60 Bài tập về hình học và đo lường (có đáp án năm 2023) - Toán lớp 3

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập hình học và đo lường Toán lớp 3. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Toán lớp 3, giải bài tập Toán lớp 3 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập tự luyện

Bài tập tự luyện số 1

Bài 1:

a) Mỗi đồ vật dưới đây có dạng hình khối gì?

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Chọn hình thích hợp đặt vào dấu “?”.

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

a) Rô-bốt hụt bụi có dạng khối trụ.

Khối ru-bích có dạng khối lập phương.

Quả địa cầu có dạng khối cầu.

Bể cá có dạng khối hộp chữ nhật.

b) Các hình khối đang được sắp xếp theo thứ tự khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối lập phương, khối cầu và cứ thế lặp lại theo trình tự đó.

Vậy dấu “?” đứng sau hình trụ nên nó là khối lập phương.

Chọn C.

Bài 2: Nêu tên ba điểm thẳng hàng có trong hình bên.

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng.

Vậy trong hình trên có 3 điểm thẳng hàng là:

A, M, C

A, N, B

C, O, N

B, O, M

Bài 3Con ốc sên bò đến cây chuối theo đường gấp khúc ABCD. Tính độ dài quãng đường ốc sên phải bò.

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Để bò đến cây chuối, ốc sên phải bò qua các quãng đường AB, BC, CD. Vậy ốc sên phải bò quãng đường dài số xăng-ti-mét là:

125 + 380 + 300 = 805 cm.

Bài giải:

Con ốc sên phải bò quãng đường dài số xăng-ti-mét để đến cây chuối là:

125 + 380 + 300 = 805 (cm)

                        Đáp số: 805 cm.

Bài 4Vẽ hình (theo mẫu)

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 5Chọn câu trả lời đúng.

Trong hình bên có bao nhiêu hình tứ giác?                    

Chọn câu trả lời đúng.

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trong hình bên có bao nhiêu hình tứ giác?

A. 3 hình

B. 4 hình

C. 5 hình

D. 6 hình

Lời giải:

Hình tứ giác là hình gồm 4 cạnh và 4 đỉnh.

Em đếm từng hình riêng sau đó ghép các hình lại với nhau (nếu có). Em đếm được có tất cả 5 hình tứ giác là (1); (2); (3); tứ giác được ghép bởi (2, 3); tứ giác được ghép bởi (1, 2, 3).

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Chọn đáp án C.

Bài tập tự luyện số 2

Bài 1Số?

a)

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Hai can dưới đây chứa đầy dầu.

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

a) Cân có quả mít: Kim cân chỉ đúng số 7. Vậy quả mít cân nặng 7 kg.

Cân có quả dưa hấu: Kim cân chỉ đúng số 3. Vậy quả dưa hấu cân nặng 3 kg.

Muốn biết quả mít nặng hơn quả dưa hấu bao nhiêu kg, ta lấy số cân của quả mít trừ đi số cân của quả dưa hấu.

Ta có 7 kg – 3 kg = 4 kg.

Vậy quả mít nặng hơn quả dưa hấu 4 kg.

Em điền được các số như sau:

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Muốn biết cả hai can có bao nhiêu lít dầu, ta lấy số lít dầu ở can thứ nhất cộng với số lít dầu ở can thứ hai.

Ta có 5 + 10 l = 15 l.

Vậy cả hai can dầu có 15 l dầu.

Em điền được số như sau:

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 2Chọn câu trả lời đúng.

a) Đồng hồ bên đổ chuông lúc:

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Nếu ngày 4 tháng 10 là thứ Ba thì ngày 10 tháng 10 là:

A. Chủ nhật          

B. Thứ Hai            

C. Thứ Ba             

D. Thứ Tư

Lời giải:

a) Đồng hồ bên có kim ngắn chỉ hơn số 6 một chút, tức là 6 giờ hơn và kim dài chỉ số 3, tức là 15 phút. Vậy đồng hồ đó chỉ 6 giờ 15 phút.

Chọn đáp án C.

b) Từ ngày 4 tháng 10 đến ngày 10 tháng 10 là 6 ngày.

Ngày 4 tháng 10 là thứ Ba thì 7 ngày sau là ngày 11 tháng 10 cũng là thứ Ba.

Ngày 10 tháng 10 trước ngày 11 tháng 10 một ngày nên ngày 10 tháng 10 là thứ Hai.

Chọn đáp án B.

Bài 3: Mỗi tuần gia đình cô Hoa ăn hết 5 kg gạo. Cô Hoa mua về 20 kg gạo. Hỏi gia đình cô Hoa ăn trong mấy tuần thì hết số gạo đó?

Lời giải:

Có 20kg gạo, mỗi tuần ăn hết 5 kg gạo. Vậy số gạo đó ăn trong mấy tuần, ta làm phép tính chia, lấy 20 : 5 = 4. Vậy số gạo đó ăn trong 4 tuần.

Bài giải

Gia đình cô Hoa ăn trong số tuần thì hết số gạo đó là:

20 : 5 = 4 (tuần)

                  Đáp số: 4 tuần.

Bài 4Tìm hai đồng hồ chỉ cùng giờ vào buổi chiều hoặc buổi tối.

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Đồng hồ A chỉ 2 giờ 15 phút hay 14 giờ 15 phút. Vậy đồng hồ A và đồng hồ N chỉ cùng giờ.

Đồng hồ B chỉ 5 giờ 30 phút hay 17 giờ 30 phút. Vậy đồng hồ B và đồng hồ Q chỉ cùng giờ.

Đồng hồ C chỉ 7 giờ 15 phút hay 19 giờ 15 phút. Vậy đồng hồ C và đồng hồ M chỉ cùng giờ.

Đồng hồ D chỉ 9 giờ đúng hay 21 giờ. Vậy đồng hồ D và đồng hồ P chỉ cùng giờ.

Em nối được như sau:

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 5Đố bạn!

Có một can 3 l và một can 5 l. Chỉ dùng hai cái can đó, làm thế nào để lấy được 1 l nước từ bể nước?

Toán lớp 3 trang 21, 22, 23 Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Lần 1: Em lấy đầy nước vào can 3 l, sau đó đổ vào can 5 l.

Lần 2: Em lại lấy đầy nước vào can 3 l và đổ vào can 5 l.

Vì 2 lần lấy đầy can 3l thì được 6 l, khi đổ vào can 5 l sẽ dư ra một lượng nước ở can 3 l. Đó chính là 1 l nước.

Bài tập tự luyện số 3

Bài 1: Nối mỗi đồ vật sau với tên gọi thích hợp (theo mẫu):

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 10, 11 Ôn tập về hình học và đo lường | Cánh diều

Lời giải:

- Những đồ vật có dạng khối lập phương là: Hộp quà, xúc xắc.

- Những đồ vật có dạng khối hộp chữ nhật là: Quyển sách, hộp giấy lụa, hộp bánh quy.

- Những đồ vật có dạng khối trụ là: Bình nước, đèn pin, hộp cầu lông, hộp hạt điều.

- Những đồ vật có dạng khối cầu là: Quả banh, quả bóng tennis.

Vậy ta nối được như sau:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 10, 11 Ôn tập về hình học và đo lường | Cánh diều

Bài 2:

a) Đo độ dài các đoạn thẳng sau rồi viết kết quả vào chỗ chấm

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 10, 11 Ôn tập về hình học và đo lường | Cánh diều

Đoạn thẳng dài nhất trong các đoạn thẳng trên là: …………

b) Vẽ đoạn thằng MN có độ dài 1 dm:

……………………………………………………………………………………………..

Lời giải:

a) Đo độ dài các đoạn thẳng trong hình vẽ, ta được:

AB = 11 cm; CD = 7 cm; EG = 10 cm.

Vậy ta viết kết quả vào chỗ chấm như sau:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 10, 11 Ôn tập về hình học và đo lường | Cánh diều

Đoạn thẳng AB dài 11 cm

Đoạn thẳng CD dài 7 cm

Đoạn thẳng EG dài 10 cm

Do 11 cm > 10 cm > 7 cm.

Nên đoạn thẳng dài nhất trong các đoạn thẳng trên là: AB.

b) Đổi 1 dm = 10 cm.

Dùng thước kẻ để vẽ độ dài đoạn thẳng MN.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 10, 11 Ôn tập về hình học và đo lường | Cánh diều

Bài 3: Vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ giờ thích hợp:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 10, 11 Ôn tập về hình học và đo lường | Cánh diều

Lời giải:

a) + Đồng hồ chỉ 7 giờ

Do đó kim giờ chỉ số 7, kim phút chỉ số 12.

+ Đồng hồ chỉ 1 giờ rưỡi

Do đó kim giờ nằm giữa số 1 và 2, kim phút chỉ số 6.

+ Đồng hồ chỉ 12 giờ 15 phút

Do đó kim giờ nằm trong khoảng số 12 và số 1, kim phút chỉ số 3.

b) + Đồng hồ chỉ 14 giờ 30 phút

Do đó kim giờ nằm giữa số 2 và 3, kim phút chỉ số 6.

+ Đồng hồ chỉ 22 giờ

Do đó kim giờ chỉ số 10, kim phút chỉ số 12.

+ Đồng hồ chỉ 16 giờ 15 phút

Do đó kim giờ nằm trong khoảng số 4 và số 5, kim phút chỉ số 3.

Vậy ta vẽ thêm kim phút vào mỗi đồng hồ như sau:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 10, 11 Ôn tập về hình học và đo lường | Cánh diều

Bài 4: Số?

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 10, 11 Ôn tập về hình học và đo lường | Cánh diều

Lời giải:

* Hình 1 có 6 chai nước, mỗi chai đựng 1 lít nước.

Do đó có tất cả: 1 × 6 = 6 (lít nước)

Vậy số cần điền vào ô trống thứ nhất là 6.

* Hình 2 có 8 hộp sữa, mỗi hộp chứa 2 lít sữa.

Do đó có tất cả: 2 × 8 = 16 (lít sữa)

Vậy số cần điền vào ô trống thứ hai là 16.

* Hình 3 có 5 thùng sơn, mỗi thùng có 5 lít sơn

Do đó có tất cả: 5 × 5 = 25 (lít sơn)

Vậy số cần điền vào ô trống thứ ba là 25.

Ta điền số vào ô trống như sau:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 10, 11 Ôn tập về hình học và đo lường | Cánh diều

Bài 5: Quan sát sơ đồ sau rồi viết vào chỗ chấm cho thích hợp:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 10, 11 Ôn tập về hình học và đo lường | Cánh diều

a) Quãng đường từ nhà Nguyên đến nhà Khuê dài hơn quãng đường từ nhà Nguyên đến thư viện …….. m.

b) Theo em, nếu đi từ nhà Ngân đến khu vui chơi thì đi đường nào gần hơn?

Trả lời:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Lời giải:

a) Quãng đường từ nhà Nguyên đến nhà Khuê dài: 968 m.

Quãng đường từ nhà Nguyên đến thư viện dài: 697 m.

Quãng đường từ nhà Nguyên đến nhà Khuê dài hơn quãng đường từ nhà Nguyên đến thư viện số mét là:

968 – 697 = 271(m)

Đáp số: 271 m

b) Quãng đường từ nhà Ngân đến khu vui chơi giải trí có thể đi theo 2 con đường:

Cách 1: Từ nhà Ngân → Trường học → Khu vui chơi giải trí

Cách 2: Từ nhà Ngân → Rạp chiếu phim → Khu vui chơi giải trí

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 10, 11 Ôn tập về hình học và đo lường | Cánh diều

Độ dài quãng đường từ nhà Ngân đến khu vui chơi giải trí theo cách 1 là:

396 + 283 = 679 (m)

Độ dài quãng đường từ nhà Ngân đến khu vui chơi giải trí theo cách 2 là:

386 + 382 = 768 (m)

Vậy quãng đường ngắn nhất từ nhà Ngân đến khu vui chơi giải trí dài 679 m.

Bài tập tự luyện số 4

Bài 1Xem các hình sau rồi chỉ ra những đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối cầu:

Toán lớp 3 Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000 trang 8, 9 | Cánh diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ rồi xác định những đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối cầu.

Lời giải:

- Đồ vật dạng khối hộp chữ nhật: Quyển sổ, hộp giấy lụa, hộp bánh quy

- Đồ vật dạng khối lập phương: Hộp quà, Súc sắc

- Đồ vật dạng khối trụ: Bình nước, hộp cầu lông, hộp hạt điều, đèn pin

- Đồ vật dạng khối cầu: Quả bóng đá, quả bóng tennis.

Bài 2a) Đo rồi đọc tên đoạn thẳng dài nhất trong các đoạn thẳng sau:

Toán lớp 3 Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000 trang 8, 9 | Cánh diều (ảnh 2)

b) Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 1 dm.

Phương pháp giải:

a) Dùng thước kẻ đo độ dài các đoạn thẳng và kết luận đoạn thẳng dài nhất.

b) Đổi 1 dm = 10 cm. Dùng thước kẻ vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 10 cm.

Bài 3Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ:

a) 7 giờ, 1 giờ rưỡi, 12 giờ 15 phút.

b) 14 giờ 30 phút, 22 giờ, 16 giờ 15 phút

Toán lớp 3 Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000 trang 8, 9 | Cánh diều (ảnh 7)

Phương pháp giải:

Dựa vào cách xem giờ, em quay kim đồng hồ để được thời gian theo yêu cầu của đề bài.

Lời giải:

Toán lớp 3 Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000 trang 8, 9 | Cánh diều (ảnh 6)

Bài 4Số?

Toán lớp 3 Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000 trang 8, 9 | Cánh diều (ảnh 5)

Phương pháp giải:

- Để tìm số lít ở mỗi hình 1 ta lấy số lít ở mỗi chai nhân với số số cái chai.

- Làm tương tự để tìm số lít ở các hình còn lại.

Lời giải:

Toán lớp 3 Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000 trang 8, 9 | Cánh diều (ảnh 4)

Bài 5Quan sát sơ đồ sau trả lời các câu hỏi:

Toán lớp 3 Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000 trang 8, 9 | Cánh diều (ảnh 3)

a) Quãng đường từ nhà Nguyên đến nhà Khuê dài hơn quãng đường từ nhà Nguyên đến thư viện bao nhiêu mét?

b) Theo em, nếu đi từ nhà Ngân đến khu vui chơi thì đi đường nào gần hơn?

Phương pháp giải:

a) Quan sát tranh tìm quãng đường từ nhà Nguyên và nhà Khuê đến thư viện rồi trả lời câu hỏi.

b) Tính độ dài quãng đường từ nhà Ngân đến khu vui chơi theo 2 con đường khác nhau rồi so sánh để tìm con đường gần hơn.

Lời giải:

a) Quãng đường từ nhà Nguyên đến nhà Khuê dài hơn quãng đường từ nhà Nguyên đến thư viện là

                 968 – 697 = 271 (m)

b) Quãng đường từ nhà Ngân đến khu vui chơi giải trí (đi qua trường học) là

                 396 + 283 = 679 (m)

Quãng đường từ nhà Ngân đến khu vui chơi giải trí (đi qua rạp chiếu phim) là

                386 + 382 = 768 (m)

Ta có 679 m < 768 m nên quãng đường gần hơn từ nhà Ngân đến khu vui chơi giải trí là đi qua trường học.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!