60 bài tập về chu trình sinh địa hóa và sinh quyển (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập về chu trình sinh địa hóa và sinh quyển Sinh học 12. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Sinh học 12, giải bài tập Sinh học 12 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

Kiến thức cần nhớ

TRAO ĐỔI VẬT CHẤT QUA CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

MỘT SỐ CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ

1. Chu trình Cacbon

- Carbon là nguyên tố cần thiết cho mọi sinh vật sống.

- Carbon trong sinh quyển tồn tại ở dạng khí CO2 và carbonat trong đá vôi.

- Một phần C không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường đất, môi trường nước như: than đá, dầu hoả …

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn2. Chu trình Nito

- N chiếm 79% thể tích khí quyển và là 1 khí trơ.

- Thực vật hấp thụ N dưới dạng muối NH4+ (amôn), NO3- (nitrat), NO2- (nitrit).

- Các muối trên được hình thành trong tự nhiên bằng con đường vật lí, hóa học và sinh học

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn3 Chu trình nước

- Nước là thành phần không thể thiếu của cơ thể và chiếm phần lớn khối lượng của cơ thể sinh vật.

- Giữa cơ thể và môi trường luôn xảy ra quá trình trao đổi nước.

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

SINH QUYỂN

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí ở Trái Đất.

- Sinh quyển dày khoảng 20km, bao gồm các lớp đất dày khoảng vài chục mét (địa quyển), lớp không khí cao 6-7km (khí quyển) và lớp nước đại dương sâu tới 10-11km (thuỷ quyển)

- Sinh quyển được chia thành nhiều vùng sinh thái khác nhau, tùy theo các đặc điểm địa lí, khí hậu và sinh vật sống trên đó. Mỗi vùng là một khu sinh học (biom) lớn. Các khu sinh học được phân thành khu trên cạn, nước ngọt và khu sinh học biển.

 

Các dạng bài tập

Câu 1: Chu trình cacbon trong sinh quyển

A.   gắn liền với toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái.

B.    Chỉ liên quan tới một số nhóm loài của hệ sinh thái.

C.    là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái

D.   chỉ liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái.

Đáp án:

Chu trình cacbon trong sinh quyển gắn liền với toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái. Vì cơ bản các chất hữu cơ là hợp chất chứa Cacbon

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Khi nói về chu trình nitơ, có bao nhiêu phát biểu đúng?

1. Vi khuẩn nitrat hóa chuyển hóa NH4+ thành NO2-.

2. Để hạn chế sự thất thoát nitơ trong đất cần có biện pháp làm đất tơi xốp.

3. Lượng nitơ trong đất được tổng hợp nhiều nhất bằng con đường bón phân hóa học.

4. Vi khuẩn nốt sần rễ cây họ đậu chuyển hóa N2 thành NH3 cung cấp cho cây.

5. Nguồn dự trữ nitơ chủ yếu trong khí quyển, một phần trầm tích trong đất, ao, hồ, sông…

A.   2

B.    3

C.    5

D.   4

Đáp án:

Các ý đúng là: (2),(5)

Ý (1) sai vì vi khuẩn nitrat chuyển hóa NH4+ thành NO3-.

Ý (3) sai

Ý (4) sai vì: Vi khuẩn nốt sần rễ cây họ đậu chuyển hóa N2 thành NH4+ cung cấp cho cây.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Khi nói về chu trình sinh địa hóa nitơ, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.   Vi khuẩn phản nitrat hóa có thể phân hủy nitrat (NO3-) thành nitơ phân tử (N2).

B.    Một số loài vi khuẩn, vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ từ không khí.

C.    Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối, như muối amôni (NH4+), nitrat (NO3-).

D.   Động vật có xương sống có thể hấp thu nhiều nguồn nitơ như muối amôni (NH4+).

Đáp án:

Phát biểu không đúng là D

Động vật có xương sống chỉ có khả năng lấy nguồn nito từ dạng NO3- từ trong các sinh vật khác.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrat hóa có vai trò

A.   Chuyển hóa NH4+ thành NO3-

B.    Chuyển hóa N2 thành NH4+

C.    Chuyển hóa NO3- thành NH4+

D.   Chuyển hóa NO2- thành NO3-

Đáp án:

Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrat có vai trò chuyển hóa NO2- thành NO3-

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Trong chu trình sinh địa hóa, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nitơ ở dạng NO3- thành nitơ ở dạng NH4+ là

A.   Thực vật tự dưỡng.  

B.    Động vật đa bào.

C.    Vi khuẩn cố định nitơ trong đất.

D.   Vi khuẩn phản nitrat hóa

Đáp án:

Sinh vật tự dưỡng hấp thu cả NO3- và cả NH4+ nhưng cây chỉ hấp thụ thẳng NH4+ còn NO3- thì phải trải qua giai đoạn chuyển hóa thành NH4+ trong cây thì cây mới hấp thụ được

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Nhóm vi sinh vật nào sau đây không tham gia vào quá trình tổng hợp muối nitơ:

A.   Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu  

B.    Vi khuẩn cộng sinh trong cây bèo hoa dâu

C.    Vi khuẩn sống tự do trong đất và nước

D.   Vi khuẩn sống kí sinh trên rễ cây họ đậu

Đáp án:

Nhóm vi sinh không tham gia vào quá trình tổng hợp muối nitơ là vi khuẩn sống kí sinh trên rễ cây họ đậu

Vi khuẩn sống kí sinh hút nguồn dinh dưỡng từ cây họ đậu, chúng không tổng hợp muối nitơ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Nhóm vi sinh vật nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp muối nitơ:

A.   Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu

B.    Vi khuẩn cộng sinh trong cây bèo hoa dâu

C.    Vi khuẩn sống tự do trong đất và nước

D.   Cả A, B và C

Đáp án:

Nhóm vi sinh vật tham gia vào quá trình tổng hợp muối nitơ: Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu; Vi khuẩn cộng sinh trong cây bèo hoa dâu; Vi khuẩn sống tự do trong đất và nước…    

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Trong chu trình sinh địa hóa có hiện tượng nào sau đây?

A.   Trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật

B.    Trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật

C.    Trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật và sinh vật

D.   Trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật

Đáp án:

Trong chu trình sinh địa hóa, có sự trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Trong chu trình sinh địa hóa, các chất trao đổi ?

A.   ngắt quãng giữa môi trường và sinh vật

B.    tạm thời giữa môi trường và sinh vật

C.    liên tục giữa môi trường và sinh vật

D.   theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật

Đáp án:

Trong chu trình sinh địa hóa, có sự trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Sự trao đổi chất trong chu trình địa hóa các chất bao gồm một số giai đoạn:

1. Vật chất từ cơ thể sinh vật trở lại môi trường

2. Sự trao đổi vật chất qua các bậc dinh dưỡng

3. Vật chất từ môi trường vào cơ thể dinh dưỡng

Trật tự đúng của các giai đoạn trong chu trình sinh địa hóa là?

A.   2 – 1 – 3.

B.    3 – 2 – 1.

C.    3 – 1 – 2.

D.   1 – 2 – 3.

Đáp án:

Sự trao đổi chất trong chu trình địa hóa các chất bao gồm: Vật chất từ môi trường vào cơ thể sinh vật → Sự trao đổi vật chất qua các bậc dinh dưỡng → Vật chất từ cơ thể sinh vật trở lại môi trường.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Một chu trình sinh địa hóa gồm các khâu nào sau đây?

A.   Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước

B.    Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên,phân giải các chất hữu cơ

C.    Tổng hợp các chất,phân giải các chất hữu cơ và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước

D.   Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất , nước

Đáp án:

Một chu trình sinh địa hóa gồm : Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất , nước

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi:

A.   Các chất trong tự nhiên từ môi trường vào quần xã và ngược lại.

B.    Các hợp chất hữu cơ cần thiết cho sự sống trong tự nhiên.

C.    Vật chất giữa các quần thể sinh vật trong một quần xã với nhau.

D.   Vật chất giữa các quần xã sinh vật với nhau.

Đáp án:

Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên từ môi trường vào quần xã và ngược lại.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Chu trình sinh địa hoá là

A.   Chu trình chuyển hoá các chất vô cơ và hữu cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ đó truyền trở lại môi trường.

B.    Chu trình chuyển hoá các chất vô cơ và hữu cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường

C.    C. Chu trình chuyển hoá các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào     cơ thể sinh vật, rồi truyền trở lại môi trường

D.   Chu trình chuyển hoá các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường

Đáp án:

Chu trình sinh địa hoá là chu trình chuyển hoá các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây đúng ?

A.   Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó

B.    Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích

C.    Cacbon đi vào chu trình dinh dưỡng dưới dạng cacbon monoxit (CO)

D.   Toàn bộ cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí

Đáp án:

Phát biểu đúng là B.

A sai.

C sai vì carbon đi vào chu trình dưới dạng carbon dioxit (CO2)

D sai vì: một phần carbon lắng đọng trong các vật chất trong các lớp trầm tích.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Qua chu trình Cacbon, một số học sinh rút ra nhận xét sau:

(1). Cả thực vật và động vật đều thải CO2 vào khí quyển.

(2). Lượng CO2 được thải vào khí quyển tăng cao do hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải…

(3). Khí CO2 trong khí quyển góp phần làm Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai cho Trái đất.

(4). Tất cả cacbon được quần xã sinh vật trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn khép kín.

Tổ hợp những câu nhận xét đúng là:

A.   1, 2 và 3    

B.    2 và 3  

C.    2, 3 và 4  

D.   1, 2, 3 và 4.

Đáp án:

Tổ hợp nhận xét đúng là 1, 2 và 3

4 sai, cacbon trong quần xã tuần hoàn theo vòng tuần hoàn không khép kín, vì một lượng nhỏ  cacbon bị lắng đọng

Đáp án cần chọn là: A

 

Xem thêm các dạng câu hỏi và bài tập liên quan khác:

50 bài tập về đột biến gen (2024) có đáp án chi tiết nhất

50 bài tập về phiên mã và dịch mã (2024) có đáp án chi tiết nhất

50 bài tập về quy luật Menđen: Quy luật phân li (2024) có đáp án chi tiết nhất

60 bài tập về ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen (2024) có đáp án chi tiết nhất

50 bài tập về hệ sinh thái (có đáp án)

60 bài tập về chu trình sinh địa hóa và sinh quyển (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 1)
Trang 1
60 bài tập về chu trình sinh địa hóa và sinh quyển (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 2)
Trang 2
60 bài tập về chu trình sinh địa hóa và sinh quyển (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 3)
Trang 3
60 bài tập về chu trình sinh địa hóa và sinh quyển (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 4)
Trang 4
60 bài tập về chu trình sinh địa hóa và sinh quyển (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 5)
Trang 5
60 bài tập về chu trình sinh địa hóa và sinh quyển (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 6)
Trang 6
60 bài tập về chu trình sinh địa hóa và sinh quyển (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 7)
Trang 7
60 bài tập về chu trình sinh địa hóa và sinh quyển (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 8)
Trang 8
Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!