60 Bài tập cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Hóa học 11. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Hóa học 11, giải bài tập Hóa học 11 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

Kiến thức cần nhớ

Công thức cấu tạo

1. Khái niệm

- Công thức cấu tạo biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết (liên kết đơn, liên kết bội) của các nguyên tử trong phân tử.

2. Các loại công thức cấu tạo

a) Công thức cấu tạo khai triển

- Biểu diễn trên mặt phẳng giấy tất cả các liên kết.

- Thí dụ: Công thức cấu tạo khai triển của rượu etylic (C2H5OH).

Lý thuyết Hóa 11 Bài 22: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

b) Công thức cấu tạo thu gọn

- Các nguyên tử, nhóm nguyên tử cùng liên kết với một nguyên tử cacbon được viết thành một nhóm.

Thí dụ: CH3 – CH2 – OH, CH2 = CH – CH = CH2,…

- Hoặc chỉ biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử cacbon và với nhóm chức.

+ Mỗi đầu một đoạn thẳng hoặc điểm gấp khúc ứng với một nguyên tử cacbon.

+ Không biểu thị số nguyên tử hiđro liên kết với mỗi nguyên tử cacbon.

- Thí dụ:

Lý thuyết Hóa 11 Bài 22: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Hình 1: Một số thí dụ chuyển đổi công thức cấu tạo đầy đủ sang công thức thu gọn

Thuyết cấu tạo hóa học

1. Nội dung

- Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó gọi là cấu tạo hóa học.

⇒ Sự thay đổi thứ tự liên kết đó, tức là thay đổi cấu tạo hóa học, sẽ tạo ra hợp chất khác.

Thí dụ: Công thức phân tử C2H6O có hai công thức cấu tạo ứng với 2 hợp chất sau:

H3C−O−CH3: đimetyl ete, chất khí, không tác dụng với Na.

H3C−CH2−OH: ancol etylic, chất lỏng, tác dụng với Na giải phóng hiđro.

- Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa trị 4. Nguyên tử cacbon không những có thể liên kết với nguyên tử các nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau thành mạch cacbon.

Thí dụ:

Lý thuyết Hóa 11 Bài 22: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

- Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất, số lượng các nguyên tử) và cấu tạo hóa học (thứ tự liên kết các nguyên tử).

Thí dụ:

+ Phụ thuộc thành phần phân tử: CH4 là chất khí dễ cháy, CCl4 là chất lỏng không cháy; CH3Cl là chất khí không có tác dụng gây mê, còn CHCl3 là chất lỏng có tác dụng gây mê.

+ Phụ thuộc cấu tạo hóa học: CH3CH2OH và CH3OCH3 khác nhau cả về tính chất hóa học.

2. Ý nghĩa

- Thuyết cấu tạo hóa học giúp giải thích được hiện tượng đồng đẳng, hiện tượng đồng phân.

Đồng đẳng đồng phân

1. Đồng đẳng

- Đồng đẳng là hiện tượng các chất hữu cơ có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau nhưng thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2.

- Các chất thuộc cùng dãy đồng đẳng hợp thành một dãy đồng đẳng có công thức chung.

Thí dụ: Dãy đồng đẳng của metan: CH4, CH3 – CH3, CH3 – CH2 – CH3,…

⇒ Công thức chung là CnH2n + 2.

2. Đồng phân

- Đồng phân là các chất hữu cơ có cùng công thức phân tử nhưng cấu tạo khác nhau nên tính chất hóa học khác nhau.

- Có hai loại đồng phân chính:

+ Đồng phân cấu tạo gồm: đồng phân mạch cacbon, đồng phân loại nhóm chức, đồng phân vị trí liên kết bội hoặc nhóm chức,…

+ Đồng phân lập thể: đồng phân khác nhau về vị trí không gian của các nhóm nguyên tử.

Lý thuyết Hóa 11 Bài 22: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Hình 2: Đồng phân lập thể của CHCl = CHCl

Liên kết hóa học và cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

- Liên kết thường gặp trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị, gồm liên kết σ và liên kết π.

- Sự tổ hợp của liên kết σ và π tạo thành liên kết đôi hoặc ba (liên kết bội).

1. Liên kết đơn (σ)

- Do 1 cặp electron chung tạo thành, được biểu diễn bằng 1 gạch nối giữa 2 nguyên tử.

- Liên kết σ bền.

Lý thuyết Hóa 11 Bài 22: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Hình 3: Mô hình phân tử metan dạng rỗng a) và dạng đặc b).

2. Liên kết đôi (1 σ và 1 π)

- Do 2 cặp electron chung tạo thành, được biểu diễn bằng 2 gạch nối song song giữa 2 nguyên tử.

- Gồm 1σ bền và 1 π kém bền.

Lý thuyết Hóa 11 Bài 22: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Hình 4: Mô hình phân tử etilen dạng rỗng A và dạng đặc B

3. Liên kết ba (1 σ và 2 π)

- Do 3 cặp electron chung tạo thành, được biểu diễn bằng 3 gạch nối song song giữa 2 nguyên tử.

- Gồm 1σ bền và 2 π kém bền.

Lý thuyết Hóa 11 Bài 22: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Hình 5: Mô hình phân tử axetilen dạng rỗng A và dạng đặc B

 

Các dạng bài tập về cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

Dạng 1: Hiện tượng đồng đẳng

Phương pháp giải

Dựa vào khái niệm đồng đẳng để đánh giá các chất có thuộc cùng dãy đồng đẳng hay không.

Nhận diện được những điểm tương tự nhau trong các công thức cấu tạo cho trước.

Lập được công thức chung của các dãy đồng đẳng theo dữ kiện cho trước với công thức tính độ bất bão hòa trong phân tử:

k=2.nC+2nH+nN2=số + số vòng đơn.

Trong đó: k: độ bất bão hòa của phân tử.

nC,nH,nN số nguyên tử C, H, O trong phân tử.

Dạng 2. Hiện tượng đồng phân

Phương pháp giải

Công thức phân tử hợp chất hữu cơ có dạng: CxHyOzNtx,y,z,tN*.

Bước 1: Tính độ bất bão hòa k của phân tử.

 k=2x+2y+t2

   = số liên kết + số vòng đơn.

Với k = 0 Hợp chất chỉ có liên kết đơn.

Với k = 1 Hợp chất có một liên kết đôi hoặc có một vòng đơn.

Bước 2: Xác định các đồng phân cần viết theo yêu cầu của bài tập.

- Hợp chất thuộc dãy đồng đẳng nào?

- Hợp chất mạch hở hay mạch vòng?

Bước 3: Viết khung mạch cacbon có thể có, từ mạch dài nhất đến mạch ngắn nhất.

Bước 4: Thêm nối đôi, nối ba, nhóm chức vào các vị trí thích hợp trên mạch cacbon.

Điền số nguyên tử H để cacbon đủ hóa trị IV.

 

Bài tập tự luyện

Bài 1: Số công thức tạo mạch có thể có ứng với công thức phân tử C5H10 là

A. 5    B. 5    C. 3    D. 4.

Đáp án: B

Bài tập trắc nghiệm Hóa 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 11

Bài 2: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C3H7Cl là

A. 1    B. 2    C. 3    D. 4.

Đáp án: B

Bài tập trắc nghiệm Hóa 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 11

Bài 3: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C4H9Cl là

A. 5    B. 2    C. 3    D. 4.

Đáp án: D

Bài 4:. Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C3H6Cl2 là

A. 5    B. 2    C. 3    D. 4.

Đáp án: D

Bài 5: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C3H8O là

A. 1    B. 2    C. 3    D. 4.

Đáp án: C
Bài tập trắc nghiệm Hóa 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 11

Bài 6:Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C4H10O là

A. 8    B. 6    C. 7    D. 5.

Đáp án: C

Bài 7: Trong số các chất : C3H8, C3H7Cl, C3H8O và C3H9N ; chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là

A. C3H7Cl   B. C3H8    C. C3H9N    D. C3H8O.

Đáp án: C

Bài 8: Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết có liên kết đơn ?

A. C2H4   B. C2H2    C. C6H6    D. C2H6.

Đáp án: D

Bài 9: Chất nào sau đây trong phân tử có liên kết đôi ?

A. C2H4   B. C2H2    C. C3H8    D. C2H5OH.

Đáp án: A

Bài 10: Chất nào sau đây có phân tử có liên kết ba ?

A. C2H4   B. C2H2    C. CH4    D. CH3OH.

Đáp án: B

Bài 11: Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau ?

A. C2H5OH, CH3OCH3    B. CH3OCH3, CH3CHO.

C. CH3OH, C2H5OH    D. CH3CH2Cl, CH3CH2OH

Đáp án: A

Bài 12: Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau ?

A. CH3OH, CH3OCH3    B. CH3OCH3, CH3CHO.

C. CH3OH, C2H5OH    D. CH3CH2OH, C3H6(OH)2.

Đáp án: C

Bài 13: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C4H10 là

A. 1   B. 2    C. 3    D. 4.

Đáp án: B

Bài 14: Số công thức tạo mạch hở có thể có ứng với công thức phân tử C4H8 là

A. 1   B. 2    C. 3    D. 4.

Đáp án: C

Bài tập trắc nghiệm Hóa 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 11
 
Xem thêm các dạng bài tập và câu hỏi liên quan khác:
60 Bài tập cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 1)
Trang 1
60 Bài tập cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 2)
Trang 2
60 Bài tập cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 3)
Trang 3
60 Bài tập cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 4)
Trang 4
60 Bài tập cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 5)
Trang 5
60 Bài tập cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 6)
Trang 6
60 Bài tập cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 7)
Trang 7
60 Bài tập cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 8)
Trang 8
Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!