Kiến thức cần nhớ
1. Làm quen với biểu thức
a) Ví dụ về biểu thức
Tính độ dài các đường gấp khúc ABC và ABCD (như hình vẽ).
5 + 5; 24 - 7; 5 x 2; 8 : 2; 5 x 2 + 8; 18 : 3 - 2; .... là các biểu thức
b) Giá trị của biểu thức
Cho biểu thức: 35 + 8 - 10
- Tính: 35 + 8 - 10 = 43 - 10
= 33
- Giá trị của biểu thức 35 + 8 - 10 là 33.
2. Tính giá trị của biểu thức
- Nếu trong biểu thức có chứa các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, thực hiện các phép tính cộng trừ sau.
- Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
3. Tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc
Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước
Các dạng bài tập về biểu thức số, tính giá trị của biểu thức số
Dạng 1: Tính giá trị của biểu thức đại số
Dạng 2: Tính giá trị của biểu thức khi biết mối quan hệ giữa các biến
Dạng 3: Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức
Bài tập tự luyện
Bài tập tự luyện số 1
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu).
Lời giải:
Ta thực hiện theo mẫu theo thứ tự từ trái sang phải.
a) 27 – 7 + 30 = 20 + 30
= 50
Giá trị của biểu thức 27 – 7 + 30 là 50.
b) 60 + 50 – 20 = 110 – 20
= 90
Giá trị của biểu thức 60 + 50 – 20 là 90.
c) 9 × 4 = 36
Giá trị của biểu thức 9 × 4 là 36.
Bài 2: Chọn số là giá trị của mỗi biểu thức.
Lời giải:
+) Em thực hiện tính giá trị các biểu thức:
• Tính biểu thức A:
32 + 8 – 18 = 40 – 18
= 22
Giá trị của biểu thức A là 22.
• Tính biểu thức B:
6 × 8 = 48
Giá trị của biểu thức B là 48.
• Tính biểu thức C:
80 – 40 + 10 = 40 + 10
= 50
Giá trị của biểu thức C là 50.
• Tính biểu thức D:
45 : 9 + 10 = 5 + 10
= 15
Giá trị của biểu thức D là 15.
+) Em nối như sau:
Bài tập tự luyện số 2
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu).
Lời giải:
+) Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
+) Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia, ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
a) 30 : 5 × 2 = 6 × 2
= 12
b) 24 + 5 × 6 = 24 + 30
= 54
c) 30 – 18 : 3 = 30 – 6
= 24
Bài 2: Chọn số là giá trị của mỗi biểu thức.
Lời giải:
+) Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
+) Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia, ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
*) Tính giá trị các biểu thức có trên mỗi tấm biển:
• Trên tấm biển A:
40 + 20 – 15 = 60 – 15
= 45
• Trên tấm biển B:
56 – 2 × 5 = 56 – 10
= 46
• Trên tấm biển C:
40 + 32 : 4 = 40 + 8
= 48
• Trên tấm biển D:
67 – 15 – 5 = 52 – 5
= 47
Em nối được như sau:
Bài tập tự luyện số 3
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu):
Lời giải:
Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước.
a) 45 : (5 + 4) = 45 : 9
= 5
b) 8 × (11 – 6) = 8 × 5
= 40
c) 42 – (42 – 5) = 42 – 37
= 5
Bài 2: Chọn số là giá trị của mỗi biểu thức.
Lời giải:
Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước.
*) Em thực hiện tính giá trị của biểu thức:
(15 + 5) : 5 = 20 : 5
= 4
32 – (25 + 4) = 32 – 29
= 3
16 + (40 – 16) = 16 + 24
= 40
40 : (11 – 3) = 40 : 8
= 5
*) Em nối như sau:
Bài tập tự luyện số 4
Bài 1: Biểu thức nào có giá trị lớn nhất? Biểu thức nào có giá trị bé nhất?
Lời giải:
Áp dụng kiến thức: Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước.
Ta thực hiện tính giá trị của biểu thức và so sánh.
• Biểu thức A:
5 × (6 – 2) = 5 × 4
= 20
Giá trị của biểu thức A là 20.
• Biểu thức B:
5 × 6 – 2 = 30 – 2
= 28
Giá trị của biểu thức B là 28.
• Biểu thức C:
(16 + 24) : 4 = 40 : 4
= 10
Giá trị của biểu thức C là 10.
• Biểu thức D:
16 + 24 : 4 = 16 + 6
= 22
Giá trị của biểu thức D là 22.
Vì 10 < 20 < 22 < 28 nên biểu thức B có giá trị lớn nhất, biểu thức C có giá trị bé nhất.
Bài 2: Mai có 4 hộp bút màu, Mai cho Mi 2 hộp. Hỏi Mai còn lại bao nhiêu chiếc bút màu? Biết rằng mỗi hộp có 10 chiếc bút màu.
Lời giải:
Em giải bài toán bằng hai bước tính:
- Bước 1: Tính số hộp bút màu Mai còn lại.
- Bước 2: Tính số chiếc bút màu Mai còn lại.
Bài giải
Mai còn lại số hộp bút màu là:
4 – 2 = 2 (hộp)
Mai còn lại số chiếc bút màu là:
10 × 2 = 20 (chiếc bút)
Đáp số: 20 chiếc bút màu.
Bài 3:
a) Cả ba thùng có bao nhiêu lít nước mắm?
b) Tính giá trị của biểu thức.
123 + 80 + 20 207 + 64 + 36
Lời giải:
a) Cả ba thùng có tất cả số lít nước mắm là:
64 + 55 + 45 = 164 (lít)
Cả ba thùng có tất cả 164 lít nước mắm.
b) Em thực hiện tính giá trị các biểu thức: Nhóm hai số có tổng là các các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, sau đó thực hiện phép tính trong ngoặc trước.
123 + 80 + 20 = 123 + (80 + 20)
= 123 + 100
= 223
207 + 64 + 36 = 207 + (64 + 36)
= 207 + 100
= 307
Bài tập tự luyện số 5
Câu 1: Trong các biểu thức sau, biểu thức nào có giá trị bằng 34?
A. 56 + 12 – 30
B. 20 + 48 – 34
C. 40 – 2 + 24
D. 107 – 56 – 24
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có
56 + 12 – 30 = 68 – 30 = 38
20 + 48 – 34 = 68 – 34 = 34
40 – 2 + 24 = 38 + 24 = 62
107 – 56 – 24 = 51 – 24 = 27
Biểu thức có giá trị bằng 34 là 20 + 48 − 34.
Câu 2: Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự.....
A. Từ trái sang phải
B. Từ phải sang trái
C. Từ trên xuống dưới
D. Tùy ý
Đáp án: A
Giải thích:
Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Câu 3: Giá trị của biểu thức 48 : 2 × (12 : 4) là:
A. 69
B. 70
C. 71
D. 72
Đáp án: D
Giải thích:
Ta có:
48 : 2 × (12 : 4)
= 48 : 2 × 3
= 24 × 3
= 72
Vậy giá trị của biểu thức 48 : 2 × (12 : 4) là 72.
Câu 4: So sánh hai biểu thức sau:
12 × 2 và 54 – 30
A. 12 × 2 > 54 – 30
B. 12 × 2 < 54 – 30
C. 12 × 2 = 54 – 30
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có:
12 × 2 = 24 và 54 – 30 = 24
Vậy 12 × 2 = 54 − 30.
Câu 5: Khi ta gấp số 28 lên 3 lần rồi bớt đi 20 thì ta viết được biểu thức nào?
A. 3 + 28 – 20
B. 28 : 3 – 20
C. 28 × 3 – 20
D. 20 – 3 × 28
Đáp án: C
Giải thích:
Khi ta gấp 3 lần số 28 rồi bớt đi 20 thì ta viết được biểu thức 28 × 3 − 20.
Câu 6: Giá trị của biểu thức 900 – 500 − 400 là:
A. 900
B. 0
C. 400
D. 500
Đáp án: B
Giải thích:
900 – 500 − 400
= 400 − 400
= 0
Câu 7: Biểu thức nào có giá trị bằng 525?
A. 725 – 225
B. 200 + 352
C. 300 + 200 + 25
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có:
725 – 225 = 500
200 + 352 = 552
300 + 200 + 25 = 525
Vậy biểu thức 300 + 200 + 25 có giá trị bằng 525.
Câu 8: Giá trị của biểu thức 98 : 2 + 124 là:
A. 170
B. 171
C. 172
D. 173
Đáp án: D
Giải thích:
98 : 2 + 124
= 49 + 124
= 173