Kiến thức cần nhớ
1. Số có năm chữ số
Số gồm: 1 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 2 chục và 4 đơn vị
Viết là: 12 324. Đọc là: Mười hai nghìn ba trăm hai mươi tư
2. Số 100 000
Các dạng bài tập về các số có năm chữ số. Số 100 000
Dạng 1: Viết số
Dạng 2: Đọc số
Dạng 3: Điền số theo thứ tự.
Dạng 4: Viết số thành tổng.
Dạng 5: Các số đặc biệt.
Bài tập tự luyện
Bài tập tự luyện số 1
Bài 1: Hoàn thành bảng sau:
Hàng chục nghìn |
Hàng nghìn |
Hàng trăm |
Hàng chục |
Hàng đơn vị |
Viết số |
Đọc số |
5 |
7 |
4 |
6 |
5 |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
90 056 |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
Năm mươi nghìn sáu trăm linh hai |
Lời giải
Đọc và viết số theo thứ tự từ trái sang phải: Lần lượt từ hàng chục, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
Hàng chục nghìn |
Hàng nghìn |
Hàng trăm |
Hàng chục |
Hàng đơn vị |
Viết số |
Đọc số |
5 |
7 |
4 |
6 |
5 |
57 465 |
Năm mươi bảy nghìn bốn trăm sáu mươi lăm |
9 |
0 |
0 |
5 |
6 |
90 056 |
Chín mươi nghìn không trăm năm mươi sáu |
5 |
0 |
6 |
0 |
2 |
50 602 |
Năm mươi nghìn sáu trăm linh hai |
Bài 2: Số?
Lời giải
Em đếm thêm 1 đơn vị theo thứ tự từ trái sang phải, sau đó điền số vào ô trống.
Bài 3: Viết số rồi đọc số, biết số đó gồm:
a) 1 chục nghìn, 5 nghìn, 8 trăm, 2 chục và 6 đơn vị
b) 3 chục nghìn, 2 nghìn, 0 trăm, 4 chục và 3 đơn vị
c) 6 chục nghìn, 6 nghìn, 4 trăm, 0 chục và 1 đơn vị
d) 2 chục nghìn, 7 nghìn, 3 trăm, 4 chục và 0 đơn vị
Lời giải
a) 1 chục nghìn, 5 nghìn, 8 trăm, 2 chục và 6 đơn vị
Viết số: 15 826
Đọc số: Mười lăm nghìn tám trăm hai mươi sáu
b) 3 chục nghìn, 2 nghìn, 0 trăm, 4 chục và 3 đơn vị
Viết số: 32 043
Đọc số: Ba mươi hai nghìn không trăm bốn mươi ba
c) 6 chục nghìn, 6 nghìn, 4 trăm, 0 chục và 1 đơn vị
Viết số: 66 401
Đọc số: Sáu mươi sáu nghìn bốn trăm linh một
d) 2 chục nghìn, 7 nghìn, 3 trăm, 4 chục và 0 đơn vị
Viết số: 27 340
Đọc số: Hai mươi bảy nghìn ba trăm bốn mươi
Bài 4: Chọn số thích hợp với cách đọc:
Lời giải
Em đọc số và nối tương ứng.
Bài tập tự luyện số 2
Bài 1: Chọn số thích hợp với cách đọc:
Lời giải
36 074 đọc là Ba mươi sáu nghìn không trăm bảy mươi tư.
29 145 đọc là Hai mươi chín nghìn một trăm bốn mươi lăm.
80 104 đọc là Tám mươi nghìn một trăm linh tư.
100 000 đọc là Một trăm nghìn.
Em nối như sau:
Bài 2:
a) Số liền trước của số 13 450 là số nào?
b) Số liền sau của số 90 000 là số nào?
c) Số liền trước của số 10 001 là số nào?
d) Số liền sau của số 99 999 là số nào?
Lời giải
Áp dụng kiến thức:
+ Số liền trước của một số thì bé hơn số đó 1 đơn vị.
+ Số liền sau của một số thì lớn hơn số đó 1 đơn vị.
a) Số liền trước của số 13 450 là 13 449.
b) Số liền sau của số 90 000 là 90 001.
c) Số liền trước của số 10 001 là 10 000.
d) Số liền sau của số 99 999 là 100 000.
Bài 3: Số?
Lời giải
Em đếm các số tròn chục nghìn theo chiều tăng dần, bắt đầu từ 10 000.
Em điền như sau:
Bài tập tự luyện số 3
Bài 1: Chọn câu trả lời đúng:
Số nào dưới đây có chữ số hàng chục nghìn là 1?
A. 1 000
B. 100 000
C. 100
D. 10 000
Lời giải
Đáp án đúng là: D
Số 100 000 có chữ số hàng chục nghìn là 0.
Số 10 000 có chữ số hàng chục nghìn là 1.
Bài 2: Số ?
Lời giải
Em xác định hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị của từng số và viết thành tổng.
a) 54 766 = 50 000 + 4 000 + 700 + 60 + 6
Số cần điền vào ô trống là 4 000.
b) 15 000 = 10 000 + 5 000
Số cần điền vào ô trống là 10 000.
c) 37 059 = 30 000 + 7 000 + 50 + 9
Số cần điền vào ô trống là 50.
d) 76 205 = 70 000 + 6 000 + 200 + 5
Số cần điền vào ô trống là 5.
Bài 3: Đ, S?
Trong hội chợ Tết, bác Đức, bác Trí và chú Dũng bốc thăm mã số trúng thưởng. Trong thùng còn lại năm số từ 13 820 đến 13 824. Bác Đức bốc được số 13 824. Như vậy:
a) Bác Trí không thể bốc được số 13 819
b) Chú Dũng chắc chắn bốc được số 13 824
c) Chú Dũng có thể bốc được số 13 822
Lời giải
a) Vì trong thùng còn lại năm số từ 13 820 đến 13 824 nên số 13 819 không còn trong thùng. Do đó, bác Trí không thể bốc được số 13 819.
Em điền Đ vào ô trống.
b) Vì bác Đức bốc được số 13 824 nên chú Dũng không thể bốc được số 13 824.
Em điền S vào ô trống.
c) Vì trong thùng còn lại năm số từ 13 820 đến 13 824 và bác Đức đã bốc được số 13 824 nên chú Dũng có thể bốc được số 13 822.
Em điền Đ vào ô trống.
Bài 4: Người ta đóng số lên các khung xe đạp. Các khung xe đạp đã được đóng số từ 1 đến 99 997. Hỏi ba khung xe tiếp theo sẽ được đóng số nào?
Lời giải
Vì các khung xe đạp đã được đóng số từ 1 đến 99 997 nên ba khung xe tiếp theo là ba số liền sau của số 99 997.
Ba số liền sau của 99 997 là 99 998; 99 999; 100 000.
Vậy ba khung xe tiếp theo được đóng số: 99 998; 99 999; 100 000
Bài tập tự luyện số 4
Bài 1: Chọn cách đọc số thích hợp:
Lời giải
Em đọc các số:
12 456: Mười hai nghìn bốn trăm năm mươi sáu
12 156: Mười hai nghìn một trăm năm mươi sáu
8 999: Tám nghìn chín trăm chín mươi chín
22 015: Hai mươi hai nghìn không trăm mười lăm
Em nối như sau:
Bài 2:
a) Số?
b) Trong các số trên, số nào là số tròn chục nghìn?
Lời giải
a) Đếm thêm 5 000 đơn vị theo chiều từ trái sang phải bắt đầu từ 10 000, em điền được như sau:
b) Các số tròn chục nghìn là: 10 000; 20 000, 30 000
Bài 3: Chọn câu trả lời đúng:
Bạn An đố Mai tìm một số, biết rằng:
- Hàng chục nghìn của số cần tìm là 8.
- Nếu làm tròn số cần tìm đến hàng chục thì chữ số hàng chục của số làm tròn là 6.
- Nếu làm tròn số cần tìm đến hàng trăm thì chữ số hàng trăm của số làm tròn là 4.
Số cần tìm là:
A. 64 301
B. 80 458
C. 82 361
D. 83 405
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Vì số cần tìm có hàng chục nghìn là 8 nên em loại được đáp án A (vì số 64 301 có hàng chục nghìn là 6)
Vì làm tròn số cần tìm đến hàng chục thì chữ số hàng chục của số làm tròn là 6 nên em loại được đáp án D (vì số 83405 làm tròn đến hàng chục ta được số 83410, chữ số hàng chục của số làm tròn là 1).
Vì làm tròn số cần tìm đến hàng trăm thì chữ số hàng trăm của số làm tròn là 4 nên em loại được đáp án B (vì số 80 458 làm tròn đến hàng trăm ta được số 80 500, chữ số hàng trăm của số làm tròn là 5)
Vậy đáp án C là đúng.
Bài tập tự luyện số 5
Bài 1: Hoàn thành bảng sau (theo mẫu).
Lời giải:
Ta hoàn thành bảng trên như sau:
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Lời giải:
Bài 3: Viết số rồi đọc số, biết số đó gồm:
a) 4 chục nghìn, 0 nghìn, 5 trăm, 1 chục và 3 đơn vị.
Viết số: ...................................................................................
Đọc số: ...................................................................................
b) 1 chục nghìn, 5 nghìn, 0 trăm, 3 chục và 0 đơn vị.
Viết số: ...................................................................................
Đọc số: ...................................................................................
c) 8 chục nghìn, 9 nghìn, 2 trăm, 0 chục và 5 đơn vị.
Viết số: ...................................................................................
Đọc số: ...................................................................................
d) 6 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm, 0 chục và 0 đơn vị.
Viết số: ...................................................................................
Đọc số: ...................................................................................
Lời giải:
a) 4 chục nghìn, 0 nghìn, 5 trăm, 1 chục và 3 đơn vị.
Viết số: 40 513
Đọc số: bốn mươi nghìn năm trăm mười ba.
b) 1 chục nghìn, 5 nghìn, 0 trăm, 3 chục và 0 đơn vị.
Viết số: 15 030
Đọc số: mười lăm nghìn không trăm ba mươi.
c) 8 chục nghìn, 9 nghìn, 2 trăm, 0 chục và 5 đơn vị.
Viết số: 89 205
Đọc số: tám mươi chín nghìn hai trăm linh năm.
d) 6 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm, 0 chục và 0 đơn vị.
Viết số: 60 000
Đọc số: sáu mươi nghìn.
Bài 4: Nối số với cách đọc số đó.
Lời giải:
Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Số tròn chục nghìn lớn nhất và bé hơn 50 000 là:
A. 20 000
B. 30 000
C. 40 000
D. 60 000
Lời giải:
Số tròn chục nghìn lớn nhất và bé hơn 50 000 là 40 000.
Ta chọn C.