Kiến thức cần nhớ
Ví dụ: Việt có 6 quả táo. Số táo của Mai gấp 4 lần số táo của Việt. Hỏi Mai có bao nhiêu quả táo?
Muốn gấp một số lên một số lần, ta lấy số đó nhân với số lần
Các dạng bài tập về gấp một số lên một số lần
Dạng 1: Tìm giá trị của một số khi gấp số đó lên nhiều lần
Phương pháp giải:
Bước 1: Tóm tắt đề bài bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Bước 2: Muốn gấp một số lên nhiều lần, ta lấy số đó nhân với số lần.
Bước 3: Trình bày lời giải và kiểm tra kết quả vừa tìm được.
Dạng 2: Gấp một số có chứa đơn vị đo lên nhiều lần
Phương pháp giải:
Bước 1: Thực hiện phép nhân số đã cho với số lần.
Bước 2: Viết lại đơn vị đo ban đầu vào kết quả vừa tìm được.
Dạng 3: Điền số thích hợp vào chỗ trống
Phương pháp giải:
Bước 1: Nhân số cho trước với số lần đã cho.
Bước 2: Điền số vừa tìm được vào ô trống
Bài tập tự luyện
Bài tập tự luyện số 1
Bài 1: Số?
Lời giải:
Khi thêm vào số đã cho 8 đơn vị, thì số đó sẽ tăng lên 8 đơn vị. Vậy em thực hiện phép tính cộng: Số đã cho + 8.
Khi gấp 8 lần số đã cho, thì số đã cho được lấy 8 lần. Vậy em thực hiện phép tính nhân: Số đã cho × 8.
Em điền được các số như sau:
Bài 2: Số?
Lời giải:
Sử dụng kiến thức:
+ Muốn thêm vào số đã cho một số đơn vị ta cộng số đó với số đơn vị.
+ Muốn gấp một số lên một số lần ta lấy số đó nhân với số lần.
Em thực hiện các yêu cầu theo các đường kẻ màu.
+) 7 thêm 5 đơn vị, em thực hiện phép tính: 7 + 5 = 12.
+) 6 thêm 8 đơn vị, em thực hiện phép tính: 6 + 8 = 14.
+) 15 gấp 4 lần, em thực hiện phép tính: 15 × 4 = 60.
Em điền được các số như sau:
Bài 3:
Năm nay con 9 tuổi, tuổi bố gấp 4 lần tuổi con. Hỏi năm nay bố bao nhiêu tuổi?
Lời giải:
Sử dụng kiến thức: Muốn gấp một số lên một số lần, ta lấy số đó nhân với số lần.
Tuổi bố gấp 4 lần tuổi con, muốn tìm tuổi bố, ta lấy tuổi con nhân với 4.
Bài giải
Năm nay bố có số tuổi là:
9 × 4 = 36 (tuổi)
Đáp số: 36 tuổi.
Bài tập tự luyện số 2
Bài 1: Số?
Lời giải:
Muốn gấp một số lên một số lần, ta lấy số đó nhân với số lần.
Muốn thêm vào một số một số đơn vị, ta lấy số đó cộng với số đơn vị thêm vào.
3 × 4 = 12 6 × 5 = 30
3 + 4 = 7 6 + 5 = 11
Em điền được các số như sau:
Bài 2: Đ, S?
Lời giải:
Sử dụng kiến thức:
+ Muốn gấp một số lên một số lần, ta lấy số đó nhân với số lần.
+ Muốn thêm vào một số một số đơn vị, ta lấy số đó cộng với số đơn vị thêm vào.
a) 7 × 9 = 63 7 + 9 = 16
b) 8 + 5 = 13 8 × 5 = 40
c) 16 × 3 = 48 16 × 2 = 32
d) 24 × 3 = 72 24 + 3 = 27
Em điền được như sau:
Bài 3: Trong phòng có 9 cái bàn. Nam muốn xếp mỗi bàn 2 cái ghế. Hỏi Nam cần bao nhiêu cái ghế?
Lời giải:
Bài giải
Nam cần xếp số cái ghế là:
2 × 9 = 18 (cái ghế)
Đáp số: 18 cái ghế.
Bài 4: Tìm đường đi qua mê cung để tới tòa thành theo các phép tính có kết quả bằng 45.
Lời giải:
Em thực hiện các phép tính có trong mê cung:
23 × 2 = 46 15 × 3 = 45 45 + 7 = 52
75 – 20 = 55 16 × 2 = 32 9 × 5 = 45
75 – 45 = 30 75 – 30 = 45
Em thực hiện phép tính và đi qua các con đường như sau:
Bài tập tự luyện số 3
Bài 1: Số?
Lời giải
Khi thêm vào số đã cho 7 đơn vị, ta cộng số đã cho với 7.
Khi gấp số đã cho lên 7 lần, ta nhân số đã cho với 7.
Như vậy, ta được bảng sau:
Bài 2: Nối (theo mẫu).
Lời giải
Ta có:
11 + 8 = 19
11 × 8 = 88
Ta có:
17 + 2 = 19
17 × 2 = 34
Ta có:
24 + 4 = 28
24 × 4 = 96
Ta nối như sau:
Bài 3: Năm nay con 5 tuổi, tuổi bố gấp 7 lần tuổi con. Hỏi năm nay bố bao nhiêu tuổi?
Lời giải
Năm nay, số tuổi của bố là:
5 × 7 = 35 (tuổi)
Đáp số: 35 tuổi.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 62 Bài 4: Có 8 bạn nữ và một số bạn nam tham gia bữa tiệc sinh nhật của Rô-bốt. Biết số bạn nam gấp 3 lần số bạn nữ. Hỏi có bao nhiêu bạn nam tham gia bữa tiệc sinh nhật của Rô-bốt?
Lời giải
Số bạn nam tham gia bữa tiệc sinh nhật của Rô-bốt là:
8 × 3 = 24 (bạn)
Đáp số: 24 bạn.
Bài tập tự luyện số 4
Bài 1: Số?
Lời giải
a) Thêm vào số đã cho 7 đơn vị nghĩa là cộng số đã cho với 7. Như vậy, ta có:
3 + 7 = 10
Ta điền 10.
b) Gấp số đã cho lên 9 lần nghĩa là nhân số đã cho với 9. Như vậy, ta có:
7 × 9 = 63
Ta điền 63.
c) Thêm vào số đã cho 3 đơn vị nghĩa là cộng số đã cho với 3. Như vậy, ta có:
8 + 3 = 11
Ta điền 11.
d) Gấp số đã cho lên 7 lần nghĩa là nhân số đã cho với 7. Như vậy, ta có:
3 × 7 = 21
Ta điền 21.
Bài 2: ?
a) Gấp 6 lên 3 lần thì được 18.
b) Gấp 7 lên 5 lần thì được 30.
c) Thêm 3 đơn vị vào 6 thì được 18.
d) Thêm 5 đơn vị vào 7 thì được 12.
Lời giải
a) Gấp số đã cho lên 3 lần nghĩa là nhân số đã cho với 3. Như vậy, ta có:
6 × 3 = 18
Vậy nhận định "Gấp 6 lên 3 lần thì được 18." đúng.
b) Gấp số đã cho lên 5 lần nghĩa là nhân số đã cho với 5. Như vậy, ta có:
7 × 5 = 35
Vậy nhận định "Gấp 7 lên 5 lần thì được 30." sai.
c) Thêm vào số đã cho 3 đơn vị nghĩa là cộng số đã cho với 3. Như vậy, ta có:
6 + 3 = 9
Vậy nhận định "Thêm 3 đơn vị vào 6 thì được 18." sai.
d) Thêm vào số đã cho 5 đơn vị nghĩa là cộng số đã cho với 5. Như vậy, ta có:
7 + 5 = 12
Vậy nhận định "Thêm 5 đơn vị vào 7 thì được 12." đúng.
Vậy ta điền vào ô trống như sau.
a) Gấp 6 lên 3 lần thì được 18.
b) Gấp 7 lên 5 lần thì được 30.
c) Thêm 3 đơn vị vào 6 thì được 18.
d) Thêm 5 đơn vị vào 7 thì được 12.
Bài 3: Mỗi cái bánh có thể mời 3 bạn ăn chung. Hỏi với 9 cái bánh thì có thể mời bao nhiêu bạn ăn chung?
Lời giải
Với 9 cái bánh thì có thể mời số bạn ăn chung là:
3 × 9 = 27 (cái bánh)
Bài 4: Tô màu các ô ghi phép tính có kết quả bằng 75.
Lời giải
25 × 3 = 75
17 × 5 = 75
57 + 8 = 65
90 – 15 = 75
20 × 4 = 80
15 × 5 = 75
16 × 3 = 48
7 × 5 = 35
Ta được kết quả tô màu như sau: