60 Bài tập về bảng nhân 7, bảng chia 7 (có đáp án năm 2023) - Toán lớp 3

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập bảng nhân 7, bảng chia 7 Toán lớp 3. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Toán lớp 3, giải bài tập Toán lớp 3 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Kiến thức cần nhớ

Lý thuyết Bảng nhân 7, bảng chia 7 (Kết nối tri thức 2022) hay, chi tiết | Toán lớp 3 (ảnh 1)

Lý thuyết Bảng nhân 7, bảng chia 7 (Kết nối tri thức 2022) hay, chi tiết | Toán lớp 3 (ảnh 2)

Lời giải:

a)

Bài giải

2 đội chơi kéo co có số bạn là:

7 × 2 = 14 (bạn)

                Đáp số: 14 bạn.

b) Em điền được các số như sau:

Toán lớp 3 trang 31, 32 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Các dạng bài tập về bảng nhân 7, bảng chia 7

Dạng 1: Tính nhẩm

Phương pháp giải:

Dựa vào bảng nhân và chia 7 đã học, nhẩm tính các kết quả của phép nhân, chia trong phạm vi 7

Dạng 2: Toán đố

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc và phân tích đề bài, cho giá trị của một số nhóm bằng nhau, yêu cầu tìm giá trị của “mỗi”hoặc “một” nhóm.

Bước 2: Muốn tìm giá trị của một nhóm, ta lấy giá trị của các nhóm chia cho số nhóm.

Bước 3: Trình bày lời giải.

Bước 4: Kiểm tra cách trình bày và kết quả vừa tìm được.

Muốn tìm độ dài một đoạn thẳng thì ta lấy độ dài của cả sợi dây đem chia cho 7

Dạng 3: Giá trị một phần 7

Dạng 4: Tính giá trị biểu thức

Phương pháp giải:

Muốn tính giá trị của biểu thức, ta cần ghi nhớ quy tắc chung:

+ Biểu thức có chứa nhân/chia và cộng trừ thì cần làm phép toán nhân/chia trước, sau đó đến các phép toán cộng/trừ.

+ Biểu thức chỉ có chứa phép nhân và phép chia thì ta thực hiện các phép toán theo thứ tự từ trái sang phải.

Dạng 5: Tìm x

Phương pháp giải:

Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

Dạng 6: So sánh

Phương pháp giải:

Bước 1: Tính giá trị các biểu thức, phép tính.

Bước 2: So sánh và dùng dấu >; < hoặc = thích hợp.

Bài tập tự luyện

Bài tập tự luyện số 1

Bài 1: Số?

Toán lớp 3 trang 31, 32 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Em điền được các số như sau:

Toán lớp 3 trang 31, 32 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 2: Rô-bốt lấy các quả bóng ghi phép tính có kết quả bé hơn 28. Hỏi Rô-bốt lấy được bao nhiêu quả bóng như vậy?

Toán lớp 3 trang 31, 32 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Em thực hiện các phép tính được kết quả như sau:

Toán lớp 3 trang 31, 32 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Các quả bóng có kết quả bé hơn 28 là:

Toán lớp 3 trang 31, 32 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vậy Rô-bốt lấy được 5 quả bóng.

Bài 3: Mỗi tuần lễ có 7 ngày. Bố của Mai đi công tác 4 tuần lễ. Hỏi bố của Mai đi công tác bao nhiêu ngày?

Lời giải:

Bài giải

Bố của Mai đi công tác số ngày là:

7 × 4 = 28 (ngày)

                 Đáp số: 28 ngày.

Bài tập tự luyện số 2

Bài 1: Nêu các số còn thiếu:

Toán lớp 3 trang 31, 32 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

a) Dãy a là kết quả của bảng nhân 7, được viết theo thứ tự tăng dần.

Toán lớp 3 trang 31, 32 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Dãy b là kết quả của bảng nhân 7, được viết theo thứ tự giảm dần.

Toán lớp 3 trang 31, 32 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 2: Số?

a)

Toán lớp 3 trang 31, 32 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

 b)

Toán lớp 3 trang 31, 32 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Sử dụng bảng nhân 7, bảng chia 7.

Em điền được các số như sau:

a)

Toán lớp 3 trang 31, 32 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b)

Toán lớp 3 trang 31, 32 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 3: Có 42 cái cốc xếp đều vào 7 hộp. Hỏi mỗi hộp có mấy cái cốc?

Lời giải:

Bài giải

Mỗi hộp có số cái cốc là:

42 : 7 = 6 (cái)

                        Đáp số: 6 cái cốc.

Bài 4: >, <, = ?

Toán lớp 3 trang 31, 32 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

a) Ta có: 7 × 5 = 35 và 7 × 4 = 28.

Vì 35 > 28  nên 7 × 5 > 7 × 4.

Ta có: 7 × 2 = 14 và 2 × 7 = 14.

Vì 14 = 14 nên 7 × 2 = 2 × 7.

Ta có: 7 × 8 = 56 và 7 × 9 = 63.

Vì 56 < 63 nên 7 × 8 < 7 × 9.

b) Ta có 42 : 7 = 6 và 42 : 6 = 7.

Vì 6 < 7 nên 42 : 7 < 42 : 6.

Ta có 21 : 7 = 3 và 6 : 2 = 3.

Vì 3 = 3 nên 21 : 7 = 6 : 3.

Ta có 56 : 7 = 8 và 49 : 7 = 7.

Vì 8 > 7 nên 56 : 7 > 49 : 7.

Vậy em điền được như sau:

Toán lớp 3 trang 31, 32 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài tập tự luyện số 3

Bài 1Số?

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 28, 29 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Nhẩm lại bảng nhân 7 và bảng chia 7 để điền số thích hợp vào ô trống. Ta điền như sau:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 28, 29 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 28, 29 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Có mấy hạt dẻ ghi phép tính có kết quả bé hơn 35?

A. 4                               

B. 5                               

C. 6                               

D. 7

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Thực hiện tính nhẩm bảng nhân 7 và bảng chia 7 để tìm ra các phép tính có kết quả bé hơn 35.

Ta có: 7 × 4 = 28            7 × 5 = 35             70 : 7 = 10            7 × 7 = 49

 

           7 × 6 = 42            7 × 2 = 14             63 : 7 = 9              7 × 3 = 21

Các phép tính có kết quả bé hơn 35 là:

7 × 4                               70 : 7                              7 × 2                    

63 : 7                              7 × 3

Vậy có 5 hạt dẻ ghi phép tính có kết quả bé hơn 35.

Bài 3: Một lọ cắm 7 bông hoa. Hỏi 6 lọ như vậy cắm bao nhiêu bông hoa?

Bài giải

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải

Tóm tắt

1 lọ: 7 bông hoa

6 lọ: …. bông hoa ? 

Bài giải

6 lọ như vậy cắm số bông hoa là:

7 × 6 = 42 (bông)

Đáp số: 42 bông hoa

Bài 4: Nối hai phép tính có kết quả bằng nhau (theo mẫu).

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 28, 29 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải

Thực hiện tính nhẩm để tìm ra hai phép tính có kết quả bằng nhau.

Ta có:

7 × 5 = 35             42 : 7 = 6              14 : 2 = 7              21 : 7 = 3              28 : 7 = 4

30 : 5 = 6              5 × 7 = 35             24 : 6 = 4              49 : 7 = 7              18 : 6 = 3

Vậy  7 × 5 = 5 × 7 = 35

         42 : 7 = 30 : 5 = 6

         14 : 2 = 49 : 7 = 7

         21 : 7 = 18 : 6 = 3

         28 : 7 = 24 : 6 = 4

Ta nối như sau:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 28, 29 Bài 10: Bảng nhân 7, bảng chia 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài tập tự luyện số 4

Bài 1: Số?

a)

7

14

 

28

 

 

 

 

 

70

b)

70

63

 

49

 

 

 

 

 

7

Lời giải:

Đếm thêm 7 đơn vị hoặc đếm lùi 7 đơn vị để điền số còn thiếu vào ô trống

Ta điền như sau:

a)

7

14

21

28

35

42

49

56

63

70

b)

70

63

56

49

42

35

28

21

14

7

Bài 2: Số?

a)

Thừa số

7

7

7

7

Thừa số

3

6

7

8

Tích

 

 

 

 

b)

Số bị chia

28

35

63

70

Số chia

7

7

7

7

Thương

 

 

 

 

Lời giải

Nhẩm lại bảng nhân 7 và bảng chia 7 để điền số thích hợp vào ô trống.

Ta điền như sau:

a)

Thừa số

7

7

7

7

Thừa số

3

6

7

8

Tích

21

42

49

56

b)

Số bị chia

28

35

63

70

Số chia

7

7

7

7

Thương

4

5

9

10

Bài 3: Một thanh tre dài 49 cm. Rô-bốt cắt thanh tre đó thành 7 đoạn dài bằng nhau

a) Hỏi mỗi đoạn tre dài bao nhiêu xăng – ti – mét?

b) Nếu lấy 4 đoạn tre đó xếp thành một hình vuông thì tổng độ dài các cạnh của hình vuông đó là bao nhiêu xăng – ti – mét ?

Bài giải

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải

a) Mỗi đoạn tre dài là:

49 : 7 = 7 (cm)

b) Nếu lấy 4 đoạn tre đó xếp thành một hình vuông thì tổng độ dài các cạnh của hình vuông đó là:

4 × 4 = 16 (cm)

Đáp số: a) 7 cm    

b) 16 cm.

 Bài 4: >, <, =

a) 7 × 5            7 × 9                

b) 7 × 6            6 × 7                

c) 7 × 4            6 × 4

Lời giải

Tính nhẩm kết quả của từng phép tính và tiến hành so sánh

a) Ta có: 7 × 5 = 35

               7 × 9 = 63

Do 35 < 63 nên 7 × 5 < 7 × 9.

b) Ta có: 7 × 6 = 42

               6 × 7 = 42

Vậy 7 × 6 = 6 × 7.

c) Ta có: 7 × 4 = 28

               6 × 4 = 24

Do 28 > 24 nên 7 × 4 > 6 × 4.

Bài tập tự luyện số 5

Bài 1: Tính nhẩm:

7 × 2 = …….         7 × 1 = ……          7 × 8 = …….         7 × 9 = ……

7 × 6 = ……          7 × 7 = ……          7 × 5 = ……          7 × 10 = ……

7 × 3 = ……          3 × 7 = ……          7 × 4 = ……          7 × 6 = ……

Lời giải

Nhẩm lại bảng nhân 7 để thực hiện các phép tính

7 × 2 = 14              7 × 1 = 7                7 × 8 = 56              7 × 9 = 63

7 × 6 = 42              7 × 7 = 49              7 × 5 = 35              7 × 10 = 70

7 × 3 = 21              3 × 7 = 21              7 × 4 = 28              4 × 7 = 28

Bài 2: Số?

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 22, 23 Bảng nhân 7 - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải

1 tuần có 7 ngày

2 tuần có 2 × 7 = 14 ngày

3 tuần có 3 × 7 = 21 ngày

Thực hiện tương tự, ta điền vào bảng như sau

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 22, 23 Bảng nhân 7 - Cánh diều (ảnh 1)

Bài 3: Viết phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ:

a)

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 22, 23 Bảng nhân 7 - Cánh diều (ảnh 1)

b)

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 22, 23 Bảng nhân 7 - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải

a) Mỗi bánh sinh nhật có 7 cây nến.

4 bánh sinh nhật có:

7 × 4 = 28 (cây nến)

b) Mỗi đĩa có 7 cốc nước.

3 đĩa có: 3 × 7 = 21 (cốc nước)

Vậy ta điền số như sau:

a)

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 22, 23 Bảng nhân 7 - Cánh diều (ảnh 1)

b)

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 22, 23 Bảng nhân 7 - Cánh diều (ảnh 1)

Bài 4: Quay kim trên vòng tròn để chọn một số bất kì. Thực hiện phép nhân 7 với số đó rồi nêu kết quả.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 22, 23 Bảng nhân 7 - Cánh diều (ảnh 1)

Ghi lại các phép tính em vừa thực hiện:

Lời giải

Khi quay kim trên vòng tròn ta có thể thu được các kết cả sau:

7 × 1 = 7

7 × 2 = 14

7 × 3 = 21

7 × 4 = 28

7 × 5 = 35

7 × 6 = 42

7 × 7 = 49

7 × 8 = 56

7 × 9 = 63

7 × 10 = 70

Bài 5:

a) Giải bóng đá nữ của một trường tiểu học có 5 đội tham gia, mỗi đội có 7 cầu thủ. Hỏi toàn trường có tất cả bao nhiêu cầu thủ tham gia giải đấu?

b) Kể một tình huống thực tế sử dụng phép nhân trong bảng nhân 7:

Lời giải

a)

Tóm tắt

1 đội: 7 cầu thủ

5 đội: … cầu thủ

Bài giải

Toàn trường có tất cả số cầu thủ tham gia giải đấu là:

  7 × 5 = 35 (cầu thủ)

Đáp số: 35 cầu thủ

b) Một tình huống thực tế sử dụng phép nhân trong bảng nhân 7.

- 1 tuần lễ có 7 ngày.

Như vậy 4 tuần lễ có:  7 × 4 = 28 (ngày)

- Một chuyến đò chở tối đa được 7 hành khách.

Như vậy 6 chuyến đò chở được tối đa: 7 × 6 = 42 (hành khách)

Bài tập tự luyện số 6

Bài 1: Tính nhẩm:

14 : 7 = ……                             21 : 7 = ……                             56 : 7 = ……

7 : 7 = ……                               42 : 7 = ……                             70 : 7 = ……

35 : 7 = ……                             28 : 7 = ……                             63 : 7 = ……

Lời giải

Dựa vào bảng chia 7 để tính kết quả của phép tính:

14 : 7 = 2                                   21 : 7 = 3                                   56 : 7 = 8

7 : 7 = 1                                     42 : 7 = 6                                   70 : 7 = 10

35 : 7 = 5                                   28 : 7 = 4                                   63 : 7 = 9

Bài 2: Tính:

7 × 2 = ……                              7 × 3 = ……                              7 × 9 = ……

14 : 7 = ……                             21 : 7 = ……                             63 : 7 = ……

14 : 2 = ……                             21 : 3 = ……                             63 : 9 = …… 

Lời giải:

Nhẩm lại bảng nhân 7 và bảng chia 7 để tính kết quả của phép tính:

7 × 2 = 14                                  7 × 3 = 21                                  7 × 9 = 63

14 : 7 = 2                                   21 : 7 = 3                                   63 : 7 = 9

14 : 2 = 7                                   21 : 3 = 7                                   63 : 9 = 7

Bài 3Quan sát tranh, viết các phép tính thích hợp:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 44, 45 Bảng chia 7 - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

Mỗi khay có 7 chiếc bánh, như vậy 6 khay như thế có 42 chiếc bánh.

Ta có phép tính: 7 × 6 = 42.

Từ đó ta viết được phép chia:

42 : 6 = 7

42 : 7 = 6

Ta viết phép tính như sau:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 44, 45 Bảng chia 7 - Cánh diều (ảnh 1)

Bài 4: Tính (theo mẫu):

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 44, 45 Bảng chia 7 - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

- Muốn gấp một số lên một số lần ta lấy số đó nhân với số lần.

- Muốn giảm một số đi một số lần ta chia số đó cho số lần.

a) 7 gấp 9 lần ta được số: 7 × 9 = 63

63 giảm 7 lần, ta được số: 63 : 7 = 9

 

 

Vậy hai số cần điền vào ô trống lần lượt là 63; 9

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 44, 45 Bảng chia 7 - Cánh diều (ảnh 1)

b)

7 gấp 8 lần ta được số: 7 × 8 = 56

56 giảm 7 lần, ta được số: 56 : 7 = 8

Vậy hai số cần điền vào ô trống lần lượt là 56; 8.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 44, 45 Bảng chia 7 - Cánh diều (ảnh 1)

c)

21 giảm 7 lần ta được số:

21 : 7 = 3

3 gấp 6 lần ta được số:

3 × 6 = 18

Vậy hai số cần điền vào ô trống lần lượt là 3; 18.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 44, 45 Bảng chia 7 - Cánh diều (ảnh 1)

Bài 5:

a) Chị Mai đã tham dự một khóa học nấu ăn liên tiếp trong 35 ngày. Hỏi khóa học của chị Mai diễn ra trong mấy tuần lễ? Biết mỗi tuần lễ có 7 ngày.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 44, 45 Bảng chia 7 - Cánh diều (ảnh 1)

b) Kể một tình huống thực tế có sử dụng phép chia trong bảng chia 7.

Lời giải:

a)

 Khóa học của chị Mai diễn ra trong số tuần lễ là:

35 : 7 = 5 (tuần)

Đáp số: 5 tuần lễ

b) Có 21 quả táo, chia đều cho 7 bạn.

Mỗi bạn có: 21 : 7 = 3 (quả táo)

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!