60 bài tập về bảng nhân 2; 5, bảng chia 2; 5 (có đáp án năm 2023) - Toán lớp 3

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập bảng nhân 2; 5, bảng chia 2; 5 Toán lớp 3. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Toán lớp 3, giải bài tập Toán lớp 3 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Kiến thức cần nhớ

Lập và ghi nhớ bảng nhân 2 ,chia 2

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Lập và ghi nhớ bảng nhân 5 ,chia 5

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Các dạng bài tập về bảng nhân 2; 5, bảng chia 2; 5

Dạng 1: Tính

Phương pháp giải:

- Muốn tính giá trị của phép chia, em cần nhẩm lại bảng chia vừa học hoặc nhẩm theo phép nhân.

Dạng 2: Toán đố

Phương pháp giải:

- Đọc và phân tích đề: Dạng toán cho biết giá trị của nhiều nhóm, số nhóm, biết giá trị mỗi nhóm là như nhau, yêu cầu tìm giá trị của mỗi nhóm.

- Tìm cách giải: Em lấy giá trị của nhiều nhóm đã cho chia cho số nhóm.

- Trình bày bài.

- Kiểm tra lại lời giải của bài toán và mở rộng bài toán (nếu có)

Dạng 3: Thực hiện phép tính nhân,chia với một số

Bài tập tự luyện

Bài tập tự luyện số 1

Bài 1: Số?

a)

Toán lớp 3 trang 14, 15 Bài 4: Ôn tập bảng nhân 2; 5, Bảng chia 2; 5 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b)

Toán lớp 3 trang 14, 15 Bài 4: Ôn tập bảng nhân 2; 5, Bảng chia 2; 5 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

a) Em nhớ lại bảng nhân 2 và điền thật nhanh kết quả vào bảng trên nhé.

Lưu ý: Trong bảng nhân 2, kết quả liền sau hơn kết quả liền trước 2 đơn vị.

Em điền được các số như sau:

Toán lớp 3 trang 14, 15 Bài 4: Ôn tập bảng nhân 2; 5, Bảng chia 2; 5 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Em nhớ bảng chia 2 và điền thật nhanh kết quả vào bảng trên nhé.

Lưu ý: Trong bảng chia 2, thương liền trước kém thương liền sau 1 đơn vị.

Em điền được các số như sau:

Toán lớp 3 trang 14, 15 Bài 4: Ôn tập bảng nhân 2; 5, Bảng chia 2; 5 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 2: Số?

Nêu các số còn thiếu.

Toán lớp 3 trang 14, 15 Bài 4: Ôn tập bảng nhân 2; 5, Bảng chia 2; 5 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

a) Các số trong dãy là kết quả của bảng nhân 2. Em điền được các số như sau:

Toán lớp 3 trang 14, 15 Bài 4: Ôn tập bảng nhân 2; 5, Bảng chia 2; 5 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Các số trong dãy là kết quả của bảng chia 2. Em điền được các số như sau:

Toán lớp 3 trang 14, 15 Bài 4: Ôn tập bảng nhân 2; 5, Bảng chia 2; 5 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 3: Số?

Toán lớp 3 trang 6, 7, 8 Bài 3: Tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Để điền được số trong hình tròn, em thực hiện phép tính: 2 x 6 = 12. Vậy em điền số 12 ở trong hình tròn.

Để điền được số trong hình tam giác, em lấy kết quả vừa tìm được ở trong hình tròn + 9, tức là phép tính: 12 + 9 = 21. Vậy em điền được số 21 ở trong hình tam giác.

Em điền được các số như sau:

Toán lớp 3 trang 6, 7, 8 Bài 3: Tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 4Có 18 học sinh ngồi vào các bàn học, mỗi bàn 2 bạn. Hỏi có bao nhiêu bàn học như vậy?

Lời giải:

Muốn biết có bao nhiêu bàn học như vậy, em cần chia 18 học sinh vào các bàn, mỗi bàn có 2 bạn. Em thực hiện phép tính 18 : 2 = 9. Vậy có 9 bàn học như vậy.

Bài giải

Có số bàn học như vậy là:

18 : 2 = 9 (bàn)

                       Đáp số: 9 bàn học.

Bài 5: Trong ngày hội đấu vật đầu xuân có 10 cặp đô vật tham gia thi đấu. Hỏi có bao nhiêu đô vật tham gia thi đấu?

Lời giải:

Có 10 cặp đô vật, mỗi cặp có 2 đô vật. Vậy muốn biết có tất cả bao nhiêu đô vật tham gia thi đấu, em cần tính tổng số đô vật của 10 cặp, 2 được lấy 10 lần. Em thực hiện phép tính 2 × 10 = 20. Vậy có 20 đô vật tham gia thi đấu.

Bài giải

Có số đô vật tham gia thi đấu là:

2 × 10 = 20 (đô vật)

                  Đáp số: 20 đô vật.

Bài tập tự luyện số 2

Bài 1: Số?

a)

Thừa số

5

5

5

5

5

5

5

5

5

5

Thừa số

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Tích

5

10

?

?

?

?

?

?

?

50

b)

 

Số bị chia

50

45

40

35

30

25

20

15

10

5

Số chia

5

5

5

5

5

5

5

5

5

5

Thương

10

9

?

?

?

?

?

?

?

1

 

Lời giải:

a) Trong bảng nhân 5, kết quả liền sau hơn kết quả liền trước 5 đơn vị.

Thừa số

5

5

5

5

5

5

5

5

5

5

Thừa số

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Tích

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

 

b) Trong bảng chia 5, thương liền sau hơn thương liền trước 1 đơn vị.

Số bị chia

50

45

40

35

30

25

20

15

10

5

Số chia

5

5

5

5

5

5

5

5

5

5

Thương

10

9

8

7

6

5

4

3

2

1

Bài 2: Rô- bốt sẽ hái hết những quả bưởi rồi cho vào các sọt (như hình vẽ). Hỏi:

a) Sọt nào sẽ có nhiều bưởi nhất?

b) Sọt nào sẽ có ít bưởi nhất?

Toán lớp 3 trang 14, 15 Bài 4: Ôn tập bảng nhân 2; 5, Bảng chia 2; 5 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Để biết sọt nào có nhiều bưởi nhất, ít bưởi nhất, em thực hiện các phép tính ứng với mỗi quả bưởi. Quả bưởi nào có kết quả là 10, em sẽ cho vào sọt có ghi số 10, tương tự như vậy với các sọt có ghi số 5 và sọt có ghi số 4.

Em thực hiện các phép tính như sau:

5 × 2 = 10              50 : 5 = 10             2 × 5 = 10

5 × 1 = 5                25 : 5 = 5               20 : 5 = 4.

Khi đó sọt ghi số 4 có 1 quả bưởi, sọt ghi số 5 có 2 quả bưởi, sọt ghi số 10 có 3 quả bưởi.

Ta so sánh được: 1 < 2 < 3.

a) Sọt ghi số 10 sẽ có nhiều bưởi nhất.

b) Sọt ghi số 4 sẽ có ít bưởi nhất.

Bài 3: >, <, =?

a) 40 : 5 ?  7

b) 45 : 5 ?  10

c) 5 × 2 ?  50 : 5

Lời giải:

a) 40 : 5 = 8. Vì 8 > 7 nên em điền dấu >.

40 : 5 > 7

b) 45 : 5  = 9. Vì 9 < 10 nên em điền dấu <.

45 : 5 < 10

c) 5 × 2 = 10, 50 : 5 = 10.

Vì 10 = 10 nên em điền dấu =.            

5 × 2 = 50 : 5

Bài 4: Cửa hàng có 50 kg gạo nếp. Người ta chia đều số gạp nếp đó vào 5 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu ki-lô-gam gạo nếp?

Lời giải:

Thực hiện chia đều 50 kg gạo nếp vào 5 túi, tức là em thực hiện phép tính chia 50 : 5 = 10. Vậy mỗi túi có 10 kg.

Bài giải

Mỗi túi có số ki-lô-gam gạo nếp là:

50 : 5 = 10 (kg)

                            Đáp số: 10 kg gạo nếp.

Bài tập tự luyện số 3

Bài 1Nêu phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ:

Toán lớp 3 Mi-li-mét trang 12, 13 | Cánh diều (ảnh 7)

Phương pháp giải:

2 được lấy 1 lần. Ta có phép nhân 2 x 1 = 2

Làm tương tự rồi viết các số còn thiếu vào ô trống.

Lời giải:

Toán lớp 3 Mi-li-mét trang 12, 13 | Cánh diều (ảnh 6)

Bài 2Nêu phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ:

Toán lớp 3 Mi-li-mét trang 12, 13 | Cánh diều (ảnh 5)

Phương pháp giải:

5 được lấy 1 lần. Ta có phép nhân 5 x 1 = 5

Làm tương tự rồi viết các số còn thiếu vào ô trống.

Lời giải:

Toán lớp 3 Mi-li-mét trang 12, 13 | Cánh diều (ảnh 4)

Bài 3Tính nhẩm.

Toán lớp 3 Mi-li-mét trang 12, 13 | Cánh diều (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Tính nhẩm kết quả dựa vào bảng nhân 2 và bảng nhân 5 đã học.

Lời giải:

Toán lớp 3 Mi-li-mét trang 12, 13 | Cánh diều (ảnh 2)

Bài 4Giải bài toán sau (theo mẫu).

Mỗi con gà có 2 chân. Hỏi 8 con gà có tất cả bao nhiêu chân?

Toán lớp 3 Mi-li-mét trang 12, 13 | Cánh diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Số cái chân của 8 con gà = Số chân của mỗi con gà x 8

Lời giải:

Tóm tắt

1 con gà: 2 chân

8 con gà: .... chân?

Bài giải

8 con gà có tất cả số cái chân là

      2 x 8 = 16 (cái chân)

              Đáp số: 16 cái chân

Bài tập tự luyện số 4

Bài 1: Viết phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 14, 15 Ôn tập về phép nhân, bảng nhân 2, bảng nhân 5 | Cánh diều

Lời giải:

Ta điền vào ô trống ở mỗi hình vẽ như sau:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 14, 15 Ôn tập về phép nhân, bảng nhân 2, bảng nhân 5 | Cánh diều

Bài 2: Viết phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 14, 15 Ôn tập về phép nhân, bảng nhân 2, bảng nhân 5 | Cánh diều

Lời giải:

Ta điền vào ô trống ở mỗi hình vẽ như sau:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 14, 15 Ôn tập về phép nhân, bảng nhân 2, bảng nhân 5 | Cánh diều

Bài 3: Tính nhẩm:

2 × 7

2 × 4

5 × 5

5 × 6

2 × 5

2 × 9

5 × 7

5 × 8

2 × 2

2 × 6

5 × 3

5 × 9

Lời giải:

Nhẩm lại bảng nhân 2 và bảng nhân để thực hiẹn phép tính

2 × 7 = 14

2 × 4 = 8

5 × 5 = 25

5 × 6 = 30

2 × 5 = 10

2 × 9 = 18

5 × 7 = 35

5 × 8 = 40

2 × 2 = 4

2 × 6 = 12

5 × 3 = 15

5 × 9 = 45

Bài 4: Giải bài toán (theo mẫu):

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 14, 15 Ôn tập về phép nhân, bảng nhân 2, bảng nhân 5 | Cánh diều (ảnh 1)

Bài toán: Một con gà có 2 chân. Hỏi 8 con gà có tất cả bao nhiêu chân?

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 14, 15 Ôn tập về phép nhân, bảng nhân 2, bảng nhân 5 | Cánh diều

Lời giải:

8 con gà có số chân là:

2 × 8 = 16 (chân)

Đáp số: 16 chân

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!