇒ x = 0,18 ⇒ y = 0,16
⇒ mphenol = 0,18.94.2 = 33,84g; mxiclohexanol = 0,16.100.2 = 32g
Bài 10: Để nhận biết ba lọ mất nhãn: phenol, stiren, ancol benzylic, người ta dùng một thuốc thử duy nhất là:
A. Na
B. Dung dịch NaOH
C. Nước brom
D. Ca(OH)2
Đáp án: C
Dùng nước brom, chất nào làm mất màu dung dịch brom ⇒ stiren; chất nào tạo kết tủa trắng với nước brom ⇒ phenol; còn lại không hiện tượng gì là ancol benzylic
Bài 11: Phenol không phản ứng với chất nào sau đây ?
A. Na. B. NaOH.
C. NaHCO3. D. Br2.
Đáp án: C
Bài 12: Cho các phát biểu sau về phenol:
(a) Phenol vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na.
(b) phenol tan được trong dung dịch KOH.
(c) Nhiệt độ nóng chảy của phenol lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của ancol etylic.
(d) phenol phản ứng được với dung dịch KHCO3 tạo CO2.
(e) Phenol là một ancol thơm.
Trong các trường hợp trên, số phát biểu đúng là
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4.
Đáp án: C
Bài 13: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen, có công thức phân tử C7H8O, phản ứng được với dung dịch NaOH. Số chất thỏa mãn tính chất trên là
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2.
Đáp án: A
Bài 14: Hợp chất hữu cơ X( phân tử chứa vòng benzen) có công thức phân tử là C7H8O2. Khi X tác dụng với Na dư, số mol H2 thu được bằng số mol X tham gia phản ứng. Mặt khác, X tác dụng được với dung dịch NaOH theo tỉ lệ số mol 1 : 1. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C6H5CH(OH)2 . B. HOC6H4CH2OH
C. CH3C6H3(OH)2. D. CH3OC6H4OH.
Đáp án: B
Bài 15: Cho hỗn hợp X gồm etanol và phenol tác dụng với natri (dư) thu được 3,36 lít khí hi đro (đktc). Nếu hỗn hợp X trên tác dụng với nước brom vừa đủ, thu được 19,86 gam kết tủa trắng 2,4,6-tribromphenol. Thành phần phần trăm theo khối lượng của phenol trong hỗn hợp làD. 53,06
A. 66,2% B. 46,94% C. 33,8% D. 53,06 %
Đáp án: C
nC2H5OH + nC6H5OH = 0,3 mol
nC6H5OH = nC6H2Br3OH = 0,06 mol
%mC6H5OH = 33,8%
2. Bài tập tự luyện có hướng dẫn
(Xem thêm trong file dưới đây)
Xem thêm các dạng bải tập và câu hỏi liên quan khác
500 Bài tập Hóa 11 Chương 6: Hiđrocacbon không no (có đáp án)
500 Bài tập Hóa 11 Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ (có đáp án)
500 Bài tập Hóa 11 Chương 2: Nitơ - Photpho (có đáp án)
70 Bài tập Axit cacboxylic (có đáp án)
70 Bài tập về Anđehit – Xeton (2024) có đáp án chi tiết nhất