Kiến thức cần nhớ
1. Diện tích hình chữ nhật
Hình chữ nhật ABCD có:
4 x 3 = 12 (ô vuông)
Diện tích mỗi ô vuông là 1 cm2
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
4 x 3 = 12 (cm2)
Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo)
2. Diện tích hình vuông
Hình vuông ABCD có:
3 x 3 = 9 (ô vuông)
Diện tích mỗi ô vuông là 1 cm2.
Diện tích hình vuông ABCD là:
3 x 3 = 9 (cm2)
Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó
Đối với diện tích hình chữ nhật
Dạng 1: Tính diện tích của hình chữ nhật.
Dạng 2: Tính diện tích của các hình gồm nhiều hình chữ nhật.
Dạng 3: Tìm chiều dài hoặc chiều rộng khi biết diện tích và một cạnh.
Đối với diện tích hình vuông
Dạng 1: Tìm diện tích của hình vuông.
Dạng 2: Toán đố liên quan đến diện tích hình vuông và diện tích hình chữ nhật.
Dạng 3: Tìm chu vi của hình vuông khi biết diện tích của hình vuông đó.
Bài tập tự luyện
Bài tập tự luyện số 1
Bài 1: Số?
Lời giải
Quan sát hình vẽ để tìm độ dài chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật, sau đó áp dụng quy tắc “Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo)”.
Bài 2: Một tấm gỗ hình chữ nhật có chiều rộng 5 cm, chiều dài 15 cm. Tính diện tích tấm gỗ đó.
Lời giải
Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo).
Bài giải
Diện tích tấm gỗ hình chữ nhật là:
15 × 5 = 75 (cm2)
Đáp án: 75 cm2
Bài 3: Bu-ra-ti-nô bẻ miếng sô-cô-la thành bốn miếng nhỏ rồi chia cho bốn bạn như hình vẽ. Hỏi mỗi bạn nhận được miếng sô-cô-la bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
Lời giải
Xác định chiều dài và chiều rộng của mỗi miếng bánh sô-cô-la hình chữ nhật. Sau đó, áp dụng quy tắc “Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo)” để tính diện tích miếng bánh sô-cô-la mỗi bạn nhận được.
+) Miếng bánh sô-cô-la màu vàng có chiều dài 6 cm, chiều rộng 1 cm.
Diện tích miếng bánh sô-cô-la màu vàng là: 6 × 1 = 6 (cm2)
+) Miếng bánh sô-cô-la màu xanh có chiều dài 4 cm, chiều rộng 3 cm.
Diện tích miếng bánh sô-cô-la màu xanh là: 4 × 3 = 12 (cm2)
+) Miếng bánh sô-cô-la màu trắng có chiều dài là 4cm, chiều rộng 2 cm.
Diện tích miếng bánh sô-cô-la màu trắng là: 4 × 2 = 8 (cm2)
+) Miếng bánh sô-cô-la màu tím có chiều dài là 5 cm, chiều rộng là 2 cm.
Diện tích miếng bánh sô-cô-la màu tím là: 5 × 2 = 10 (cm2)
Bài tập tự luyện số 2
Bài 1: Số?
Lời giải
Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4.
Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó.
Bài 2: Có một miếng bánh hình vuông cạnh 8cm.
a) Tính diện tích miếng bánh hình vuông đó.
b) Nếu cắt đi một hình vuông có cạnh 3cm ở góc của miếng bánh thì diện tích phần miếng bánh còn lại là bao nhiêu xăng – ti – mét vuông?
Lời giải
Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó.
a)
Diện tích miếng bánh hình vuông là:
8 × 8 = 64 (cm2)
b)
Để tìm diện tích phần bánh còn lại ta lấy diện tích miếng hình vuông trừ đi diện tích phần bánh bị cắt.
Diện tích phần miếng bánh bị cắt là:
3 × 3 = 9 (cm2)
Diện tích phần miếng bánh còn lại là:
64 – 9 = 55 (cm2)
Đáp số: a) 64 cm2; b) 55 cm2
Bài 3: Ghép bốn tấm bìa trong hình bên thành một hình vuông. Tính diện tích của hình vuông đó.
Lời giải
*) Ghép 4 tấm bìa thành hình vuông như sau:
*) Theo đề bài, ta có: Mỗi cạnh của hình vuông nhỏ dài 2 cm.
Độ dài cạnh hình vuông vừa ghép được là:
2 × 4 = 8 (cm)
Diện tích hình vuông vừa ghép được là:
8 × 8 = 64 (cm2)
Đáp số: 64 cm2
Bài tập tự luyện số 3
Bài 1: Hình H gồm hình vuông ABCD và hình chữ nhật DMNP như hình bên.
a) Tính diện tích hình vuông ABCD và diện tích hình chữ nhật DMNP.
b) Tính diện tích hình H.
Lời giải
Áp dụng kiến thức:
+ Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó.
+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo).
a)
*) Tính diện tích hình vuông ABCD
Hình vuông ABCD có độ cạnh là 7 cm.
Diện tích hình vuông ABCD là:
7 × 7 = 49 (cm2)
*) Tính diện tích hình chữ nhật DMNP
Hình chữ nhật DMNP có chiều dài 20 cm, chiều rộng 9 cm.
Diện tích hình chữ nhật DMNP là:
20 × 9 = 180 (cm2)
b) Vì hình H gồm hình vuông ABCD và hình chữ nhật DMNP nên diện tích hình H bằng tổng diện tích hình vuông ABCD và hình chữ nhật DMNP.
Diện tích hình H là:
49 + 180 = 229 (cm2)
Đáp số:
a) Diện tích hình vuông: 49 cm2; Diện tích hình chữ nhật: 180 cm2;
b) Diện tích hình H: 229 cm2
Bài 2: Ba bác kiến rào đất để trồng nấm. Kiến lửa rào mảnh đất màu đỏ. Kiến gió rào mảnh đất màu xanh. Kiến bọ dọt rào mảnh đất màu nâu.
a) Số?
b) Mảnh đất nào có diện tích lớn nhất?
Lời giải
a)
Mảnh đất hình vuông màu đỏ có độ dài cạnh là 5 cm.
Mảnh đất hình chữ nhật màu xanh có chiều dài 7 cm, chiều rộng 3cm.
Mảnh đất hình chữ nhật màu nâu có chiều dài 6 cm, chiều rộng 4 cm.
Áp dụng công thức tính chu vi, diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, ta điền được như sau:
b)
Quan sát bảng trên, ta được:
Diện tích mảnh đất màu đỏ là 25 cm2.
Diện tích mảnh đất màu xanh là 21 cm2.
Diện tích mảnh đất màu nâu là 24 cm2.
Vì 21 cm2 < 24 cm2 < 25 cm2 nên mảnh đất màu đỏ có diện tích lớn nhất.
Bài 3: Số?
Diện tích tấm bìa hình vuông gấp đôi diện tích tấm bìa màu đỏ.
Diện tích tấm bìa hình vuông là cm2.
Lời giải
Diện tích tấm bìa hình vuông = Diện tích tấm bìa màu đỏ × 2
Do đó, để tìm diện tích tấm bìa hình vuông ta đi tìm diện tích tấm bìa màu đỏ.
Quan sát hình vẽ ta thấy, tấm bìa màu đỏ có chiều dài 6cm và chiều rộng 3 cm.
Bài giải
Diện tích tấm bìa màu đỏ là:
3 × 6 = 18 (cm2)
Diện tích tấm bìa hình vuông là:
18 × 2 = 36 (cm2)
Đáp số: 36 cm2
Bài 4: Số?
Có một tấm kính lớn như hình vẽ bên.
Người ta cắt ra ba tấm kính hình chữ nhật để cắt vào cửa chớp, mỗi tấm có chiều dài 80 cm, chiều rộng 10 cm. Phần kính còn lại có diện tích là cm2.
Lời giải
Diện tích phần kính còn lại = Diện tích tấm kính lớn – Diện tích ba tấm kính hình chữ nhật
Diện tích ba tấm kính hình chữ nhật = Diện tính mỗi tấm kính cắt đi × 3
Mỗi tấm kính cắt đi có chiều dài 80 cm, chiều rộng 10 cm.
Bài giải
Diện tích mỗi tấm kính cắt đi là:
80 × 10 = 800 (cm2)
Diện tích 3 tấm kính cắt là:
800 × 3 = 2400 (cm2)
Diện tích của tấm kính lớn là:
85 × 30 = 2550 (cm2)
Diện tích phần kính còn lại là:
2550 – 2400 = 150 (cm2)
Đáp số: 150 cm2
Bài tập tự luyện số 4
Bài 1:
Hình chữ nhật |
ABCD |
DCEG |
ABEG |
Chiều dài |
9 cm |
||
Chiều rộng |
2 cm |
||
Diện tích |
9 × 2 = 18 (cm2) |
Lời giải:
∙Hình chữ nhật DGEF có: chiều dài: 9 cm; chiều rộng: 5 cm.
Diện tích hình chữ nhật DCEG là:
9 × 5 = 45 (cm2)
∙Hình chữ nhật ABEG có: chiều dài: 9 cm; chiều rộng: 2 + 5 = 7 (cm).
Diện tích hình chữ nhật ABEG là:
9 × 7 = 63 (cm2)
Vậy ta điền được bảng như sau:
Hình chữ nhật |
ABCD |
DCEG |
ABEG |
Chiều dài |
9 cm |
9 cm |
9 cm |
Chiều rộng |
2 cm |
5 cm |
7 cm |
Diện tích |
9 × 2 = 18 (cm2) |
9 × 5 = 45 (cm2) |
9 × 7 = 63 (cm2) |
Bài 2: Một tấm gỗ hình chữ nhật có chiều rộng là 8 cm, chiều dài 17 cm. Tính diện tích tấm gỗ đó.
Lời giải:
Diện tích tấm gỗ hình chữ nhật là:
17 × 8 = 136 (cm2)
Đáp số: 136 cm2.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Bu-ra-ti-nô bẻ miếng kẹo sô-cô-la thành bốn phần rồi chia cho bốn bạn như hình vẽ.
a) Phần kẹo mỗi bạn nhận được là:
Dế mèn: ......... cm2, rô-bốt: ......... cm2, gà: .......... cm2, Bu-ra-ti-nô: ........... cm2.
b) Nếu chia đều thì mỗi bạn nhận được phần kẹo là ......... cm2.
Lời giải:
a) Vì phần kẹo mỗi bạn nhận được tương ứng với số ô vuông là: Dế mèn: 14 ô vuông, rô-bốt: 14 ô vuông, gà: 18 ô vuông, Bu-ra-ti-nô: 18 ô vuông.
Vậy phần kẹo mỗi bạn nhận được là:
Dế mèn: 14 cm2, rô-bốt: 14 cm2, gà: 18 cm2, Bu-ra-ti-nô: 18 cm2.
b) Chia đều miếng kẹo thì mỗi bạn được số kẹo là:
64 : 4 = 16 (miếng)
Vì miếng kẹo sô-cô-la có 64 ô vuông. Chia đều cho 4 bạn, mỗi bạn sẽ nhận được 16 ô vuông.
Vậy nếu chia đều thì mỗi bạn nhận được phần kẹo là 16 cm2.
Bài 4: Tô màu hình chữ nhật có diện tích là 8 cm2.
Lời giải:
Ta có: 8 = 4 × 2 = 8 × 1.
Mà trong hình vuông ở đề bài có độ dài một cạnh bằng 6 ô vuông.
Do đó hình chữ nhật cần tô màu có chiều dài là 4 vuông, chiều rộng là 2 ô vuông.
Vậy ta tô màu hình chữ nhật có diện tích là 8 cm2 như sau:
Bài tập tự luyện số 5
Bài 1: Hoàn thành bảng sau (theo mẫu).
Cạnh hình vuông |
6 cm |
7 cm |
4 cm |
Chu vi hình vuông |
6 × 4 = 24 (cm) |
||
Diện tích hình vuông |
6 × 6 = 36 (cm2) |
Lời giải:
Cạnh hình vuông |
6 cm |
7 cm |
4 cm |
Chu vi hình vuông |
6 × 4 = 24 (cm) |
7 × 4 = 28 (cm) |
4 × 4 = 16 (cm) |
Diện tích hình vuông |
6 × 6 = 36 (cm2) |
7 × 7 = 49 (cm2) |
4 × 4 = 16 (cm2) |
Bài 2: Có một tờ giấy hình vuông cạnh 9 cm.
a) Tính diện tích tờ giấy hình vuông đó.
b) Nếu cắt đi một hình vuông có cạnh 4 cm của tờ giấy đó thì diện tích phần còn lại của tờ giấy là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
Lời giải:
a)Diện tích tờ giấy hình vuông đó là:
9 × 9 = 81 (cm2)
Đáp số: 81 cm2.
b) Diện tích tờ giấy bị cắt đi là:
4 × 4 = 16 (cm2)
Diện tích phần còn lại của tờ giấy là:
81 – 16 = 65 (cm2)
Đáp số: 65 cm2.
Bài 3: Ghép bốn tấm bìa trong hình bên được một hình vuông. Tính diện tích của hình vuông đó.
Lời giải:
Diện tích 1 ô vuông là:
1 × 1 = 1 (cm2)
Hình vuông lớn được ghép bởi số hình vuông nhỏ là:
6 + 6 + 6 + 7 = 25 (ô vuông)
Diện tích hình vuông được ghép bởi các hình là:
25 × 1 = 25 (cm2)
Đáp số: 25 cm2.
Bài 4: Một miếng gỗ hình vuông có cạnh 10 cm. Bác Chiến đục bỏ một hình vuông ở giữa có cạnh 6 cm. Phần gỗ còn lại có diện tích là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
Lời giải:
Diện tích miếng gỗ hình vuông là:
10 × 10 = 100 (cm2)
Diện tích miếng gỗ bị đục là:
6 × 6 = 36 (cm2)
Diện tích phần gỗ còn lại là:
100 – 36 = 64 (cm2)
Đáp số: 64 cm2.