Kiến thức cơ bản
Bài tập tự luyện
Bài tập tự luyện số 1
Bài 1:
Một chiếc khung sắt dạng khối hộp chữ nhật có các cạnh được sơn màu như hình vẽ.
a) Có mấy cạnh được sơn màu xanh, mấy cạnh được sơn màu đỏ?
b) Chọn câu trả lời đúng.
Người ta lắp một tấm gỗ vừa khít vào mặt trước của chiếc khung sắt đó. Miếng gỗ cần lắp có dạng hình gì?
A. Hình tròn
B. Hình tam giác
C. Hình chữ nhật
Lời giải:
a) Quan sát hình ảnh và đếm, ta được: Có 4 cạnh được sơn màu xanh, 8 cạnh được sơn màu đỏ.
b) Khối hộp chữ nhật có các mặt là hình chữ nhật. Người ta lắp tấm gỗ vào mặt trước của chiếc khung sắt đó nên miếng gỗ cần lắp phải có dạng hình chữ nhật.
Chọn C.
Bài 2: Số?
Ở gần mỗi đỉnh của một chiếc hộp gỗ dạng khối lập phương, bác Hà chạm ba bông hoa (như hình vẽ). Bác Hà đã chạm tất cả ? bông hoa.
Lời giải:
Hình lập phương có 8 đỉnh. Mỗi đỉnh bác Hà chạm 3 bông hoa.
Số bông hoa bác Hà chạm được = Số bông hoa bác Hà chạm được 1 đỉnh × 8.
Bài giải
Bác Hà đã chạm tất cả số bông hoa là:
3 × 8 = 24 (bông hoa)
Đáp số: 24 bông hoa.
Bài tập tự luyện số 2
Bài 1: Con kiến bò theo đường màu cam trên chiếc khung nhôm dạng khối hộp chữ nhật để đến chỗ hạt gạo (như hình vẽ).
Hỏi con kiến cần bò qua mấy cạnh?
Lời giải:
Quan sát hình vẽ em đếm được 3 cạnh trên đường đi màu cam của kiến.
Con kiến cần bò qua ba cạnh để đến được chỗ hạt gạo.
Bài 2: Số?
Chú Ba làm những chiếc đèn lồng có dạng khối lập phương. Mỗi cạnh dùng một nan tre, mỗi mặt dán một tờ giấy màu.
a) Mỗi chiếc đèn lồng cần dùng ? nan tre.
b) 5 chiếc đèn lồng như vậy cần dùng ? tờ giấy màu.
Lời giải:
a) Khối lập phương có tất cả 12 cạnh, mỗi cạnh dùng 1 nan tre. Vậy mỗi chiếc đèn lồng cần dùng 12 nan tre. Em điền số 12.
b) Khối lập phương có tất cả 6 mặt, mỗi mặt dán 1 tờ giấy màu.
Vậy 5 chiếc đèn lồng như vậy cần số tờ giấy màu là:
6 × 5 = 30 (chiếc)
Vậy 5 chiếc đèn lồng như vậy cần dùng 30 tờ giấy màu. Em điền số 30
Bài tập tự luyện số 3
Câu 1: Số đỉnh của khối lập phương là:
A. 6 đỉnh
B. 8 đỉnh
C. 10 đỉnh
D. 12 đỉnh
Đáp án: B
Giải thích:
Dựa vào đặc điểm của khối lập phương: Khối lập phương có 8 đỉnh.
Câu 2: “Khối lập phương có sáu mặt là các hình vuông bằng nhau”
Khẳng định trên đúng hay sai?
A. Sai
B. Đúng
Đáp án: B
Giải thích:
Khối lập phương có sáu mặt là các hình vuông bằng nhau.
Câu 3: Viên gạch trong hình vẽ có dạng hình gì?
A. Khối lập phương
B. Khối hộp chữ nhật
Đáp án: B
Giải thích:
Quan sát hình vẽ, ta thấy: Viên gạch có 6 mặt, các mặt đều là hình chữ nhật
Vậy viên gạch trong hình vẽ có dạng khối hộp chữ nhật.
Câu 4:
Bạn Kiên nói: “Khối rubik trong hình có dạng khối hộp chữ nhật”.
Bạn Ninh nói: “Khối rubik trong hình có dạng khối lập phương”.
Hỏi bạn nào nói đúng?
A. Bạn Kiên
B. Bạn Ninh
Đáp án: B
Giải thích:
Khối rubik trong hình có dạng khối lập phương.
Do đó, bạn Ninh nói đúng, bạn Kiên nói sai.
Câu 5: Cho hình vẽ:
Hình màu vàng là:
A. Khối hộp chữ nhật.
B. Khối lập phương.
Đáp án: B
Giải thích:
Quan sát hình vẽ, ta có:
Hình màu vàng là khối lập phương.
Câu 6: Hình nào sau đây là khối hộp chữ nhật?
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4
Đáp án: B
Giải thích:
Hình 2 có 6 mặt đều là hình chữ nhật, 8 đỉnh và 12 cạnh nên hình 2 là khối hộp chữ nhật.
Câu 7: Số cạnh của khối hộp chữ nhật là:
A. 6 cạnh.
B. 8 cạnh.
C. 10 cạnh.
D. 12 cạnh.
Đáp án: D
Giải thích:
Khối hộp chữ nhật có 12 cạnh.
Câu 8: Số mặt của khối hộp chữ nhật là:
A. 6
B. 8
C. 10
D. 12
Đáp án: A
Giải thích:
Khối hộp chữ nhật có 6 mặt là các hình chữ nhật.
Câu 1: Số đỉnh của khối lập phương là:
A. 6 đỉnh
B. 8 đỉnh
C. 10 đỉnh
D. 12 đỉnh
Đáp án: B
Giải thích:
Dựa vào đặc điểm của khối lập phương: Khối lập phương có 8 đỉnh.
Câu 2: “Khối lập phương có sáu mặt là các hình vuông bằng nhau”
Khẳng định trên đúng hay sai?
A. Sai
B. Đúng
Đáp án: B
Giải thích:
Khối lập phương có sáu mặt là các hình vuông bằng nhau.
Câu 3: Viên gạch trong hình vẽ có dạng hình gì?
A. Khối lập phương
B. Khối hộp chữ nhật
Đáp án: B
Giải thích:
Quan sát hình vẽ, ta thấy: Viên gạch có 6 mặt, các mặt đều là hình chữ nhật
Vậy viên gạch trong hình vẽ có dạng khối hộp chữ nhật.
Câu 4:
Bạn Kiên nói: “Khối rubik trong hình có dạng khối hộp chữ nhật”.
Bạn Ninh nói: “Khối rubik trong hình có dạng khối lập phương”.
Hỏi bạn nào nói đúng?
A. Bạn Kiên
B. Bạn Ninh
Đáp án: B
Giải thích:
Khối rubik trong hình có dạng khối lập phương.
Do đó, bạn Ninh nói đúng, bạn Kiên nói sai.
Câu 5: Cho hình vẽ:
Hình màu vàng là:
A. Khối hộp chữ nhật.
B. Khối lập phương.
Đáp án: B
Giải thích:
Quan sát hình vẽ, ta có:
Hình màu vàng là khối lập phương.
Câu 6: Hình nào sau đây là khối hộp chữ nhật?
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4
Đáp án: B
Giải thích:
Hình 2 có 6 mặt đều là hình chữ nhật, 8 đỉnh và 12 cạnh nên hình 2 là khối hộp chữ nhật.
Câu 7: Số cạnh của khối hộp chữ nhật là:
A. 6 cạnh.
B. 8 cạnh.
C. 10 cạnh.
D. 12 cạnh.
Đáp án: D
Giải thích:
Khối hộp chữ nhật có 12 cạnh.
Câu 8: Số mặt của khối hộp chữ nhật là:
A. 6
B. 8
C. 10
D. 12
Đáp án: A
Giải thích:
Khối hộp chữ nhật có 6 mặt là các hình chữ nhật.
Bài tập tự luyện số 4
Bài 1: Số?
Chiếc khung sắc của rạp xiếc có dạng khối lập phương với các cạnh được sơn màu xanh và đen (như hình vẽ).
a) Khung sắt đó có tất cả cạnh màu đen, cạnh màu xanh.
b) Nghệ sĩ xiếc ảo thuật cần lắp các tấm gỗ hình vuông vừa khít các mặt của chiếc khung đó. Nghệ sĩ cần dùng tất cả tấm gỗ như vậy.
Lời giải
Hình lập phương có: 8 đỉnh, 6 mặt, 12 cạnh.
a) Đếm số cạnh màu xanh và đen, ta thấy:
Khung sắt đó có tất cả 4 cạnh màu đen, 8 cạnh màu xanh.
b) Nghệ sĩ xiếc ảo thuật cần lắp các tấm gỗ hình vuông vừa khít các mặt của chiếc khung đó. Nghệ sĩ cần dùng tất cả 6 tấm gỗ như vậy (vì hình lập phương có 6 mặt).
Bài 2: Số?
Một cục tẩy dạng khối hộp chữ nhật gồm hai nửa màu xám và màu xanh (như hình vẽ).
Khối hộp chữ nhật đó có đỉnh ở nửa màu xanh và đỉnh ở nửa màu xám.
Lời giải
Cục tẩy gồm 1 khối hộp chữ nhật màu xanh và 1 khối hộp chữ nhật màu xám.
Do đó: Khối hộp chữ nhật đó có 8 đỉnh ở nửa màu xanh và 8 đỉnh ở nửa màu xám.
Bài 3: Số?
Trong hình là các khối gỗ dạng khối lập phương đặt sát nhau. Một con kiến bò từ A đến B theo đường kẻ màu trắng (như hình vẽ).
Đường đi của con kiến đã chạm vào tất cả cạnh của các khối gỗ.
Lời giải
Ta đếm như sau:
Vậy đường đi của con kiến đã chạm vào tất cả 7 cạnh của khối gỗ.
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Chú Tư làm những chiếc đèn lồng có khung dạng khối lập phương (như hình vẽ).
Ở mỗi đỉnh của chiếc khung, chú Tư dùng một sợi dây lạt để buộc. Để làm 5 chiếc khung đèn như vậy thì chú Tư cần dùng …. sợi dây lạt.
Lời giải
Khối lập phương có: 8 đỉnh.
Mỗi đỉnh chú Tư cần dùng 1 sợi dây lạt để buộc lên để làm 1 chiếc khung đèn lồng, chú Tư cần dùng 8 sợi dậy lạt để buộc.
Như vậy để làm 5 chiếc khung đèn lồng như vậy thì chú Tư cần dùng:
8 × 5 = 40 (sợi dây lạt).
Vậy số cần điền vào chỗ chấm là số 40.
Bài 5: Ba nghệ sĩ đang biểu diễn trên chiếc khung thép dạng khối hộp chữ nhật (như hình vẽ).
a) Em hãy tô màu xanh các cạnh của chiếc khung mà các nghệ sĩ đang bám.
b) Số?
Có … cạnh của chiếc khung mà các nghệ sĩ không bám vào.
Lời giải
a) Ta tô như sau:
b) Chiếc khung thép có tất cả 12 cạnh.
Các nghệ sĩ xiếc bám vào 3 cạnh.
Vậy có 9 cạnh của chiếc khung mà các nghệ sĩ không bám vào.
Bài tập tự luyện số 5
Bài 1: Số?
Để làm mô hình khối lập phương dưới đây, em cần:
…….. que tính
…….. viên đất nặn
Lời giải
Hình lập phương có 12 cạnh, 8 đỉnh.
Như vậy để làm mô hình khối lập phương, em cần:
12 que tính (làm cạnh)
8 viên đất nặn (làm đỉnh)
Bài 2: Nhấc ba khối gỗ lên, sẽ thấy vết là các hình trên cát.
Nối mỗi hình với vết của chúng.
Lời giải
- Các mặt của khối lập phương là hình vuông nên khi nhấc khối gỗ hình lập phương lên, ta thấy thấy vết trên cát của chúng là hình vuông.
- Các mặt của khối hộp chữ nhật là hình chữ nhật nên khi nhấc khối gỗ hình hộp chữ nhật lên, ta thấy thấy vết trên cát của chúng là hình chữ nhật.
- Mặt đáy của khối trụ là hình tròn nên khi nhấc khối gỗ hình trụ lên, ta thấy thấy vết trên cát của chúng là hình tròn.
Vậy ta nối như sau: