Kiến thức cần nhớ
Khi Rô-bốt lấy 1 quả bóng từ trong chiếc hộp (như hình vẽ), hai khả năng xảy ra là:
- Rô bốt lấy được 1 quả bóng xanh
- Rô bốt lấy được 1 quả bóng xanh
Bài tập tự luyện
Bài tập tự luyện số 1
Bài 1: Đ, S ?
Rô-bốt bê khay có 4 cái bánh: 3 bánh táo và 1 bánh dâu. Mi nhắm mắt và lấy 2 cái bánh trên khay.
a) Mi chắc chắn lấy được 2 bánh táo.
b) Mi có thể lấy được 1 bánh táo và 1 bánh dâu.
c) Mi không thể lấy được 2 bánh dâu.
Lời giải
Trên khay có 4 cái bánh: 3 bánh táo và 1 bánh dâu
a) Sai (vì Mi có thể lấy được 1 bánh táo và 1 bánh dâu)
b) Đúng (vì trên khay có cả bánh táo và bánh dâu nên khả năng Mi lấy được 1 bánh táo và 1 bánh dâu là có thể xảy ra)
c) Đúng (vì trên khay chỉ có 1 bánh dâu nên khả năng Mi lấy được 2 bánh dâu là không thể xảy ra)
Em điền được như sau:
Bài 2: Việt có một xúc xắc tự làm. Khi quan sát từ hai hướng ta thấy 6 mặt của xúc xắc đó như hình vẽ dưới đây.
Nếu Việt gieo xúc xắc đó một lần và quan sát mặt trên của xúc xắc thì sự kiện nào có thể xảy ra?
Lời giải
Quan sát ta thấy, xúc xắc là khối lập phương có 6 mặt, trên mỗi mặt có chứa lần lượt là: Chiếc lá; Chấm tròn; Cây kem; Chiếc kẹo; Hình vuông; Bút chì
Do vậy, khi gieo xúc xắc đó một lần và quan sát mặt trên thì có 6 sự kiện có thể xảy ra hoặc “chiếc lá” hoặc “chấm tròn” hoặc “cây kem” hoặc “chiếc kẹo” hoặc “hình vuông” hoặc “bút chì”.
Bài tập tự luyện số 2
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Trong lớp của Mai có một chiếc nón kì diệu như hình vẽ dưới đây.
Mai quay chiếc nón đó một lần và quan sát màu sắc của miền mà mũi tên chỉ vào. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Mũi tên chắc chắn chỉ vào miền màu xanh.
B. Mũi tên không thể chỉ vào miền màu trắng.
C. Mũi tên có thể chỉ vào miền màu xanh hoặc màu trắng.
D. Mũi tên có thể chỉ vào miền màu đỏ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Vì chiếc nón có cả miền màu xanh và miền màu trắng, nên khi Mai quay chiếc nón mũi tên có chỉ vào miền màu xanh hoặc màu trắng.
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
Trong hộp có 2 cái bút màu xanh và 1 cái bút màu đen. Việt nhắm mắt và lấy 2 cái bút ra khỏi hộp cùng lúc.
Các khả năng có thể xảy ra khi Việt lấy bút ra khỏi hộp là:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Lời giải:
Các khả năng có thể xảy ra khi Việt lấy bút ra khỏi hộp là:
Việt lấy được 2 cái bút màu xanh.
Việt lấy được 1 bút màu xanh và 1 bút màu đen.
Bài 3: ?
Nam đã nướng 4 chiếc bánh quy có bề ngoài giống hệt nhau, nhưng phần nhân khác nhau: 2 chiếc bánh mứt dâu, 1 chiếc bánh mứt cam và 1 chiếc bánh mứt nho. Nam đang chọn một chiếc bánh trong số bánh đó để ăn.
a) Chắc chắn Nam sẽ chọn được bánh mứt dâu.
b) Có thể Nam sẽ chọn được bánh mứt nho.
c) Nam không thể chọn được bánh mứt cam.
d) Có thể Nam sẽ chọn được bánh mứt táo.
Lời giải:
a) Chắc chắn Nam sẽ chọn được bánh mứt dâu.
b) Có thể Nam sẽ chọn được bánh mứt nho.
c) Nam không thể chọn được bánh mứt cam.
d) Có thể Nam sẽ chọn được bánh mứt táo.
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Rô-bốt có 2 xúc xắc gồm 6 mặt:
Bạn ấy đã gieo 2 xúc xắc đó, quan sát mặt trên và tính tổng số chấm nhận được. Hỏi trong số những sự kiện dưới đây, sự kiện nào không thể xảy ra?
A. Rô-bốt nhận được tổng bằng 12.
B. Rô-bốt nhận được tổng bằng 5
C. Rô-bốt nhận được tổng bằng 8
D. Rô- bốt nhận được tổng bằng 1.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Bạn Rô – bốt không thể nhận được tổng bằng 1.
Tổng nhỏ nhất bạn Rô – bốt có thể nhận được là 1 + 1 = 2 (Hai xúc xắc đều xuất hiện 1 chấm).
Tổng lớn nhất bạn Rô – bốt có thể nhận được là 6 + 6 = 12 (Hai xúc xắc đều xuất hiện 6 chấm.
Bài tập tự luyện số 3
Bài 1: Viết vào chỗ chấm: hình Quốc huy hay số 5 000
Lời giải:
Bài 2: Điền có thể, chắc chắn hay không thể vào chỗ chấm
Mỗi hộp có hai quả bóng. Không nhìn vào hộp, lấy ra một quả bóng.
Lời giải:
a)
Quả bóng lấy ra có thể màu xám.
Quả bóng lấy ra có thể màu xanh.
Quả bóng lấy ra không thể màu đỏ.
b)
Quả bóng lấy ra không thể màu xám
Quả bóng lấy ra chắc chắn màu xanh.
Bài 3: Đúng ghi đ, sai ghi s
Trong hộp có 3 thẻ . Không nhìn vào hộp, lấy ra một thẻ.
a) Có thể lấy được thẻ mang số 3.
b) Chắc chắn lấy được thẻ mang số bé hơn 4.
c) Không thể lấy được thẻ mang số 1.
Lời giải:
Câu đúng: a, c
- Vì trong hộp có 3 thẻ số 2, 3, 4 nên nếu không nhìn vào hộp, có thể lấy được thẻ mang số 3 và không thể lấy được thẻ mang số 1 (do không có thẻ nào mang số 1 trong 3 thẻ trên)
Câu sai: b
- Vì trong hộp có thẻ số 4 nên khi lấy bất kì một thẻ, có thể lấy được thẻ mang số 4. Mà 4 = 4 nên khẳng định ở câu b là sai
Bài 4: Hoàn chỉnh câu sau:
Bạn Vinh quay bánh xe ở hình bên, khi bánh xe dừng lại, kim có thể chỉ vào phần hình tròn màu ………………
Lời giải:
Vòng tròn có 3 màu: màu xanh, màu xám, màu trắng. Như vậy khi bạn Vinh quay bánh xe sẽ có 3 khả năng xảy ra:
Khi bánh xe dừng lại:
+ Kim có thể chỉ vào phần hình tròn màu xanh.
+ Kim có thể chỉ vào phần hình tròn màu xám.
+ Kim có thể chỉ vào phần hình tròn màu trắng.
Bài tập tự luyện số 4
Bài 1:
a) Quan sát đồng xu gồm hai mặt như sau:
Quy ước: Mặt xuất hiện chữ N trên đồng xu là mặt ngửa, mặt xuất hiện chữ S trên đồng xu là mặt sấp.
b) Tung đồng xu ở câu a một lần. Nêu những khả năng có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu.
Trả lời: …………………………………………………………………………………….
Lời giải
Trả lời: Đồng xu có thể xuất hiện mặt ngửa hoặc mặt sấp.
Bài 2: Một hộp đựng một số quả bóng xanh và một số quả bóng đỏ. Bạn An bịt mắt lấy một cách ngẫu nhiên một quả bóng. Hỏi có những khả năng nào về màu sắc của quả bóng được lấy ra?
Trả lời: …………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………..
Lời giải
Có 2 khả năng về màu sắc của quả bóng được lấy ra là:
- An có thể lấy được quả bóng màu đỏ
- An có thể lấy được quả bóng màu xanh
Bài 3: Một hộp kín đựng 3 chiếc thẻ có hình dạng giống nhau lần lượt ghi các số 2, 7, 4. Bạn Khoa rút ra một cách ngẫu nhiên trên một chiếc thẻ. Sử dụng các từ “chắc chắn”, “có thể”, “không thể” để mô tả cho khả năng rút ra được chiếc thẻ ghi số 2.
Trả lời: …………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………..
Lời giải
Trả lời: Bạn Khoa “có thể” rút ra được chiếc thẻ ghi số 2.
Bài 4: Trò chơi “Vòng xoay may mắn”
Bình quay đĩa tròn một lần. Khi vòng quay dừng lại thì chiếc kim sẽ chỉ vào một phần đĩa tròn đã tô màu. Sử dụng các từ “chắc chắn”, “có thể”, “không thể” để mô tả cho khả năng chiếc kim chỉ vào phần màu vàng khi đĩa tròn dừng lại.
Lời giải
Kim “có thể” chỉ vào ô màu vàng khi đĩa tròn dừng lại