Kiến thức cần nhớ
Số dân của phường mình ở là 23 285 người, ...
-
5 không trừ được 7, lấy 15 trừ 7 bằng 8, viết 8 nhớ 1.
-
8 trừ 1 bằng 7, 7 trừ 6 bằng 1, viết 1.
-
2 không trừ được 9, lấy 12 trừ 9 bằng 3, viết 3 nhớ 1
-
3 trừ 1 bằng 2, 2 trừ 2 bằng 0, viết 0
-
2 trừ 1 bằng 1, viết 1
23 285 - 12 967 = 10 318
Các dạng bài tập về phép trừ trong phạm vi 100 000
Dạng 1. Tính, đặt tính rồi tính
Dạng 2. Toán đố
Dạng 3. Tìm x
Dạng 4. Tính nhẩm
Bài tập tự luyện
Bài tập tự luyện số 1
Bài 1: Tính?
Lời giải
Em thực hiện tính từ phải qua trái:
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
Lời giải
Bài 3: Tính nhẩm (theo mẫu):
Lời giải
a) 15 000 – 7 000
Nhẩm: 15 nghìn – 7 nghìn = 8 nghìn
15 000 – 7 000 = 8 000
b) 12 000 – 5 000
Nhẩm: 12 nghìn – 5 nghìn = 7 nghìn
12 000 – 5 000 = 7 000
c) 17 000 – 8 000
Nhẩm: 17 nghìn – 8 nghìn = 9 nghìn
17 000 – 8 000 = 9 000
Bài 4: Trong ba tháng đầu năm, một nhà máy sản xuất đồ chơi đã sản xuất được 24 500 xe ô tô. Tháng 1 nhà máy bán đi 10 600 xe ô tô, tháng 2 nhà máy bán đi 9 500 xe ô tô. Hỏi nhà máy còn lại bao nhiêu xe ô tô đồ chơi?
Lời giải
Em giải bài toán bằng hai bước tính:
Bước 1: Tính số xe ô tô đồ chơi nhà máy đã bán được
Bước 2: Tính số xe ô tô đồ chơi còn lại
Bài giải
Nhà máy đã bán được số xe ô tô đồ chơi là:
10 600 + 9 500 = 20 100 (xe ô tô đồ chơi)
Nhà máy còn lại số xe ô tô đồ chơi là:
24 500 – 20 100 = 4 400 (xe ô tô đồ chơi)
Đáp số: 4 400 xe ô tô đồ chơi
Bài tập tự luyện số 2
Bài 1: Tính nhẩm (theo mẫu):
Lời giải
a) 60 000 – 20 000
Nhẩm: 6 chục nghìn – 2 chục nghìn = 4 chục nghìn
60 000 – 20 000 = 40 000
90 000 – 70 000
Nhẩm: 9 chục nghìn – 7 chục nghìn = 2 chục nghìn
90 000 – 70 000 = 20 000
100 000 – 40 000
Nhẩm: 10 chục nghìn – 4 chục nghìn = 6 chục nghìn
100 000 – 40 000 = 60 000
b) 57 000 – 3 000
Nhẩm: 57 nghìn – 3 nghìn = 54 nghìn
57 000 – 3 000 = 54 000
43 000 – 8 000
Nhẩm: 43 nghìn – 8 nghìn = 35 nghìn
43 000 – 8 000 = 35 000
86 000 – 5 000
Nhẩm: 86 nghìn – 5 nghìn = 81 nghìn
86 000 – 5 000 = 81 000
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
97 582 – 81 645 |
56 938 – 9 456 |
43 572 – 637 |
Lời giải
Bài 3: Trong hai biểu thức dưới đây, biểu thức nào có giá trị lớn hơn?
Lời giải
Áp dụng kiến thức: Nếu biểu thức có phép cộng, phép trừ ta thực hiện từ trái qua phải.
a)
70 000 – 9000 + 6 023
= 61 000 + 6 023
= 67 023
b)
93 279 – 3 279 – 20 000
= 90 000 – 20 000
= 70 000
Vì 67 023 < 70 000 nên biểu thức b) có giá trị lớn hơn.
Bài 4: Đường từ nhà An đến thị xã gồm một đoạn lên dốc và một đoạn xuống dốc. Đoạn đường lên dốc dài 6 700m, đoạn đường xuống dốc ngắn hơn đoạn đường lên dốc là
2 900m. Hỏi đường từ nhà An đến thị xã dài bao nhiêu mét?
Lời giải
Tóm tắt:
Em giải bài toán bằng hai bước tính:
Bước 1: Tính độ dài đoạn đường xuống dốc
Bước: Tính độ dài đoạn đường từ nhà An đến thị xã
Bài giải
Đoạn đường xuống dốc dài là:
6 700 – 2 900 = 3 800 (m)
Đường từ nhà An đến thị xã dài là:
6 700 + 3 800 = 10 500 (m)
Đáp số: 10 500 mét
Bài 5: Tìm hiệu của số lớn nhất có năm chữ số và số bé nhất có 3 chữ số khác nhau.
Lời giải
Em xác định số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất có ba chữ số khác nhau. Từ đó, tìm hiệu của hai số đó.
Bài giải
Số lớn nhất có 5 chữ số là: 99 999
Số bé nhất có ba chữ số khác nhau là: 102
Hiệu hai số đó là:
99 999 – 102 = 99 897
Đáp số: 99 897
Bài tập tự luyện số 3
Bài 1: Tính
Lời giải:
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
Lời giải:
Bài 3: Tính nhẩm (theo mẫu).
Mẫu: 15 000 – 8 000 = ?
Nhẩm: 15 nghìn – 8 nghìn = 7 nghìn
15 000 – 8 000 = 7 000
14 000 – 6 000 =………….
16 000 – 9 000 = …………
13 000 – 7 000 = …………
17 000 – 8 000 = …………
Lời giải:
14 000 – 6 000 =………….
Nhẩm: 14 nghìn – 6 nghìn = 8 nghìn
14 000 – 6 000 = 8 000
16 000 – 9 000 = …………
Nhẩm: 16 nghìn – 9 nghìn = 7 nghìn
16 000 – 9 000 = 7 000
13 000 – 7 000 = ………..
Nhẩm: 13 nghìn – 7 nghìn = 6 nghìn
13 000 – 7 000 = 6 000
17 000 – 8 000 = ………….
Nhẩm: 17 nghìn – 8 nghìn = 9 nghìn
17 000 – 8 000 = 9 000
Bài 4: Theo kế hoạch, nông trường Đất Xanh dự định trồng 45 000 cây lấy gỗ để phủ xanh đồi trọc. Đợt 1 nông trường trồng được 14 500 cây, đợt 2 nông trường trồng được 16 200 cây. Hỏi nông trường đó còn phải trồng bao nhiêu cây nữa?
Bài giải
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Lời giải:
Bài giải
Nông trường đã trồng số cây là:
14 500 + 16 200 = 30 700 (cây)
Nông trường cần trồng thêm số cây xanh là:
45 000 – 30 700 = 14 300 (cây)
Đáp số: 14 300 cây.
Bài tập tự luyện số 4
Bài 1: Tính nhẩm (theo mẫu).
a)
Mẫu: 90 000 – 30 000 = ?
Nhẩm: 9 chục nghìn – 3 chục nghìn = 6 chục nghìn
90 000 – 30 000 = 60 000
70 000 – 50 000 = ………
80 000 – 40 000 = ………
60 000 – 20 000 = ………
100 000 – 50 000 = …….
b)
Mẫu: 47 000 – 5 000 = ?
Nhẩm: 47 nghìn – 5 nghìn = 42 nghìn
47 000 – 5 000 = 42 000
25 000 – 5 000 = …..
39 000 – 8 000 = …..
42 000 – 6 000 = …..
54 000 – 24 000 = ….
Lời giải:
a) 70 000 – 50 000 = ………
Nhẩm: 7 chục nghìn – 5 chục nghìn = 2 chục nghìn
70 000 – 50 000 = 20 000
80 000 – 40 000 = ………
Nhẩm: 8 chục nghìn – 4 chục nghìn = 4 chục nghìn
80 000 – 40 000 = 40 000
60 000 – 20 000 = ………
6 chục nghìn – 2 chục nghìn = 4 chục nghìn
60 000 – 20 000 = 40 000
100 000 – 50 000 = …….
Nhẩm: 1 trăm nghìn – 5 chục nghìn = 5 chục nghìn
100 000 – 50 000 = 50 000
b) 25 000 – 5 000 = …..
Nhẩm: 25 nghìn – 5 nghìn = 20 nghìn
25 000 – 5 000 = 20 000
39 000 – 8 000 = …..
Nhẩm: 39 nghìn – 8 nghìn = 31 nghìn
39 000 – 8 000 = 31 000
42 000 – 6 000 = …..
Nhẩm: 42 nghìn – 6 nghìn = 36 nghìn
42 000 – 6 000 = 36 000
54 000 – 24 000 = ….
Nhẩm: 54 nghìn – 24 nghìn = 30 nghìn
54 000 – 24 000 = 30 000
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Lời giải:
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
A. Giá trị của biểu thức M luôn lớn hơn giá trị của biểu thức N.
B. Giá trị của biểu thức M bằng giá trị của biểu thức N.
C. Giá trị của biểu thức M bé hơn giá trị của biểu thức N.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Biểu thức M:
60 000 – 8 000 + 4 035
= 52 000 + 4 035
= 56 035
Biểu thức N:
89 740 – 3 700 – 30 000
= 86 040 – 30 000
= 56 040
Ta so sánh 56 035 và 56 040
- Xét hàng chục nghìn, 5 = 5.
- Xét hàng nghìn, 6 = 6.
- Xét hàng trăm, 0 = 0.
- Xét hàng chục, 3 < 4
Do đó, 56 035 < 56 040
Bài tập tự luyện số 5
I. Bài tập trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Kết quả của phép tính 72932 - 49204 là:
A. 23684 B. 23545 C. 23859 D. 23728
Câu 2: Một cửa hàng tuần thứ nhất bán được 62941 ki lô gam gạo. Tuần thứ hai họ bán được ít hơn tuần thứ nhất 20142 ki lô gam gạo. Số ki lô gam gạo cửa hàng đã bán được trong tuần thứ hai là:
A. 42395kg B. 42957kg C.42799kg D. 48294kg
Câu 3: Tìm X, biết: X + 15968 = 72985
A. X = 57017 B. X = 57182 C. X = 57037 D. X = 57205
Câu 4: Tìm X, biết: X + 3205 x 6 = 31442
A.X = 12252 B.X = 12212 C. X = 12631 D. X = 12264
Câu 5: Giá trị của biểu thức 88394 - 49350 - 14859 là:
A. 24747 B. 24185 C.24285 D. 24386
II. Bài tập tự luận
Bài 1: Tính:
a, 62858 - 19394 b, 85328 - 29579
c, 58294 - 42950 d, 100000 - 72957
Bài 2: Tính:
a, Hiệu của số nhỏ nhất có 5 chữ số khác nhau với số chẵn lớn nhất có 4 chữ số
b, Hiệu của số lớn nhất có 5 chữ số khác nhau với số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau
Bài 3: Ba công nhân dệt được 75420 cái áo. Người thứ nhất dệt được 24680 cái và dệt ít hơn người thứ hai là 7865 cái. Hỏi người thứ ba dệt được bao nhiêu cái áo?
Bài 4: Đội thứ nhất sửa được 38295m đường, đội thứ hai sửa được 20283m đường. Hỏi đội thứ nhất sửa được nhiều hơn đội thứ hai bao nhiêu mét đường?
Đáp án bài tập tự luyện số 5
I. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
D | C | A | B | B |
II. Bài tập tự luận
Bài 1:
a, 62858 - 19394 = 43464
b, 85328 - 29579 = 55749
c, 58294 - 42950 = 15344
d, 100000 - 72957 = 27043
Bài 2:
a, Số nhỏ nhất có 5 chữ số khác nhau là: 12345
Số chẵn lớn nhất có 4 chữ số là: 9998
Ta có 12345 - 9998 = 2347
b, Số lớn nhất có 5 chữ số khác nhau là: 98765
Số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau là: 9876
Ta có: 98765 - 9876 = 88889
Bài 3:
Người thứ hai dệt được số áo là:
24680 - 7865 = 16815 (cái áo)
Người thứ ba dệt được số áo là: 75420 - 24680 - 16815 = 33925 (cái áo)
Đáp số: 33925 cái áo
Bài 4:
Đội thứ nhất sửa được nhiều hơn đội thứ hai số mét đường là:
38295 - 20283 = 18012 (mét)
Đáp số: 18012 mét đường