Kiến thức cần nhớ
Mi-li-lít là một đơn vị đo dung tích viết tắt là ml ....
Lượng nước ban đầu trong chai là 500 mi-li-lít.
Mi-li-lít là một đơn vị đo dung tích
Mi-li-lít viết tắt là ml
1l = 1000 ml
Bài tập tự luyện
Bài tập tự luyện số 1
Bài 1: Số?
Lời giải:
Quan sát hình vẽ, em xác định được lượng nước trong 3 ca lần lượt là 500 ml; 200 ml; 300 ml.
Vì ta rót hết nước từ bình sang 3 ca nên lượng nước có trong bình bằng tổng lượng nước trong 3 ca.
Tổng lượng nước trong 3 ca là:
500 ml + 200 ml + 300 ml = 1000 ml
Trả lời:
Lúc đầu, lượng nước trong bình có là 1000 ml.
Em điền được các số như sau:
Bài 2: Số?
Trong phích có 1 l nước. Rót nước ở phích sang 3 ca (như hình vẽ).
Lời giải:
a) Áp dụng kiến thức: 1 l = 1000 ml.
Số cần điền vào ô trống là 1000.
b) Quan sát hình vẽ, em xác định được lượng nước có ở trong 3 ca lần lượt là: 200 ml; 200 ml; 100 ml
Sau khi rót, lượng nước còn lại trong phích là:
1000 – 200 – 200 – 100 = 500 (ml)
Vậy số cần điền vào ô trống là 500.
Bài tập tự luyện số 2
Bài 1: Tính (theo mẫu):
Lời giải:
a) 120 ml – 20 ml = 100 ml.
b) 12 ml × 3 = 36 ml.
Bài 2: Một chai dầu ăn có 750 ml dầu. Sau khi mẹ đã dùng để nấu ăn thì trong chai còn lại 350 ml dầu. Hỏi mẹ đã dùng bao nhiêu mi-li-lít dầu để nấu ăn?
Lời giải:
Số mi-li-lít dầu ăn mẹ đã dùng để nấu ăn = Số lít dầu ăn có trong chai ban đầu – Số lít dầu còn lại sau khi nấu.
Bài giải
Mẹ đã dùng số mi-li-lít dầu ăn để nấu ăn là:
750 – 350 = 400 (ml)
Đáp số: 400 ml.
Bài tập tự luyện số 3
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Rót hết nước từ bình sang 3 ca (như hình vẽ).
a) Ca A có 500 ml nước, ca B có… ml nước, ca C có … ml nước.
b) Lúc đầu lượng nước trong bình là … ml.
Lời giải
a) Ca B có 400 ml nước, ca C có 100 ml nước.
b) Lúc đầu lượng nước trong bình là:
500 + 400 + 100 = 1 000 (ml).
Kết luận: Lúc đầu lượng nước trong bình là 1 000 ml.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Trong phích có 1l nước. Rót nước ở phích sang 3 ca (như hình vẽ).
a) 1l = … ml.
b) Sau khi rót, lượng nước còn lại trong phích là … ml.
Lời giải
a) 1l = 1 000 ml
b) Sau khi rót, lượng nước còn lại trong phích là:
1000 – 400 – 300 – 100 = 200 (ml).
Kết luận: Sau khi rót, lượng nước còn lại trong phích là 200 ml.
Bài 3: Tính.
a) 250 ml + 100 ml = … ml b) 9 ml × 3 = … ml
350 ml – 250 ml = … ml 27 ml : 3 = … ml
350 ml – 100 ml = … ml 27 ml : 9 = … ml
Lời giải
a) → 250 ml + 100 ml = 350 ml
→ 350 ml – 250 ml = 100 ml
→ 350 ml – 100 ml = 250 ml
b) 9 x 3 = 27 → 9 ml × 3 = 27 ml
27 : 3 = 9 → 27 ml : 3 = 9 ml
27 : 9 = 3 → 27 ml : 9 = 3 ml
Bài 4: Trong bình có 1 l nước. Việt rót nước từ trong bình đó vào đầy một ca 500 ml và một ca 300 ml. Hỏi trong bình còn lại bao nhiêu mi-li-lít nước?
Lời giải
Đổi: 1 l = 1 000 ml
Trong bình còn lại số mi-li-lít nước:
1 000 – 500 – 300 = 200 (g)
Đáp số: 200 gam
Bài tập tự luyện số 4
Bài 1: Mỗi bình đựng bao nhiêu nước? (Viết theo mẫu)
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ để xác định số ml nước trong mỗi bình (theo mẫu).
Lời giải:
Bài 2: Đọc dung tích ghi trên một vài hộp sữa, chai nước.
Phương pháp giải:
Em dùng các chai nước, hộp sữa và đọc dung tích của mỗi loại.
Lời giải:
Bài 3: Dùng bình có vạch chia mi-li-lít để nhận biết dung tích của một cốc nước, dung tích bình nước của em.
Phương pháp giải:
Em dùng bình có vạch chia mi-li-lít để xem cốc nước, bình nước của em đựng được bao nhiêu mi-li-nước.
Lời giải:
Em tự thực hành.
Bài tập tự luyện số 5
Bài 1: Số?
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức: 1 l = 1 000 ml
Lời giải:
Bài 2: Thay .?. bằng l hay ml?
Phương pháp giải:
Em ước lượng dung tích của các đồ vật, sau đó điền đơn vị đo thích hợp.
Lời giải:
Bài 3: Mỗi bình biểu thị lượng nước các bạn đã uống. Mỗi bạn cần uống thêm bao nhiêu nữa để đủ 2 l nước?
Phương pháp giải:
Bước 1: Quan sát tranh tìm lượng nước các bạn đã uống.
Bước 2: Tìm số nước cần uống thêm để đủ 2 lít nước.
Lời giải:
Đổi 2 l = 2 000 ml
Vân đã uống được 1 000 ml nước. Vậy Vân cần uống thêm lượng nước là 2 000 – 1 000 = 1 000 (ml)
Tuấn đã uống được 800 ml nước. Vậy Tuấn cần uống thêm lượng nước là 2 000 – 800 = 1 200 (ml)
Ta điền như sau:
Vân cần uống thêm 1 000 ml (1 lít) nước.
Tuấn cần uống thêm 1 200 ml (1 lít 200 ml) nước.
Bài 4: Mỗi bạn sẽ lấy hai bình nào để hai bạn có lượng nước bằng nhau?
Phương pháp giải:
- Xác định lượng nước ở mỗi bình.
- Tính nhẩm để tìm xác định các bình có tổng lượng nước bằng nhau.
Lời giải:
Bình A chứa 900 ml nước.
Bình B chứa 700 ml nước.
Bình C chứa 800 ml nước.
Bình D chứa 600 ml nước.
Ta có 900 ml + 600 ml = 700 ml + 800 ml
Vậy 1 bạn sẽ lấy bình nước A và D, bạn còn lại lấy bình nước B và C thì hai bạn có lượng nước bằng nhau.