Kiến thức cần nhớ
Các dạng bài tập về bảng nhân 3, bảng chia 3
Dạng bài tập bảng nhân 3
Dạng 1: Thực hiện phép tính 3 nhân với một số
Phương pháp giải:
Em thực hiện các phép cộng với các số hạng đều bằng 3 để tìm giá trị của phép nhân 3 với một số.
Dạng 2: Toán đố
Phương pháp giải:
- Đọc và phân tích đề: Bài toán thường cho giá trị các số giống nhau, yêu cầu tìm giá trị của một số nhóm.
- Tìm cách giải của bài toán: Muốn tìm giá trị của một số nhóm, ta thường lấy giá trị của một số nhóm với số nhóm.
- Trình bày bài toán.
- Kiểm tra lại lời giải và kết quả em vừa tìm được.
Dạng 3: Đếm cách 3
Phương pháp giải:
Em cộng liên tiếp 3 đơn vị để hoàn thiện bảng đếm cách 3.
Dạng bài tập bảng chia 3
Dạng 1: Thực hiện phép tính chia một số cho 3
Phương pháp giải:
- Muốn tính giá trị của phép chia, em cần nhẩm lại bảng chia vừa học hoặc nhẩm theo phép nhân.
Dạng 2: Toán đố
Phương pháp giải:
- Đọc và phân tích đề: Dạng toán cho biết giá trị của nhiều nhóm, số nhóm và biết giá trị mỗi nhóm là như nhau; yêu cầu tìm giá trị của mỗi nhóm.
- Tìm cách giải: Em lấy giá trị của nhiều nhóm đã cho chia cho số nhóm.
- Trình bày bài.
- Kiểm tra lại lời giải của bài toán và mở rộng bài toán (nếu có)
Dạng 3: Điền số thích hợp vào bảng
Phương pháp giải:
Điền vào bảng các giá trị thương còn thiếu bằng cách lấy số bị chia chia cho số chia.
Bài tập tự luyện
Bài tập tự luyện số 1
Bài 1: Số?
Thừa số |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
Thừa số |
2 |
3 |
5 |
7 |
9 |
10 |
Tích |
6 |
? |
? |
? |
? |
? |
Lời giải:
Thừa số |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
Thừa số |
2 |
3 |
5 |
7 |
9 |
10 |
Tích |
6 |
9 |
15 |
21 |
27 |
30 |
Bài 2: Nêu các số còn thiếu
a)
b)
Lời giải:
a) Các số trong dãy là kết quả của bảng nhân 3. Số liền sau hơn số liền trước 3 đơn vị. Em điền được các số như sau:
b) Các số trong dãy là kết quả của bảng nhân 3 nhưng viết theo thứ tự từ lớn đến bé. Số liền sau kém số liền trước 3 đơn vị. Em điền được các số như sau:
Bài 3: Mỗi bàn đấu cờ vua có 3 người, gồm trọng tài và 2 người thi đấu. Hỏi 6 bàn đấu cờ vua như vậy có bao nhiêu người?
Lời giải:
Có 6 bàn đấu cờ vua, mỗi bàn có 3 người. Ta thấy 3 được lấy 6 lần, em thực hiện phép tính nhân: 3 × 6 = 18 (người). Vậy 6 bàn đấu cờ vua như vậy có 18 người.
Bài giải
6 bàn đấu cờ vua như vậy có số người là:
3 × 6 = 18 (người)
Đáp số: 18 người.
Bài tập tự luyện số 2
Bài 1: Số?
Số bị chia |
6 |
12 |
15 |
21 |
24 |
30 |
Số chia |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
Thương |
2 |
? |
? |
? |
? |
? |
Lời giải:
Thương là kết quả của phép tính chia một số cho 3. Em điền được các số như sau:
Số bị chia |
6 |
12 |
15 |
21 |
24 |
30 |
Số chia |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
Thương |
2 |
4 |
5 |
7 |
8 |
10 |
Bài 2: Chọn kết quả cho mỗi phép tính
Lời giải:
Em thực hiện các phép tính trên thân con ong rồi nối với số tương ứng trên cánh hoa.
Em thực hiện các phép tính được kết quả như sau:
3 : 3 = 1 21 : 3 = 7 12 : 3 = 4
24 : 3 = 8 27 : 3 = 9 18 : 3 = 6
Vậy em nối con ong mang phép tính 3: 3 với cánh hoa mang số 1.
Con ong mang phép tính 24 : 3 với cánh hoa mang số 8.
Con ong mang phép tính 21 : 3 với cánh hoa mang số 7.
Con ong mang phép tính 27 : 3 với cánh hoa mang số 9.
Con ong mang phép tính 12 : 3 với cánh hoa mang số 4.
Con ong mang phép tính 18 : 3 với cánh hoa mang số 6.
Em nối được hình như sau:
Bài tập tự luyện số 3
Bài 1: Hai phép tính nào dưới đây có cùng kết quả?
Lời giải:
Em thực hiện các phép tính:
2 × 4 = 8, 12 : 3 = 4, 18 : 3 = 6, 18 : 2 = 9, 5 × 3 = 15,
3 × 2 = 6, 3 × 5 = 15, 24 : 3 = 8, 20 : 5 = 4, 3 × 3 = 9.
Em thấy:
2 × 4 = 24 : 3 (vì cùng có kết quả bằng 8),
12 : 3 = 20 : 5 (vì cùng có kết quả bằng 4),
18 : 3 = 3 × 2 (vì cùng có kết quả bằng 6),
18 : 2 = 3 × 3 (vì cùng có kết quả bằng 9),
5 × 3 = 3 × 5 (vì cùng có kết quả bằng 15).
Khi đó em nối được các phép tính có cùng kết quả như hình vẽ:
Bài 2: Chia đều 30 que tính thành 3 bó. Hỏi mỗi bó có bao nhiêu que tính?
Lời giải:
Thực hiện chia đều 30 que tính thành 3 bó, em có phép tính 30 : 3 = 10. Vậy mỗi bó có 10 que tính.
Bài giải:
Mỗi bó có số que tính là:
30 : 3 = 10 (que tính)
Đáp số: 10 que tính.
Bài tập tự luyện số 4
Bài 1: Số?
× | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
1 | 3 | 5 | 7 | 9 | 10 | 8 | 6 | 4 | 2 | |
3 |
Lời giải:
Nhẩm lại bảng nhân 3 để điền số thích hợp vào ô trống.
Ta điền như sau:
× | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
1 | 3 | 5 | 7 | 9 | 10 | 8 | 6 | 4 | 2 | |
3 | 9 | 15 | 21 | 27 | 30 | 24 | 18 | 12 | 6 |
Bài 2: Số?
a)
3 | 6 | 9 | 18 | 24 | 30 |
b)
30 | 24 | 21 | 12 | 6 | 3 |
Lời giải:
a) Các số cách đều 3 đơn vị, ta cần đếm thêm 3 (bắt đầu từ số 3) để điền số thích hợp vào ô trống.
Vậy ta điền số như sau:
3 | 6 | 9 | 12 | 15 | 18 | 21 | 24 | 27 | 30 |
b) Các số cách đều 3 đơn vị, ta cần trừ đi 3 (bắt đầu từ số 30) để điền số thích hợp vào ô trống.
Vậy ta điền số như sau:
30 | 27 | 24 | 21 | 18 | 15 | 12 | 9 | 6 | 3 |
Bài 3: Rô – bốt làm những chiếc khung hình tam giác bằng nan tre, mỗi khung cần 3 nan tre. Hỏi để làm 8 khung như vậy, Rô – bốt cần bao nhiêu nan tre?
Bài giải
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Lời giải:
Tóm tắt:
1 khung: 3 nan tre
8 khung: … nan tre?
Bài giải
Để làm 8 khung như vậy, Rô – bốt cần số nan tre là:
3 × 8 = 24 (nan tre)
Đáp số: 24 nan tre
Bài 4: Điền dấu >, <, = thích hợp.
a) 3 × 5 5 × 3
b) 3 × 8 3 × 9
c) 3 × 7 3 × 6
Lời giải:
Thực hiện tính giá trị hai biểu thức ở hai vế và so sánh.
a) Ta có: 3 × 5 = 15; 5 × 3 = 15.
Ta thấy 3 × 5 = 5 × 3 = 15.
b) Ta có: 3 × 8 = 24; 3 × 9 = 27.
Do 24 < 27 nên 3 × 8 < 3 × 9.
c) Ta có: 3 × 7 = 21; 3 × 6 = 18.
Do 21 > 18 nên 3 × 7 > 3 × 6.
Vậy ta điền số như sau:
a) 3 × 5 5 × 3
b) 3 × 8 3 × 9
c) 3 × 7 3 × 6
Bài tập tự luyện số 5
Bài 1: Số?
: | 3 | 9 | 21 | 6 | 15 | 18 | 12 | 30 | 24 | 27 |
3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | |
1 |
Lời giải:
Nhẩm lại bảng chia 3 để điền số thích hợp vào ô trống
: | 3 | 9 | 21 | 6 | 15 | 18 | 12 | 30 | 24 | 27 |
3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | |
1 | 3 | 7 | 2 | 5 | 6 | 4 | 10 | 8 | 9 |
Bài 2: Nối (theo mẫu)
Lời giải:
Thực hiện phép tính và nối với kết quả tương ứng.
Ta có: 21 : 3 = 7.
Khi đó ta nối biểu thức 21 : 3 với số 7.
Thực hiện tương tự với các biểu thức còn lại:
15 : 3 = 5
6 : 3 = 2
24 : 3 = 8
18 : 3 = 6
30 : 3 = 10
Ta nối như sau:
Bài 3: Nối hai phép tính có cùng kết quả (theo mẫu).
Lời giải:
Thực hiện tính giá trị của các phép tính và tìm hai phép tính có cùng kết quả.
Ta có: 27 : 3 = 3 × 3 = 9
3 × 2 = 18 : 3 = 6
24 : 3 = 2 × 4 = 8
30 : 3 = 5 × 2 = 10
10 : 5 = 6 : 3 = 2
Vậy ta nối như sau:
Bài 4: Một lớp học võ dân tộc có 30 bạn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 bạn. Hỏi lớp học đó được chia thành bao nhiêu nhóm như vậy?
Bài giải
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Lời giải:
Lớp học đó được chia thành số nhóm là:
30 : 3 = 10 (nhóm)
Đáp số: 10 nhóm