60 Bài tập về tiền Việt Nam (có đáp án năm 2023) - Toán lớp 3

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập tiền Việt Nam Toán lớp 3. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Toán lớp 3, giải bài tập Toán lớp 3 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Kiến thức cần nhớ

Các tờ tiền từ 1 000 đồng trở lên.

Lý thuyết Tiền Việt Nam (Kết nối tri thức 2022) hay, chi tiết | Toán lớp 3 (ảnh 1)

Lý thuyết Tiền Việt Nam (Kết nối tri thức 2022) hay, chi tiết | Toán lớp 3 (ảnh 2)

Các dạng bài tập về tiền Việt Nam

Dạng 1: Tính giá trị các tờ tiền

Dạng 2: So sánh

Dạng 3: Tìm tiền thừa

Dạng 4: Bài toán rút về đơn vị liên quan đến tiền Việt Nam

Dạng 5: Chuyển đổi tiền với các tờ giấy bạc đã học.

Bài tập tự luyện

Bài tập tự luyện số 1

Bài 1Chú lợn nào đựng nhiều tiền nhất?

Toán lớp 3 trang 86, 87 Bài 68: Tiền Việt Nam - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải

Quan sát hình vẽ, em thấy:

Chú lợn hồng đựng tổng số tiền là:

10 000 đồng + 20 000 đồng + 20 000 đồng = 50 000 đồng

Chú lợn xanh đựng 100 000 đồng.

Chú lợn tím đựng 50 000 đồng.

Vì 50 000 đồng < 100 000 đồng nên chú lợn xanh đựng nhiều tiền nhất.

Bài 2: Mẹ đi chợ mua chanh hết 3 000 đồng và mua hành hết 2 000 đồng. Mẹ đưa cho cô bán hàng 10 000 đồng. Chọn những cách cô bán hàng có thể trả lại tiền thừa cho mẹ.

Toán lớp 3 trang 86, 87 Bài 68: Tiền Việt Nam - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải

Em giải bài toán trên bằng hai bước tính:

Bước 1: Tính số tiền mẹ đã mua

Bước 2: Tính số tiền cô bán hàng cần trả mẹ

Bước 3: Tìm trong tranh những cách cô bán hàng có thể trả

Bài giải

Mẹ mua hết số tiền là:

3 000 + 2 000 = 5 000 (đồng)

Cô bán hàng cần trả mẹ số tiền là:

10 000 – 5 000 = 5000 (đồng)

Quan sát tranh, em thấy:

Cách A: 5 000 đồng

Cách B: 5 000 đồng (vì 1 000 đồng + 2 000 đồng + 2 000 đồng = 5 000 đồng)

Cách C: 6 000 đồng (vì 2 000 đồng + 2 000 đồng + 2 000 đồng = 6 000 đồng)

Vì cô bán hàng cần trả mẹ số tiền là 5 000 đồng nên cô bán hàng có thể trả mẹ theo cách A hoặc cách B.

Bài 3Khi mua mỗi món hàng dưới đây, ta cần trả một tờ tiền có trong hình bên.

Toán lớp 3 trang 86, 87 Bài 68: Tiền Việt Nam - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Em hãy tìm giá tiền của mỗi món hàng, biết:

Giá tiền của bóng đèn thấp nhất;

Giá tiền của quyển sách cao nhất;

Giá tiền của rô-bốt cao hơn giá tiền của cái lược.

Toán lớp 3 trang 86, 87 Bài 68: Tiền Việt Nam - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải

Sắo xếp các giá tiền trên theo thứ tự từ bé đến lớn, ta được: 10 000 đồng, 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng

Vì giá tiền của bóng đèn thấp nhất nên bóng đèn có giá 10 000 đồng.

Vì giá tiền của quyển sách cao nhất nên quyển sách có giá 100 000 đồng.

Còn lại hai mệnh giá là 20 000 đồng và 50 000 đồng

Vì giá tiền của Rô-bốt cao hơn giá tiền của cái lược nên Rô-bốt có giá 50 000 đồng; Cái lược có giá 20 000 đồng

Bài tập tự luyện số 2

Bài 1Tìm giá tiền của từng loại: bắp ngô, cà rốt, dưa chuột

Toán lớp 3 trang 86, 87 Bài 68: Tiền Việt Nam - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải

Giá tiền của bắp ngô là: 5000 đồng

Giá tiền của củ cà rốt là:

8 000 – 5 000 = 3 000 (đồng)

Giá tiền của quả dưa chuột là:

10 000 – 8 000 = 2 000 (đồng)

Đáp số: giá tiền bắp ngô: 5 000 đồng

             giá tiền củ cà rốt: 3 000 đồng

             giá tiền quả dưa chuột: 2 000 đồng

Bài 2Vào đầu vụ ngô, mẹ Lan mua 1 bắp ngô giá 5 000 đồng. Giữa vụ, với 5 000 đồng, mẹ Lan mua được 2 bắp ngô.

a) Giữa vụ giá tiền 1 bắp ngô là Toán lớp 3 trang 86, 87 Bài 68: Tiền Việt Nam - Kết nối tri thức (ảnh 1) đồng.

b) Giá tiền 1 bắp ngô ở đầu vụ nhiều hơn giá tiền 1 bắp ngô ở giữa vụ là Toán lớp 3 trang 86, 87 Bài 68: Tiền Việt Nam - Kết nối tri thức (ảnh 1) đồng.

Lời giải

a) Giữa vụ giá tiền 1 bắp ngô là:

5 000 : 2 = 2 500 (đồng)

b) Giá tiền 1 bắp ngô ở đầu vụ nhiều hơn giá tiền 1 bắp ngô ở giữa vụ là:

5 000 – 2 500 = 2 500 (đồng)

Đáp số: a) 2 500 đồng      b) 2 500 đồng

Bài 3Trong hội chợ do nhà trường tổ chức, Nam và Mai làm nước chanh để bán lấy tiền ủng hộ quỹ từ thiện. Dưới đây là số tiền để mua những nguyên liệu làm từ nước chanh của các bạn ấy.

Toán lớp 3 trang 86, 87 Bài 68: Tiền Việt Nam - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Hỏi Nam và Mai cần bao nhiêu tiền để mua số nguyên liệu trên?

b) Nam và Mai bán nước chanh được 80 000 đồng. Hỏi sau khi trừ đi tiền mua nguyên liệu, hai bạn còn bao nhiêu tiền?

Lời giải

Quan sát bảng trên, em thấy:

Số tiền để mua Nước là 20 000 đồng.

Số tiền để mua Đường kính là 14 000 đồng.

Số tiền để mua Chanh là 10 000 đồng.

a)

Số tiền Nam và Mai cần để mua số nguyên liệu trên là:

20 000 + 14 000 + 10 000 = 44 000 (đồng)

b)

Số tiền còn lại của hai bạn là:

80 000 – 44 000 = 36 000 (đồng)

Đáp số:  a) 44 000 đồng;

              b) 36 000 đồng

Bài 4Số?

Toán lớp 3 trang 86, 87 Bài 68: Tiền Việt Nam - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải

Ta có:

+) 50 000 = 10 000 × 5

Vậy 5 tờ 10 000 đồng đổi được 1 tờ 50 000 đồng.

+) 50 000 = 10 000 + 2 × 20 000

Vậy 1 tờ 50 000 đồng đổi được 1 tờ 10 000 đồng và 2 tờ 20 000 đồng.

+) 100 000 = 50 000 × 2

Vậy 1 tờ 100 000 đồng đổi được 2 tờ 50 000 đồng.

Em điền được như sau:

Toán lớp 3 trang 86, 87 Bài 68: Tiền Việt Nam - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài tập tự luyện số 3

Bài 1: Tô màu đỏ cho chú lợn đựng ít tiền nhất, màu xanh cho các chú lợn còn lại.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 82, 83 Bài 68 Tiết 1 - Kết nối tri thức

Lời giải:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 82, 83 Bài 68 Tiết 1 - Kết nối tri thức

Bài 2: Đ, S?

Mẹ vào một cửa hàng mua rau hết 20 000 đồng và mua thịt hết 70 000 đồng. Mẹ đưa cho cô bán hàng tờ 100 000 đồng. Số tiền cô bán hàng có thể trả lại cho mẹ là:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 82, 83 Bài 68 Tiết 1 - Kết nối tri thức

Lời giải:

Tổng số tiền mẹ mua hết là:

20 000 + 70 000 = 90 000 (đồng)

Số tiền cô bán hàng có thể trả lại cho mẹ là:

100 000 – 90 000 = 10 000 (đồng)

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 82, 83 Bài 68 Tiết 1 - Kết nối tri thức

Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

a) Mỗi món đồ sau được trả bằng một tờ tiền trong hình dưới đây. Biết giá tiền của bút bi thấp nhất, giá tiền của chiếc hội cười cao nhất và giá tiền của quả bóng gỗ gấp đôi giá tiền của quyển vở.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 82, 83 Bài 68 Tiết 1 - Kết nối tri thức

Vậy giá tiền của mỗi món đồ là:

Bút bi:……….. đồng; chiếc hộp cười: ………… đồng; quả bóng gỗ: ……… đồng; quyển vở: ………. đồng.

b) Nam muốn mua 4 chiếc bút bi. Nam phải trả ……… đồng.

Lời giải

a) Vậy giá tiền của mỗi món đồ là:

Bút bi: 2 000 đồng; chiếc hộp cười: 50 000 đồng; quả bóng gỗ: 20 000 đồng; quyển vở: 10 000 đồng.

b) Nam muốn mua 4 chiếc bút bi. Nam phải trả 8 000 đồng.

Bài tập tự luyện số 4

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 83, 84 Bài 68 Tiết 2 - Kết nối tri thức

Giá tiền của từng loại bánh kẹo là:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 83, 84 Bài 68 Tiết 2 - Kết nối tri thức

Lời giải:

Ta có:

Bánh mì + bánh ngọt + kẹo = 10 000 (đồng)

Bánh ngọt + bánh mì = 5 000 (đồng)

Bánh mì = 3 000 (đồng)

Vậy tiền kẹo là:

10 000 – 5 000 = 5 000 (đồng)

Tiền bánh ngọt là:

5 000 – 3 000 = 2 000 (đồng)

Ta điền được như sau:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 83, 84 Bài 68 Tiết 2 - Kết nối tri thức

Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Vào ngày đầu tháng và rằm, mẹ mua hoa cúc với giá 6 000 đồng một bông. Vào ngày bình thường, với 6 000 đồng, mẹ mua được 2 bông hoa cúc.

a) Ngày thường, giá tiền một bông hoa cúc là ……………….. đồng.

b) Giá tiền một bông hoa cúc vào ngày thường ít hơn giá tiền một bông hoa cúc vào ngày đầu tháng và rằm là …………….. đồng.

Lời giải:

a) Ngày thường, giá tiền một bông hoa cúc là 3 000 đồng.

b) Giá tiền một bông hoa cúc vào ngày thường ít hơn giá tiền một bông hoa cúc vào ngày đầu tháng và rằm là 3 000 đồng.

Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Bi làm một máy phát điện đồ chơi. Bánh răng và dây điện, Bi tháo ra từ những chiếc xe hỏng của em Gấu, còn lại bi phải mua một số vật dụng như trong bảng bên:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 83, 84 Bài 68 Tiết 2 - Kết nối tri thức

a) Để làm máy phát điện đồ chơi, Bi cần bỏ ra …………............................... đồng

b) Bi bán máy phát điện đồ chơi cho một cửa hàng lưu niệm được 100 000 đồng. Như vậy, so với số tiền bỏ ra, Bi đã được thêm ..................………………. đồng.

Lời giải:

Em điền:

a) Để làm máy phát điện đồ chơi, Bi cần bỏ ra 54 000 đồng

b) Bi bán máy phát điện đồ chơi cho một cửa hàng lưu niệm được 100 000 đồng. Như vậy, so với số tiền bỏ ra, Bi đã được thêm 46 000 đồng.

Giải thích:

a) Để làm máy phát điện đồ chơi, Bi cần bỏ ra số tiền là:

30 000 + 4 000 + 20 000 = 54 000 đồng

Vậy Bi cần bỏ ra 54 000 đồng

b) So với số tiền bỏ ra, Bi đã được thêm số tiền là:

100 000 – 54 000 = 46 000 đồng

Vậy Bi đã được thêm 46 000 đồng.

Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

+) 5 tờ 10 000 đồng đổi được 1 tờ 50 000 đồng.

+) …….. tờ 10 000 đồng đổi được 1 tờ 100 000 đồng.

+) …….. tờ 2 000 đồng đổi được 1 tờ 20 000 đồng.

+) 4 tờ 5 000 đồng đổi được …….. tờ 10 000 đồng.

Lời giải:

+) 5 tờ 10 000 đồng đổi được 1 tờ 50 000 đồng.

+) 10 tờ 10 000 đồng đổi được 1 tờ 100 000 đồng.

+) 10 tờ 2 000 đồng đổi được 1 tờ 20 000 đồng.

+) 4 tờ 5 000 đồng đổi được 2 tờ 10 000 đồng.

Bài tập tự luyện số 5

I. Bài tập trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Hà được mẹ cho hai tờ 10000 đồng để mua bút. Hà đã mua hết 15000 đồng. Số tiền còn lại của Hà là:

A. 3000 đồng

B. 5000 đồng

C. 6000 đồng

D. 15000 đồng

Câu 2: Lan mua 10 gói bánh có giá là 80000 đồng. Số tiền Lan phải trả khi mua 6 gói bánh như thế là:

A. 48000 đồng

B. 50000 đồng

C.52000 đồng

D. 54000 đồng

Câu 3: Mai có 50000 đồng gồm 5 tờ tiền có giá trị như nhau. Vậy nếu Mai có 2 tờ tiền như thế thì Mai có:

A. 12000 đồng

B. 10000 đồng

C. 20000 đồng

D. 15000 đồng

Câu 4: Ba tờ giấy bạc nào dưới đây có tổng số tiền bằng 60000 đồng

A. 3 tờ giấy bạc 10000 đồng

B. 1 tờ giấy bạc 10000 đồng và 2 tờ giấy bạc 20000 đồng

C. 2 tờ giấy bạc 10000 đồng và 1 tờ giấy bạc 20000 đồng

D. 3 tờ giấy bạc 20000 đồng

Câu 5: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 4 tờ giấy bạc 5000 đồng và 3 tờ giấy bạc 10000 đồng có tổng số tiền là … đồng

A. 50000

B. 40000

C.23000

D . 15000

II. Bài tập tự luận

Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm

Số bút chì 2 bút 3 bút … bút 9 bút
Số tiền 2800 đồng … đồng 7000 đồng … đồng

Bài 2: 1 quả trứng có giá 3300 đồng. Hồng đem 20000 đồng ra chợ để mua 5 quả trứng. Hỏi sau khi mua trứng, Hồng còn lại bao nhiêu tiền?

Bài 3: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:

a, 3 tờ giấy bạc 10000 đồng … 1 tờ giấy bạc 5000 đồng và 5 tờ giấy bạc 2000 đồng

b, 10 tờ giấy bạc 1000 đồng … 2 tờ giấy bạc 5000 đồng

c, 1 tờ giấy bạc 1000 đồng và 3 tờ giấy bạc 2000 đồng … 1 tờ giấy bạc 10000 đồng

Bài 4: Hà dùng 9000 đồng để mua đồ dùng học tập, trong đó 2/5 số tiền đó là dùng để mua bút. Hỏi Hà đã dùng bao nhiêu tiền để mua vở?

Đáp án bài tập tự luyện số 5

I. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
B A C D A

II. Bài tập tự luận

Bài 1:

Số bút chì 2 bút 3 bút 5 bút 9 bút
Số tiền 2800 đồng 4200 đồng 7000 đồng 12600 đồng

Bài 2:

5 quả trứng có giá tiền là:

3300 x 5 = 16500 (đồng)

Sau khi mua trứng, Hồng còn lại số tiền là:

20000 - 16500 = 3500 (đồng)

Đáp số: 3500 đồng

Bài 3:

a, 3 tờ giấy bạc 10000 đồng > 1 tờ giấy bạc 5000 đồng và 5 tờ giấy bạc 2000 đồng

b, 10 tờ giấy bạc 1000 đồng = 2 tờ giấy bạc 5000 đồng

c, 1 tờ giấy bạc 1000 đồng và 3 tờ giấy bạc 2000 đồng < 1 tờ giấy bạc 5000 đồng

Bài 4:

Số tiền Hà dùng để mua bút là:

9000 x 2 : 5 = 3600 (đồng)

Số tiền Hà dùng để mua vở là:

9000 - 3600 = 5400 (đồng)

Đáp số: 5400 đồng

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!